Chúa Ba Ngôi trong đời ta.
I. MẠC KHẢI VỀ CHÚA BA NGÔI
Hôm nay chúng ta đi vào mầu nhiệm cao cả nhất trong đạo, là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người không thể nào có thể hiểu hay hình dung được. Trong Cựu ước, dân Do thái chỉ được mạc khải cho biết là chỉ có một Thiên Chúa Giavê độc nhất và chỉ được tôn thờ một mình Ngài :”Hôm nay, các ngươi hãy nhận biết và suy niệm trong lòng rằng trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa chớ không có Chúa nào khác”(Đnl 4,39).
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này ? Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Theo bài Tin mừng hôm nay, trước khi về trời, Đức Giêsu đã tập họp các môn đệ lại ở trên núi để dặn dò một điều sau cùng:”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,18-20).
Đức Giêsu chỉ mạc khải cho chúng ta biết có một Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, còn tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi thế nào thì Ngài dành cho Chúa Thánh Thần, Đấng là hồn sống của Hội thánh sẽ soi sáng và giữ gìn kho tàng đức tin. Bởi vì thánh Luca nhìn lịch sử cứu độ như một viễn cảnh mang chiều kích Ba Ngôi : Thời Cựu ước là kỷ nguyên của Chúa Cha, thời loan báo Tin mừng là kỷ nguyên của Chúa Con, và thời hậu Tin mừng Công vụ Tông đồ ghi lại là kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần.
2. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Cựu ước chưa có mạc khải về Chúa Ba Ngôi. Cựu ước chỉ nhấn mạnh về một đức tin độc thần : Chỉ duy Đức Chúa mới là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và ban ơn cứu độ. Mười điều răn được ban cho dân Israel thì điều răn quan trọng nhất là “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”(x. Xh 20,3).
Trong Thánh lễ hôm nay, Tin mừng Matthêu ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục sinh, mạc khải rõ ràng về mầu nhiệm này :”Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19).
Sách Công vụ Tông đồ của Luca ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô có câu:”Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).
Tin mừng Gioan đã nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi:”Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16).
Còn thánh Phaolô diễn tả mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong thư gửi cho tín hữu Côrintô ở phần chào thăm:”Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”(2Cr 13,13).
Chúng ta chỉ có thể biết được mạc khải về Chúa Ba Ngôi trong những đoạn Kinh thánh nêu trên. Theo đó, Đức Giêsu cho chúng ta biết : Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, nghĩa là Ngài cùng bản tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa, và Ngài với Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết Chúa Thánh Thần là Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi vị riêng biệt chứ không phải là Ba Thiên Chúa. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng nên Ba Ngôi bằng nhau, không Ngôi nào lớn hơn. Trong các kinh cầu đều có câu :”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả” : Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Về công việc của mỗi Ngôi vị, chúng ta được biết khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người, Thiên Chúa xuất hiện như một người Cha. Ngài dùng Lời quyền năng làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3). Ngài còn tiếp tục quan phòng để các tạo vật tồn tại và ngày một tiến hoá. Khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu, để thiết lập Nước Trời. Cuối cùng Ngài đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người. Khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha lại sai Thánh Thần đến tiếp tục chương trình cứu độ, bằng việc ban ơn thánh hoá để giúp loài người nên con Thiên Chúa và nhận được ơn cứu độ của Đức Giêsu (Lm Đan Vinh).
Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm và mãi mãi vẫn là mầu nhiệm. Thánh Augustinô là một bậc tài trí cũng không thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cầm một vỏ hến mà tát cạn đại dương còn dễ hơn là thấu hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cứ tin, cứ yêu đi rồi sẽ hiểu . Dĩ nhiên chĩ hiểu được một phần rất nhỏ theo kiểu loại suy thôi.
Sau khi chấm dứt buổi diễn thuyết chống lại Chúa và các công trình của Ngài, diễn giả mời cử toạ lên diễn đàn, để đặt câu hỏi.
Một người bước lên. Anh này là một người nghiện rượu, vừa mới được cải hóa. Đứng trước thính giả, anh ta lấy từ trong túi ra một trái cam và chậm rải lột vỏ. Chờ mãi, ông diễn giả bực mình bảo anh ta hãy đặt câu hỏi đi. Nhưng, anh ta cứ từ từ làm tiếp cái công việc lột vỏ cam, và không trả lời. Lột vỏ xong, anh ta từ từ ăn cam. Ăn xong, anh ta mới quay về phía diễn giả va øhỏi :
- Ông thấy trái cam có ngọt không ?
Diễn giả gầm lên :
- Đồ khùng ! Làm sao tôi biết được là ngọt hay chua, vì tôi có nếm đâu ?
Lúc ấy, anh chàng thính giả mới nói :
- Thế thì làm sao ông có niềm tin vào Chúa, nếu ông không bao giờ nếm thử Ngài.
(Gm Arthur J. Tonne, Stories for Sermons, tập 13)
III. NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CHÚA BA NGÔI.
Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết một phần nào về Chúa Ba Ngôi, các nhà thần học đã dùng những hình ảnh để diễn tả, dĩ nhiên những hình ảnh này chỉ diễn tả được một phần nào về Chúa Ba Ngôi, còn mầu nhiệm thì vẫn còn là mầu nhiệm, không thể hiểu được.
Thánh Patrick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”, tuy chỉ có một lá nhưng do ba lá nhỏ dính vào nhau.
Thánh Ignace de Loyola thường dùng hình ảnh ba nốt nhạc trong một hợp âm. Tuy ba nốt nhạc khác nhau nhưng cùng làm nên một hợp âm nghe du dương.
Hoặc chúng ta có thể dùng hình ảnh nước để diễn tả : nước có thể ở thể hơi, thể lỏng và thể đặc. Tuy chỉ là nước mà có thể ở được những dạng khác nhau.
Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc, ba cạnh đều nhau.
Thời gian có thể lá quá khứ, hiện tại và tương lai.
Và còn rất nhiều hình ảnh khác mà chúng ta không cần kể ra hết.
IV. CHÚA BA NGÔI TRONG ĐỜI TA.
1. Một dịp nhắc nhở.
Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay là một dịp để chúng ta nhắc lại bí tích Rửa tội. Nhờ phép Rửa, chúng ta được tẩy sạch tội nguyên tổ và tội riêng đã phạm, được ơn thánh hoá, được nhận làm con Chúa, được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ngày lễ nhắc nhở chúng ta hãy trung thành với Chúa, thi hành những điều đã hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma qủi và những việc làm của chúng; đồng thời nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn để ta luôn sống trong tình con thảo đối với Chúa để lúc nào cũng có thể thưa với Ngài :”Abba, Cha ơi”.
Năm 500, vua Clovis và rất nhiều binh sĩ xin được rửa tội qua bàn tay của thánh Rémi tại thành Reims. Trước khi ban phép Rửa tội, thánh nhân tuyên bố với nhà vua của bộ lạc Franc:”Từ đây ông sẽ thờ Đấng mà ông đốt và đốt những cái mà ông thờ”. Và nước phép rửa tội đã chảy trên trán của Clovis và ba ngàn binh sĩ, nhờ công ơn và lời cầu nguyện của bà thành Clotilde, hoàng hậu.
2. Hạnh phúc được làm con Chúa Ba Ngôi.
Nhờ phép Rửa và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần chúng ta được nhận làm con Chúa. Đã là con thì chúng ta được thừa hưởng mọi quyền lợi của kẻ làm con Chúa, nhất là chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh của Chúa. Đấy là một vinh dự lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người chúng ta vì Đức Chúa Cha bởi yêu thương đã dựng nên loài người và tôn lên làm con Ngài để có quyền thừa kế Nước Trời.
Các loài ta thấy trên đời, nếu chúng biết nói, chắc chúng sẽ nói lên sự phen bì với ta, vì Chúa đã biệt đãi loài người phạm tội ; chúng thì không phạm tội, lại luôn theo ý Chúa mà không được Chúa thương bằng con người.
Ông vua kia nuôi một con chim hót rất hay, ông vua yêu nó lắm, mua những thức ăn nó thích nhất, sắm cái lồng vàng. Một ngày kia nghe nó hót líu lô, ông vua say mê, và vì yêu nó quá, nên nghĩ rằng : thôi, ta nhận nó làm con, để ăn gia tài của ta. Ông vua nghĩ thế, người ta cho là yêu đến phát điên. Thực ra, Chúa đã yêu ta đến thế : Thiên Chúa mà nhận con người làm con ! Thật là hạnh phúc quá (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật B, t.2, tr 124).
3. Chúa Ba Ngôi hành động trong ta.
Khi đã trở thành người con Chúa chúng ta được tham dự vào đời sống của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta có Chúa ngự trong mình vì Chúa đã nói:”Ai yêu mến Thầy và tuân giữ các lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến nó, chúng ta sẽ đến ở trong nó và chúng ta sẽ lập cư trong nhà nó”(Ga 14,23).
Thánh Phaolô cũng xác quyết:”Anh em lại không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần của Thiên Chúa ở trong anh em sao”?(1Cr 3,16-17 ; 6,19).
Các thánh đã sống mầu nhiệm này một cách hết sức ân cần và thân mật. Việc Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn đã ghi sâu vào tâm trí các ngài và làm cho các ngài không bao giờ cảm thấy cô đơn lẻ loi. Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói:”Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh, Chúa trở nên tù nhân bị giam hãm trong hồn con”.
Một cuộc thảo luận của nhóm thanh niên diễn ra rất sôi nổi về đề tài Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Họ đã xem lại giáo huấn căn bản : Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, có Ba Ngôi vị, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Rồi họ bàn bạc thêm về vấn nạn Ba Ngôi cùng hành động thế nào, nhưng vấn đề sâu xa, vượt quá hiểu biết của họ, và mấy người hướng về Cha sở đang ngồi ở phía ngoài :
- Thưa cha, cha có thể soi sáng cho chúng con về vấn đề này ?
Cha sở đáp :
- Có lẽ tôi có thể đưa ra chút ánh sáng cho vấn đề. Rồi ngài quay sang một tham dự viên và hỏi :
- Bill, bạn có biết chơi Guitar không ?
Bill nhìn nhận :
- Con chơi được lắm.
Và cha sở tiếp :
- Cây đàn guitar gây ra tiếng nhạc thế nào ? Có ba sự việc liên đới với nhau. Nghệ thuật âm nhạc hay là tâm trí bảo ta điều phải làm, bàn tay thì gảy – dây tạo ra tiếng đàn. Tâm trí không tạo ra tiếng đàn, bàn tay không tạo ra tiếng đàn, nhưng cả hai việc cùng với dây tạo ra tiếng đàn. Cả ba việc cùng làm, dầu rằng việc riêng biệt của dây là tạo ra tiếng đàn. Thiên Chúa Ba Ngôi hành động giống như thế !
Cả nhóm đồng ý rằng : hình ảnh mà cha sở trình bầy đã giúp họ hiểu hơn.
(Gm Arthur Tonne, Bài Giảng TM CN, năm A, tr 75)
4. Thái độ của ta đối với Chúa Ba Ngôi.
Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là Tình yêu”. Ngài là nguồn gốc mọi tình yêu. Ngài san sẻ cho chúng ta tình yêu của Ngài để chúng ta yêu Ngài và yêu thương nhau. Điều răn mến Chúa yêu người phải được thực hiện song song, mà muốn yêu Chúa thì phải yêu người.
a) Yêu thương nhau :
Khi nói đến yêu thì phải nói yêu ai chứ không chỉ nói yêu suông. Mà nếu không yêu ai thì chỉ là yêu mình, một tình yêu vị kỷ bệnh hoạn, giống như tình yêu của anh chàng Narcisse trong thần thoại Hy lạp. Ngày xưa có một anh chàng tên là Narcisse không yêu thương ai hết ngoài chính bản thân anh ta, anh yêu mình đến nỗi một hôm nhìn thấy bóng dáng mình phản chiếu trên mặt nước một cái giếng, anh xúc động quá nhảy tùm xuống giếng để ôm lấy hình ảnh của mình và phải chết đuối. Về sau người ta đặt tên cho chứng bệnh tự yêu thương mình là chứng bệnh Narcisse.
Yêu thương là phải biết hy sinh, phục vụ người khác. Yêu thương là phải biết cho đi, phải biết trao cái mình có nhất là chính bản thân mình vì cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận.
b) Tôn trọng sự hiệp nhất :
Thiên Chúa Ba Ngôi là hình ảnh tuyệt vời của sự hiệp nhất. Chúa Cha yêu thương đã sinh ra Chúa Con và tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đã làm phát sinh ra Chúa Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, trong sự yêu thương và hiệp nhất. Cuộc sống của cộng đoàn cũng cần phải có sự hiệp nhất theo gương Chúa Ba Ngôi để lúc nào cũng vang lên câu Thánh vịnh :
Anh em xum họp một nhà
Bao là tốt đẹp bao là thú vui.
c) Tôn thờ Chúa Ba Ngôi :
Để tỏ lòng yêu mến tôn sùng Chúa Ba Ngôi, ta phải có thái độ trân trọng khi xưng danh Chúa Ba Ngôi như khi đọc kinh Sáng danh hay lúc làm dấu Thánh giá. Chính trong đó ta đang tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi rất thánh. Ngoài ra chúng nên ngh
ĩ ra những cách thích hợp để nhắc ta năng nhớ đên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống.
Thánh Barbara sống vào thế kỷ thứ 3, thời kỳ mà theo đạo tức là ngầm hiểu là bằng lòng tử đạo. Mặc dù thế, bà thánh này đã giữ vững đức tin, để nhiều giờ ăn chay cầu nguyện. Cha của bà tên là Dioscorus, là một người ngoại đạo. Trước khi đi chu du, ông phác họa một đồ án để xây căn nhà mới. Trong phòng Barbara, theo đồ án thì có hai cửa sổ, nhưng vì Barbara có lòng tôn sùng Chúa Ba Ngôi cả trong việc xây nhà, bà nghĩ vì Chúa Ba Ngôi nên tốt hơn phòng bà có ba cửa sổ.
Khi chu du trở về, cha bà thấy có sự thay đổi trong việc xây cất không đúng như đồ án của ông, ông đoán có lý do gì đây. Thánh Barbara thú nhận rằng bà đã theo đạo từ lâu. Cha bà bực tức. Ông không muốn cho vua ngoại đạo làm lôi thôi, nên ông đã đem con đi xử. Bà bị kết án chém đầu. Để tự cứu mạng mình và để chứng tỏ cho vua thấy mình trung thành với nhà vua thế nào, chính ông Dioscorus mang bản án đi. Thiên Chúa thịnh nộ vì hành động bất nhân ấy đã cho sét đánh chết Dioscorus tức thì.
Ngày nay, trên những bức ảnh thánh Barbara, chúng ta còn thấy bà cầm cành lá thắng trận tử đạo và ba cửa sổ ở phía sau bà, có ánh sáng mặt trời chiếu qua chói lọi.
(W. Diamond, Đồng cỏ non, tr 96-97).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
I. MẠC KHẢI VỀ CHÚA BA NGÔI
Hôm nay chúng ta đi vào mầu nhiệm cao cả nhất trong đạo, là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người không thể nào có thể hiểu hay hình dung được. Trong Cựu ước, dân Do thái chỉ được mạc khải cho biết là chỉ có một Thiên Chúa Giavê độc nhất và chỉ được tôn thờ một mình Ngài :”Hôm nay, các ngươi hãy nhận biết và suy niệm trong lòng rằng trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa chớ không có Chúa nào khác”(Đnl 4,39).
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này ? Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Theo bài Tin mừng hôm nay, trước khi về trời, Đức Giêsu đã tập họp các môn đệ lại ở trên núi để dặn dò một điều sau cùng:”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,18-20).
Đức Giêsu chỉ mạc khải cho chúng ta biết có một Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, còn tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi thế nào thì Ngài dành cho Chúa Thánh Thần, Đấng là hồn sống của Hội thánh sẽ soi sáng và giữ gìn kho tàng đức tin. Bởi vì thánh Luca nhìn lịch sử cứu độ như một viễn cảnh mang chiều kích Ba Ngôi : Thời Cựu ước là kỷ nguyên của Chúa Cha, thời loan báo Tin mừng là kỷ nguyên của Chúa Con, và thời hậu Tin mừng Công vụ Tông đồ ghi lại là kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần.
2. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Cựu ước chưa có mạc khải về Chúa Ba Ngôi. Cựu ước chỉ nhấn mạnh về một đức tin độc thần : Chỉ duy Đức Chúa mới là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và ban ơn cứu độ. Mười điều răn được ban cho dân Israel thì điều răn quan trọng nhất là “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”(x. Xh 20,3).
Trong Thánh lễ hôm nay, Tin mừng Matthêu ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục sinh, mạc khải rõ ràng về mầu nhiệm này :”Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19).
Sách Công vụ Tông đồ của Luca ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô có câu:”Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).
Tin mừng Gioan đã nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi:”Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16).
Còn thánh Phaolô diễn tả mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong thư gửi cho tín hữu Côrintô ở phần chào thăm:”Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”(2Cr 13,13).
Chúng ta chỉ có thể biết được mạc khải về Chúa Ba Ngôi trong những đoạn Kinh thánh nêu trên. Theo đó, Đức Giêsu cho chúng ta biết : Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, nghĩa là Ngài cùng bản tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa, và Ngài với Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết Chúa Thánh Thần là Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi vị riêng biệt chứ không phải là Ba Thiên Chúa. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng nên Ba Ngôi bằng nhau, không Ngôi nào lớn hơn. Trong các kinh cầu đều có câu :”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả” : Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Về công việc của mỗi Ngôi vị, chúng ta được biết khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người, Thiên Chúa xuất hiện như một người Cha. Ngài dùng Lời quyền năng làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3). Ngài còn tiếp tục quan phòng để các tạo vật tồn tại và ngày một tiến hoá. Khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu, để thiết lập Nước Trời. Cuối cùng Ngài đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người. Khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha lại sai Thánh Thần đến tiếp tục chương trình cứu độ, bằng việc ban ơn thánh hoá để giúp loài người nên con Thiên Chúa và nhận được ơn cứu độ của Đức Giêsu (Lm Đan Vinh).
Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm và mãi mãi vẫn là mầu nhiệm. Thánh Augustinô là một bậc tài trí cũng không thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cầm một vỏ hến mà tát cạn đại dương còn dễ hơn là thấu hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cứ tin, cứ yêu đi rồi sẽ hiểu . Dĩ nhiên chĩ hiểu được một phần rất nhỏ theo kiểu loại suy thôi.
Truyện : Cứ nếm thử mà xem.
Sau khi chấm dứt buổi diễn thuyết chống lại Chúa và các công trình của Ngài, diễn giả mời cử toạ lên diễn đàn, để đặt câu hỏi.
Một người bước lên. Anh này là một người nghiện rượu, vừa mới được cải hóa. Đứng trước thính giả, anh ta lấy từ trong túi ra một trái cam và chậm rải lột vỏ. Chờ mãi, ông diễn giả bực mình bảo anh ta hãy đặt câu hỏi đi. Nhưng, anh ta cứ từ từ làm tiếp cái công việc lột vỏ cam, và không trả lời. Lột vỏ xong, anh ta từ từ ăn cam. Ăn xong, anh ta mới quay về phía diễn giả va øhỏi :
- Ông thấy trái cam có ngọt không ?
Diễn giả gầm lên :
- Đồ khùng ! Làm sao tôi biết được là ngọt hay chua, vì tôi có nếm đâu ?
Lúc ấy, anh chàng thính giả mới nói :
- Thế thì làm sao ông có niềm tin vào Chúa, nếu ông không bao giờ nếm thử Ngài.
(Gm Arthur J. Tonne, Stories for Sermons, tập 13)
III. NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CHÚA BA NGÔI.
Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết một phần nào về Chúa Ba Ngôi, các nhà thần học đã dùng những hình ảnh để diễn tả, dĩ nhiên những hình ảnh này chỉ diễn tả được một phần nào về Chúa Ba Ngôi, còn mầu nhiệm thì vẫn còn là mầu nhiệm, không thể hiểu được.
Thánh Patrick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”, tuy chỉ có một lá nhưng do ba lá nhỏ dính vào nhau.
Thánh Ignace de Loyola thường dùng hình ảnh ba nốt nhạc trong một hợp âm. Tuy ba nốt nhạc khác nhau nhưng cùng làm nên một hợp âm nghe du dương.
Hoặc chúng ta có thể dùng hình ảnh nước để diễn tả : nước có thể ở thể hơi, thể lỏng và thể đặc. Tuy chỉ là nước mà có thể ở được những dạng khác nhau.
Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc, ba cạnh đều nhau.
Thời gian có thể lá quá khứ, hiện tại và tương lai.
Và còn rất nhiều hình ảnh khác mà chúng ta không cần kể ra hết.
IV. CHÚA BA NGÔI TRONG ĐỜI TA.
1. Một dịp nhắc nhở.
Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay là một dịp để chúng ta nhắc lại bí tích Rửa tội. Nhờ phép Rửa, chúng ta được tẩy sạch tội nguyên tổ và tội riêng đã phạm, được ơn thánh hoá, được nhận làm con Chúa, được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ngày lễ nhắc nhở chúng ta hãy trung thành với Chúa, thi hành những điều đã hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma qủi và những việc làm của chúng; đồng thời nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn để ta luôn sống trong tình con thảo đối với Chúa để lúc nào cũng có thể thưa với Ngài :”Abba, Cha ơi”.
Năm 500, vua Clovis và rất nhiều binh sĩ xin được rửa tội qua bàn tay của thánh Rémi tại thành Reims. Trước khi ban phép Rửa tội, thánh nhân tuyên bố với nhà vua của bộ lạc Franc:”Từ đây ông sẽ thờ Đấng mà ông đốt và đốt những cái mà ông thờ”. Và nước phép rửa tội đã chảy trên trán của Clovis và ba ngàn binh sĩ, nhờ công ơn và lời cầu nguyện của bà thành Clotilde, hoàng hậu.
2. Hạnh phúc được làm con Chúa Ba Ngôi.
Nhờ phép Rửa và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần chúng ta được nhận làm con Chúa. Đã là con thì chúng ta được thừa hưởng mọi quyền lợi của kẻ làm con Chúa, nhất là chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh của Chúa. Đấy là một vinh dự lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người chúng ta vì Đức Chúa Cha bởi yêu thương đã dựng nên loài người và tôn lên làm con Ngài để có quyền thừa kế Nước Trời.
Các loài ta thấy trên đời, nếu chúng biết nói, chắc chúng sẽ nói lên sự phen bì với ta, vì Chúa đã biệt đãi loài người phạm tội ; chúng thì không phạm tội, lại luôn theo ý Chúa mà không được Chúa thương bằng con người.
Ông vua kia nuôi một con chim hót rất hay, ông vua yêu nó lắm, mua những thức ăn nó thích nhất, sắm cái lồng vàng. Một ngày kia nghe nó hót líu lô, ông vua say mê, và vì yêu nó quá, nên nghĩ rằng : thôi, ta nhận nó làm con, để ăn gia tài của ta. Ông vua nghĩ thế, người ta cho là yêu đến phát điên. Thực ra, Chúa đã yêu ta đến thế : Thiên Chúa mà nhận con người làm con ! Thật là hạnh phúc quá (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật B, t.2, tr 124).
3. Chúa Ba Ngôi hành động trong ta.
Khi đã trở thành người con Chúa chúng ta được tham dự vào đời sống của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta có Chúa ngự trong mình vì Chúa đã nói:”Ai yêu mến Thầy và tuân giữ các lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến nó, chúng ta sẽ đến ở trong nó và chúng ta sẽ lập cư trong nhà nó”(Ga 14,23).
Thánh Phaolô cũng xác quyết:”Anh em lại không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần của Thiên Chúa ở trong anh em sao”?(1Cr 3,16-17 ; 6,19).
Các thánh đã sống mầu nhiệm này một cách hết sức ân cần và thân mật. Việc Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn đã ghi sâu vào tâm trí các ngài và làm cho các ngài không bao giờ cảm thấy cô đơn lẻ loi. Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói:”Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh, Chúa trở nên tù nhân bị giam hãm trong hồn con”.
Truyện : Ba Ngôi hành động nơi ta.
Một cuộc thảo luận của nhóm thanh niên diễn ra rất sôi nổi về đề tài Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Họ đã xem lại giáo huấn căn bản : Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, có Ba Ngôi vị, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Rồi họ bàn bạc thêm về vấn nạn Ba Ngôi cùng hành động thế nào, nhưng vấn đề sâu xa, vượt quá hiểu biết của họ, và mấy người hướng về Cha sở đang ngồi ở phía ngoài :
- Thưa cha, cha có thể soi sáng cho chúng con về vấn đề này ?
Cha sở đáp :
- Có lẽ tôi có thể đưa ra chút ánh sáng cho vấn đề. Rồi ngài quay sang một tham dự viên và hỏi :
- Bill, bạn có biết chơi Guitar không ?
Bill nhìn nhận :
- Con chơi được lắm.
Và cha sở tiếp :
- Cây đàn guitar gây ra tiếng nhạc thế nào ? Có ba sự việc liên đới với nhau. Nghệ thuật âm nhạc hay là tâm trí bảo ta điều phải làm, bàn tay thì gảy – dây tạo ra tiếng đàn. Tâm trí không tạo ra tiếng đàn, bàn tay không tạo ra tiếng đàn, nhưng cả hai việc cùng với dây tạo ra tiếng đàn. Cả ba việc cùng làm, dầu rằng việc riêng biệt của dây là tạo ra tiếng đàn. Thiên Chúa Ba Ngôi hành động giống như thế !
Cả nhóm đồng ý rằng : hình ảnh mà cha sở trình bầy đã giúp họ hiểu hơn.
(Gm Arthur Tonne, Bài Giảng TM CN, năm A, tr 75)
4. Thái độ của ta đối với Chúa Ba Ngôi.
Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là Tình yêu”. Ngài là nguồn gốc mọi tình yêu. Ngài san sẻ cho chúng ta tình yêu của Ngài để chúng ta yêu Ngài và yêu thương nhau. Điều răn mến Chúa yêu người phải được thực hiện song song, mà muốn yêu Chúa thì phải yêu người.
a) Yêu thương nhau :
Khi nói đến yêu thì phải nói yêu ai chứ không chỉ nói yêu suông. Mà nếu không yêu ai thì chỉ là yêu mình, một tình yêu vị kỷ bệnh hoạn, giống như tình yêu của anh chàng Narcisse trong thần thoại Hy lạp. Ngày xưa có một anh chàng tên là Narcisse không yêu thương ai hết ngoài chính bản thân anh ta, anh yêu mình đến nỗi một hôm nhìn thấy bóng dáng mình phản chiếu trên mặt nước một cái giếng, anh xúc động quá nhảy tùm xuống giếng để ôm lấy hình ảnh của mình và phải chết đuối. Về sau người ta đặt tên cho chứng bệnh tự yêu thương mình là chứng bệnh Narcisse.
Yêu thương là phải biết hy sinh, phục vụ người khác. Yêu thương là phải biết cho đi, phải biết trao cái mình có nhất là chính bản thân mình vì cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận.
b) Tôn trọng sự hiệp nhất :
Thiên Chúa Ba Ngôi là hình ảnh tuyệt vời của sự hiệp nhất. Chúa Cha yêu thương đã sinh ra Chúa Con và tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đã làm phát sinh ra Chúa Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, trong sự yêu thương và hiệp nhất. Cuộc sống của cộng đoàn cũng cần phải có sự hiệp nhất theo gương Chúa Ba Ngôi để lúc nào cũng vang lên câu Thánh vịnh :
Anh em xum họp một nhà
Bao là tốt đẹp bao là thú vui.
c) Tôn thờ Chúa Ba Ngôi :
Để tỏ lòng yêu mến tôn sùng Chúa Ba Ngôi, ta phải có thái độ trân trọng khi xưng danh Chúa Ba Ngôi như khi đọc kinh Sáng danh hay lúc làm dấu Thánh giá. Chính trong đó ta đang tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi rất thánh. Ngoài ra chúng nên ngh
ĩ ra những cách thích hợp để nhắc ta năng nhớ đên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống.
Thánh Barbara sống vào thế kỷ thứ 3, thời kỳ mà theo đạo tức là ngầm hiểu là bằng lòng tử đạo. Mặc dù thế, bà thánh này đã giữ vững đức tin, để nhiều giờ ăn chay cầu nguyện. Cha của bà tên là Dioscorus, là một người ngoại đạo. Trước khi đi chu du, ông phác họa một đồ án để xây căn nhà mới. Trong phòng Barbara, theo đồ án thì có hai cửa sổ, nhưng vì Barbara có lòng tôn sùng Chúa Ba Ngôi cả trong việc xây nhà, bà nghĩ vì Chúa Ba Ngôi nên tốt hơn phòng bà có ba cửa sổ.
Khi chu du trở về, cha bà thấy có sự thay đổi trong việc xây cất không đúng như đồ án của ông, ông đoán có lý do gì đây. Thánh Barbara thú nhận rằng bà đã theo đạo từ lâu. Cha bà bực tức. Ông không muốn cho vua ngoại đạo làm lôi thôi, nên ông đã đem con đi xử. Bà bị kết án chém đầu. Để tự cứu mạng mình và để chứng tỏ cho vua thấy mình trung thành với nhà vua thế nào, chính ông Dioscorus mang bản án đi. Thiên Chúa thịnh nộ vì hành động bất nhân ấy đã cho sét đánh chết Dioscorus tức thì.
Ngày nay, trên những bức ảnh thánh Barbara, chúng ta còn thấy bà cầm cành lá thắng trận tử đạo và ba cửa sổ ở phía sau bà, có ánh sáng mặt trời chiếu qua chói lọi.
(W. Diamond, Đồng cỏ non, tr 96-97).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
No comments:
Post a Comment