Linh
Tiến Khải7/10/2011
{Góp nhặt}
--------------------------------------------------------------------------------
VATICAN - Như đã biết, từ chiều thứ năm vừa
qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bắt đầu đi nghỉ hè tại dinh thự Castel
Gandolfo. Trưa Chúa Nhật 10-7-2011 ngài đã đọc Kinh Truyền Tin với 2.000 tín hữu
trong sân nhà nghỉ mát. Đức Thánh Cha cám ơn các tín hữu đã đến đọc kinh chung
với ngài, Ngài chào dân chúng thành phố Castel Gandolfo thân yêu với lời cầu
chúc mọi người một mùa hè tốt lành.
Nhưng
bài Phúc Âm cũng nhấn mạnh trên ”kiểu” rao giảng
của Chúa Giêsu, nghĩa là việc dùng các dụ ngôn. Các môn đệ hỏi Người: ”Tại sao
Thầy nói với họ bằng dụ ngôn?” (Mt 13,10). Và Chúa Giêsu trả lời bằng cách phân
biệt các ông với dân chúng: cho các môn đệ, tức là những người đã quyết định
theo Người, Người có thể nói về Nước Thiên Chúa một cách công khai, trái lại
cho những người khác Chúa Giêsu loan báo Nước Thiên Chúa bằng các dụ ngôn, để
kích thích sự quyết định và việc hoán cải con tim của họ. Thật thế, tự bản chất
của chúng, các dụ ngôn đòi hỏi một cố gắng giải thích, kêu gọi trí thông minh
cũng như sự tự do. Thánh Gioan Kim Khẩu giải nghĩa rằng: ”Chúa Giêsu đã nói lên
các lời này với chủ ý lôi kéo các người nghe đến với Ngài và mời gọi họ bằng
cách bảo đảm rằng nếu họ hướng tới Ngài, thì Ngài sẽ chữa họ lành” (Comm. al
Vang. di Matt.., 45,1-2).
Và
Đức ThánhCha giải thích thêm như sau: Nói cho cùng, ”Dụ ngôn” đích thật của
Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu và Bản Vị của Người, dấu ẩn trong dấu chỉ của
nhân tính, và đồng thời vén mở cho thấy thiên tinh. Trong cách thế đó Thiên
Chúa không ép buộc chúng ta tin nơi Ngài, mà lôi kéo chúng ta tới với Ngài với
chân lý và lòng lành của Người Con nhập thể của Ngài: thật vậy, tình yêu luôn
tôn trọng sự tự do.
Các
bạn thân mến, ngày mai chúng ta sẽ mừng lễ thánh Biển Đức, Viện Phụ và Bổn Mạng
của Âu châu. Dưới ánh sáng của bài Phúc Âm này, chúng ta hãy nhìn lên thánh
nhân như bậc thầy của việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, một sự lắng nghe sâu đậm
và kiên trì. Chúng ta phải luôn luôn học từ vị Tổ Phụ của phong trào đan tu tây
phương biết dành chỗ nhất cho Thiên Chúa, bằng cách dâng lên Ngài các sinh hoạt
thường ngày của chúng ta với lời cầu nguyện sáng chiều. Xin Đức Trinh Nữ Maria
giúp chúng ta theo gương mẹ, là ”đất tốt”, nơi hạt gống Lời Chúa có thể đem lại
nhiều bông hạt.
Tiếp
đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau
Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Ý,
Pháp,
Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan. Trong tiếng Ý Ngài nhắc cho mọi người biết rằng
Chúa Nhật hôm qua là ”Chúa Nhật của Biển”, nghĩa là Ngày tông đồ trong lãnh vực
biển khơi. Đức Thánh Cha gửi lời chào tới các linh mục tuyên úy và các thiên
nguyên viên hy sinh công sức cho công việc mục vụ cho các người sống về nghề biển,
các người đánh cá, và gia đình họ. Ngài đặc biệt cầu nguyện cho các người bị cướp
biển bắt cóc, và cầu mong họ được đối xử với sự tôn trọng và lòng nhân đạo.
Ngài cũng nhớ tới gia đình và thân nhân của họ, cầu xin cho họ được mạnh mẽ
trong đức tin và không đánh mất niềm hy vọng đoàn tụ với các người thân.
Bằng
tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các ca đoàn nhà thờ Đức Bà Lausanne Thụy Sĩ. Đức
Thánh Cha xin các bậc cha mẹ dậy dỗ con cái biết quan sát thiên nhiên, tôn trọng
và che chở thiên nhiên như món qùa tuyệt diệu giúp cho chúng ta cảm thấy sự cao
cả của Đấng Tạo Hóa.
Chào
tín hữu nói tiếng Anh ngài nhắn nhủ họ trong những ngày hè an bình này hãy quyết
định sống gần Chúa hơn qua lời cầu nguyện, qua việc tham dự bí tích Thánh Thể
và sống bác ái quảng đại.
Đức
Thánh Cha khích lệ các tín hữu nói tiếng Đức luôn nhớ rằng ơn cứu rỗi mà Chúa
Giêsu Kitô trao ban khiến cho họ có trách nhiệm đối với tha nhân và tát cả những
gì Thiên Chúa đã tạo dựng. Và Thiên Chúa muốn chúng ta tự do khỏi lòng ham muốn
của cải và các cột buộc giả dối của trần gian này.
Sau
khi kết thúc buổi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã gặp một phái đoàn quốc tế
thân nhân của những người đang bị cươp biển bắt làm con tin.
God always respects human freedom
Castel
Gandolfo, Italy, Jul 10, 2011 / 12:54 pm (CNA/EWTN News).- God always respects
human freedom and never compels anybody into a relationship with him. That was
the message of Pope Benedict XVI in his midday Angelus address July 10.
“God
does not force us to believe in Him, but draws us to Himself through the truth
and goodness of his incarnate Son. Love, in fact, always respects freedom,”
Pope Benedict said from the balcony of his summer residence at Castel Gandolfo,
15 miles southeast of Rome.
The
Pope based his conclusion upon the story told by Jesus in today’s Gospel
reading: the parable of the sower who plants seed with different degrees of
success.
He
said that for Jesus the parable was “autobiographical” because “it reflects the
experience of Jesus himself and of his preaching” as “different effects are
achieved depending on the kind of reception given to the proclamation.”
Pope
Benedict then attempted to answer the question subsequently raised by the
apostles: why does Jesus speak in parables?
The
Pope said that Jesus makes a distinction between the general crowd and the
apostles.
“To
those who have already decided for him, he can speak openly of the Kingdom of
God” while to others he must speak in metaphor “to stimulate precisely the
decision, the conversion of heart” as the parables “require effort to
interpret, challenging one’s intelligence but also one’s freedom.”
“After
all,” said the Pope, “the real ‘Parable’ of God is Jesus himself, his person,
under the form of his humanity, hiding and yet revealing the same deity.” In
this way “God does not force us to believe in Him, but draws us to himself
through the truth and goodness of his incarnate Son.”
The
Pope then reminded the pilgrims gathered in the papal courtyard at Castel
Gandolfo that tomorrow is the Feast of St. Benedict, Patron of Europe, from
whom we can learn “to give God his rightful place, first place.”
After
the Angelus address and prayer, Pope Benedict turned his comments to those who
earn their living on the seas. July 10 is designated “Sea Sunday” across the
Catholic Church. In particular, the Pope assured his prayers “for seafarers who
unfortunately find themselves seized by pirates.” Estimates say there are
currently around 800 such individuals being held hostage on the seas.
“I
hope they are treated with respect and humanity, and pray for their families so
that they are strong in faith and do not lose hope that they will soon meet
their loved ones.”
No comments:
Post a Comment