Virtual Catholic Library

Thursday, August 26, 2010

Nhớ những lúc em rỗi em hờn.

VRNs (26.08.2010)lang thang tren net:

 - Úc Đại Lợi - Hai ta chia sẻ nắm cơm cháy vừng.


Nhớ đêm nằm võng ngó trăng,
Đếm ngôi sao sáng lại rằng sáng sao.”

(thơ Diệp Chi)

Lc 14: 1, 7-14
Chia sẻ nắm cơm. Khi em dỗi hờn. Ngồi đếm sao. Khi sao lại sáng. Vẫn là tâm tình của anh. Của em. Của người. Rày vẫn nhớ. Còn nhớ hay chăng, hỡi người người. Hỡi em, và hỡi anh. Nhớ Lời dặn của Đức Chúa, ở trình thuật rất hôm nay.

Trình thuật, nay thánh Luca gợi nhớ dụ ngôn Chúa kể, để khuyên rằng: “Nước Trời giống như bàn tiệc”. Có sẻ chia. Những nắm cơm, vừng cháy. Của dân gian khắp chốn, ở đời người. Một đời, có những ngày mọi người đều sinh hoạt rất đặc biệt. Như Chúa làm.

“Một ngày Sabát kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh Pharisêu để dùng bữa.” (Lc 14: 1) “Đến” ở đây, có thể là dịp để mọi người tỏ bày tình thương, rất huynh đệ. Nhưng, thánh sử lại viết: “Họ cố dò xét Ngài.” Dò xét, không phải để thán phục. Tò mò. Mà, xem Chúa có làm điều xằng bậy, ngày lành thánh. Để, có cớ mà “sửa lưng” Ngài. Và lên án, cả khi Ngài chưa nói đến một điều.
Dự tiệc ngày Sabát, Chúa không sợ nói với con người qua dụ ngôn. Bằng vào dụ ngôn, Ngài nói thẳng với thực khách. Những lời sau, là với chủ nhà. Bằng vào hai dụ ngôn, Ngài mời mọi người để tâm vào điều Ngài sắp nói. Điều ấy, vẫn là bài học để đời cho tất cả. Không chỉ một người.

Dụ ngôn đầu, là về phản ứng của thực khách khi ngồi bàn. Và, thánh sử lại đã ghi: “Ngài thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi.”(Lc 14: 7) Phàm các buổi tiệc tùng ở thị thành, chỗ ngồi là chuyện rất tế nhị. Trọng khinh. Ai quan trọng, đều ngồi gần chủ tiệc. Còn lại, chỉ là những người thân cô thế cô, rất xa vời. Có buổi tiệc, vị chủ mời còn đề tên thực khách trên tấm giấy, đặt ở trước. Ở đó, còn ghi rõ vai vế. Chức vụ. Mới đáng sợ. Ở tiệc cưới, có người còn kỹ hơn. Ít ai được ngồi gần nhà đám. Ngoại trừ người thân. Hoặc, đấng bậc có vai vế, rất quan trọng.

Với Chúa thì khác. Ngài chuyển đổi thứ tự của dân gian, người đời. Và căn dặn: “Anh em đừng chọn cỗ nhất mà ngồi.” Bởi, có thể là anh sẽ bị mời xuống ngồi ở bên dưới. Chốn thấp hèn. Ở nơi đó, sẽ buồn rầu. Chán nản. Với nhiều người, bị mời như thế đồng nghĩa với thiên tai. Cũng tai hại, cho thanh thế, trong giao tiếp. Thật ra, Chúa chẳng muốn người nghe hiểu dụ ngôn Ngài kể, theo nghĩa đen. Điều Ngài muốn nói: nơi Nước Trời, chỗ ngồi không là chuyện hệ trọng. Như ngoài đời.

Quan hệ với Chúa, với anh em, thứ tự trên dưới theo tôn giáo, sắc tộc, nghề nghiệp, giai cấp, chẳng là gì. Hệ trọng chăng, là mức độ yêu thương/phục vụ ta chứng tỏ với Chúa, qua tương quan với mọi người, thôi. Hệ trọng chăng, là: không nên sợ người khác đánh giá mình rất thấp. Nhưng quan trọng, là mức độ chăm lo/giùm giúp ta xử sự với mọi người.

Ở bài đọc 2, thánh Phaolô nhấn mạnh đến điều quan trọng như sau: “Anh em đã tới núi Xion, thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời… Anh em đã tới dự hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời.” (Dt 12: 22) Đó mới là điều quan trọng. Chứ không phải chỗ ngồi. Trên dưới.
Dụ ngôn tiếp, là điều Chúa muốn trực chỉ vị chủ tiệc, tức thủ lãnh nhóm Pharisêu: “Đừng mời bạn bè, bà con anh em, hoặc láng giềng giàu, kẻo họ cũng mời ông như thế, và ông đã được đáp lễ.” (Lc 14: 12) Nhìn vào xã hội hôm nay, chừng như người người vẫn làm như thế. Tiệc tùng nay cũng thế. Dự tiệc đình đám lễ hội vẫn cứ là can dự chuyện buôn bán. Kiếm tiền. Hoặc làm thân, vì mục đích đen tối? Tham ô? Nhũng loạn?

Chúa thì khác. Ngài đưa ra một đề nghị, ít khi thấy: “Khi đãi tiệc, ông hãy mời những người nghèo, tàn tật. Què quặt. Đui mù.” Tức, những người không có khả năng mời lại. Cho lại. Dù chỉ để tiến thân trong xã hội chú trọng đến điạ vị. Thứ hạng. Thế đứng. Để có chỗ ngồi.

Thần học gia Matthew Foc có lần nhìn đời như một chiếc thang dốc hoặc vòng quay tròn. Sống đời leo thang, người người có khuynh hướng cố leo, cố trèo lên đỉnh chóp. Cứ thấy mình mãi còn ở dưới, là cố gắng đạp người khác xuống, để mình lên. Với xã hội người đời, ăn trên ngồi chốc hoặc leo thang lên dốc, là tìm leo đến mút cùng. Chóp đỉnh. Dù, đó có là chốn doanh thương, thi cử, hay chỉ một chỗ ngồi, trên xe buýt. Bởi lẽ, xã hội ta sống là xã hội thang dốc, khuyến khích để ta leo.

Trình thuật đề nghị ta thiết lập một xã hội theo vòng tròn. Ở nơi đó, không có chỗ cho vị thế cao/thấp, trong/ngoài. Tất cả vẫn ngang hàng. Người người cùng giáp mặt. Tất cả đều định vị ở nơi chỗ tốt nhất. Nơi đó, người người đều quen biết nhau. Tôn trọng nhau. Đều ở vào vị thế sẻ san những gì mình đang có, mà lo cho những người hiện còn thiếu thốn. Hãy cứ đặt để bàn tròn. Cho mọi người. Tiệc sẵn sàng. Ai cũng đều có phần, khỏi cần lo. Mỗi người đều dùng đũa gắp mà tiếp tế thức ăn cho người ngồi cạnh. Hoặc, đối diện. Tiệc Nước Trời là tiệc sẻ san. Rất như thế.
Đó, có là điều không tưởng? Thiếu thực tế? Với xã hội phương Tây, chuyện ấy thật khó thực hiện, sớm chiều. Có khi phải mất cả thế hệ. Nhưng, áp dụng từ gia đình nhỏ. Nhóm hội, như cộng đoàn giáo xứ, cũng là điều hay. Rất nên làm.
Tiệc Thánh ta tham dự, nay mang dáng dấp một sẻ san. San và sẻ, cả bánh rượu. San và sẻ, Thân Mình và Máu Thánh của Đức Chúa. San và sẻ, Lời Chúa trong Tiệc Lòng Mến. Tiệc của gia đình lành thánh. Ở đó, đâu có chuyện phân chia trên/dưới, thấp/cao.

Tiệc Thánh là Tiệc của gia đình rất lành và rất thánh. Mọi thành viên trong đó đều vui vẻ. Phấn chấn. Cởi mở. Chẳng bao giờ cãi tranh. Giành giựt, dù chỗ ngồi. Hội thánh thời ban sơ đã thực hiện Tiệc Lòng Mến, rất như thế. Hội thánh hôm nay, chắc cũng không ngại ngần hiện thực đề nghị Chúa đưa ra nói trình thuật, hôm nay.
Trong khí thế chấp nhận đề nghị Chúa đưa ra, ta hãy vui hát những câu ca rất diễm tình, rằng “Chiều hôm nao, tiếng hát bay cao

Quỳ bên nhau, trước Đấng Tôi Cao

Hứa yêu nhau, trao câu thế,

Chung sống trọn đời.

Rồi mai đây, kiếp sống có đôi,

Đời buồn vui, mãi mãi bên nhau.

Khấn xin Mẹ, thương dắt dìu
Tình yêu dâng cao.”
(Thành Tâm – Diễn Tình Ca 3)
Hứa yêu nhau, không chỉ là lời hứa giữa hai người. Mãi bên nhau, không chỉ là quyết tâm của đôi lứa. Nhưng là, những quyết và tâm, của mọi người. Những người con của Mẹ thánh Giáo Hội. Của cuộc đời. Ở Nước Trời.

Lang thang tren net

Dong Chau Tran.

Saturday, August 21, 2010

THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU, NGÀI LÀM TẤT CẢ VÌ YÊU


Chủ nhật, 07 Tháng 6 2009 08:18

Lang thang tren Net.

Lm. Phạm Thanh Liêm, SJ

Thiên Chúa là ai? Sau những năm tháng cảm nghiệm và nghiền ngẫm về Thiên Chúa, tác giả thư Gioan diễn tả: Thiên Chúa là tình yêu. Ngài là Đấng làm mọi sự vì yêu: tạo dựng tất cả vì yêu, làm vũ trụ này tiếp tục hiện hữu vì yêu, tuyển chọn dân Do Thái vì yêu, và ban Thánh Thần giúp dân ngoại đón nhận tin mừng Đức Giêsu Phục Sinh cũng vì yêu.

1. Dân Ngoại Đón Nhận Tin Mừng

Thiên Chúa yêu thương dân Do Thái. Ngài đã kêu gọi Abraham, đã can thiệp vào cuộc đời Giacóp, đã ở với Giuse bên Aicập, và đã đưa dân Do Thái từ Ai cập trở về đất hứa. Lịch sử dân Do Thái cho thấy Thiên Chúa hiện diện và thương yêu dân tộc Do Thái cách đặc biệt. Ngài đã ban cho dân những thẩm phán để giải phóng và hướng dẫn dân, đã ban cho dân các tiên tri để nói với dân nhân danh Ngài.
Đã có thời, người Do Thái tưởng rằng Thiên Chúa chỉ yêu thương dân tộc Do Thái mà thôi, vì Thiên Chúa đã chọn dân Do Thái là dân riêng. Dường như chính Đức Giêsu cũng đã có lúc Ngài tưởng mình chỉ được sai tới với người Do Thái, nhưng qua biến cố gặp gỡ chị phụ nữ vùng Tia và Xiđôn, Ngài đổi ý vì nhận ra ý định của Thiên Chúa (Mt.15, 21-28). Hôm nay Phêrô cũng nhận ra ý định của Thiên Chúa đối với dân ngoại khi Thiên Chúa can thiệp để Phêrô tới rao giảng cho gia đình Cornêliô. Thiên Chúa đã ban Thánh Thần giúp Phêrô nhận ra ý định của Thiên Chúa muốn dân ngoại thuộc dân Thiên Chúa qua việc lãnh nhận phép rửa.

“Thiên Chúa không thiên tư tây vị người nào” (Cv.10, 34). Thiên Chúa thương tất cả mọi người, Thiên Chúa yêu thương mọi dân tộc. Thiên Chúa không chỉ yêu thương dân tộc Do Thái, nhưng Ngài yêu thương mọi dân tộc như yêu thương dân tộc Do Thái. Với biến cố dân ngoại đón nhận Tin Mừng, người ta có cảm tưởng Thiên Chúa yêu thương dân ngoại hơn dân Do Thái nữa, nhưng thực ra Thiên Chúa không thiên tư tây vị: Ngài yêu dân ngoại như yêu dân tộc Do Thái. Như dân Do Thái đã nhận ra Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử dân Do Thái thế nào, thì mỗi dân tộc cũng phải nhận ra Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử dân tộc mình như vậy. Dân Do Thái là mẫu, để các dân tộc khác tập nhận ra Thiên Chúa đã đang yêu thương và đã đang can thiệp vào lịch sử dân tộc mình.

2. Đức Giêsu- Lời Thiên Chúa Nói Với Con Người
Đức Giêsu là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa cho con người. “Chúa Cha yêu mến thầy thế nào, thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Hãy ở lại trong tình yêu thầy”. Đức Giêsu yêu con người vô cùng. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng vì người mình thương. Đức Giêsu đã hiến mạng sống Ngài cho con người. Ngài là tấm bánh bẻ ra nuôi sống con người. Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Qua Ngài, với Ngài và trong Ngài, con người tìm được đường chân thực đi tới sự sống.

Đức Giêsu là mẫu gương tuyệt vời cho con người. Cuộc sống của Đức Giêsu giống cuộc sống của mỗi người chúng ta. Tôi gặp khó khăn gì trong cuộc sống, Đức Giêsu cũng gặp như vậy, cả những ao ước, những cám dỗ, những thách thức. Đức Giêsu đã gặp khó khăn với những người sống với Ngài, như khi Phêrô can ngăn Ngài đi trên con đường Thiên Chúa muốn, khi các tông đồ do dự không muốn lên Giêrusalem. Đức Giêsu cũng bị bỏ rơi khi gặp hoạn nạn, rồi cả cái chết, và là cái chết nhục nhã trần trụi trên thập giá. Những gì con người thường gặp, thì Đức Giêsu cũng đã gặp. Ngài là mẫu gương trong cách hành xử. Ngài là ánh sáng soi những lúc tối tăm của kiếp người. Ngài là ý nghĩa cho những đau khổ con người phải chịu.

Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa nói với con người. Con người học bằng nghe, bằng nhìn. Đức Giêsu là con người cụ thể, con người có thể nhìn để thấy để học; Đức Giêsu là Lời, con người có thể nghe để hiểu. Nhìn Đức Giêsu, con người có thể nhận ra bài học Thiên Chúa muốn dạy con người. Đức Giêsu là tình yêu Thiên Chúa cho con người. Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa nói với con người. Đức Giêsu là mặc khải của Thiên Chúa cho con người.

3. Thánh Thần- Tình Yêu Thiên Chúa

Đức Giêsu nói: “đây là giới răn của thầy: các con hãy yêu thương nhau”. “Ai giữ giới răn của thầy, thì ở lại trong tình yêu của thầy”. Thánh Gioan tông đồ viết:“chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu đến từ Thiên Chúa”.Chỉ có mỗi một điều quan trọng trên đời, đó là yêu thương. Ai yêu thương thì ở trong Thiên Chúa, thì biết Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người đó. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.
Khi người ta yêu thương, người ta là con cái Thiên Chúa, vì người ta đang giống Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Đấng chỉ biết yêu. Thiên Chúa làm mọi sự vì yêu. Thiên Chúa không phạt con người. Những đau khổ con người chịu, là do thù hận. Thù hận làm con người khổ, làm con người không hạnh phúc, là hỏa ngục theo một nghĩa nào đó. Ai yêu thương, theo một nghĩa nào đó, đang hạnh phúc. Nên, một nghĩa nào đó, để biết mình có yêu thương không, là có thấy mình đang hạnh phúc không. Một người yêu thương, là người để người khác có thể sống thoải mái với mình, để họ được tự do.

Thánh Thần là tình yêu của Thiên Chúa. Chính Thánh Thần giúp con người sống trong tình yêu, và nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Một dấu chỉ để biết con người có Thiên Chúa ở với mình không, là xem con người có sống yêu thương không. Yêu thương là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện, là dấu chỉ của Thánh Thần đang ở với người đó, và đang hoạt động nơi người đó. Mỗi người đều bởi Thiên Chúa mà được sinh ra, nhưng còn có một sự sinh ra khác: “ai yêu thương thì sinh bởi Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yêu”. Ai yêu thương, thì đang được sinh ra bởi và trong Thánh Thần.



RE: Dong Tran.

Thursday, August 12, 2010

Cho phép các em gái giúp lễ sẽ chấm dứt sự kỳ thị, và bất bình đẳng.

VietCatholic news:%20Lang thang tren net

VATICAN CITY (CNS) – Một bài báo Vatican viết: Cho phép các em gái giúp lễ sẽ chấm dứt một hình thức bất bình đẳng trong Giáo Hội và cho phép các em gái có cảm nhận về quyền năng tác tạo khi được trực tiếp phụ giúp vào mầu nhiệm Thánh Thể -- là cốt lõi của đức tin Kitô.

Các nam nữ lễ sinh tham gia
vào một buổi canh thức cầu nguyện tại Quảng Trường
Thánh Phêrô ngày 4 tháng 8

Một bài báo đăng ngày 7 tháng 8 trong báo L'Osservatore Romano viết: Trợ giúp linh mục trong Thánh Lễ vừa là một việc phục vụ, vừa là một đặc ân, và biểu hiệu cho “một đường lối sâu xa và có trách nhiệm để sống theo căn tính Kitô.”

Bái báo tiếp: "Loại trừ các trẻ gái ra khỏi việc này, chỉ vì lý do độc nhất là họ là phái nữ, đã luôn luôn biểu hiệu cho một sự bất bình đẳng trầm trọng trong giáo huấn Công Giáo.”

Mặc dầu có thể có nhiều giáo dân đã chỉ miễn cưỡng chấp nhận việc dùng trẻ gái giúp lễ khi không có các em trai đảm nhận việc này, “việc vượt thắng trở ngại này hết sức quan trọng đối với các em gái.”

Cho phép các em gái giúp lễ “có nghĩa là ý tưởng cho rằng chúng không trong sạch vì phái tính của chúng đã chấm dứt”, và các em gái cũng có thể “sống với cảm nghiệm tác tạo tuyệt vời và quan trọng này.”
Bài báo được đăng vào cùng tuần lễ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI gặp gỡ trên 53,000 lễ sinh từ Âu Châu trong buổi triều kiến chung ngày 4 tháng 8 tại quảng trường Thánh Phêrô. Theo ban tổ chức đa số các khách hành hương trẻ tuổi này là các thiếu nữ tuổi từ 14 đến 25.
Đức Thánh Cha cám ơn các người trẻ về việc phục vụ quan trọng của họ trong Giáo Hội và nói rằng khi họ phụ giúp các linh mục trên bàn thánh, họ giúp đem Chúa GIêsu đến gần mọi người và giúp cho Chúa hiện diện nhiều hơn trên thế giới.
Năm 1994, Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích đã ban hành các quy luật nói rõ là các giám mục điạ phương có thể cho phụ nữ và thiếu nữ làm lễ sinh tại bàn thờ.
Vatican minh định là vào cuối năm 2001 các giám mục có thể đòi hỏi các linh mục dùng thiếu nữ làm lễ sinh, và việc dùng các nam sinh cần được khuyến khích đặc biệt, vì các nam lễ sinh là nguồn liệu quan trọng cho ơn gọi linh mục.

Dong Tran.

Wednesday, August 4, 2010

Love, Faith and Hope

Love

Love is patient, love is kind.
It does not envy,  it does not boast,
it is not proud.  It is not rude,
it is not self seeking, it is not easily angered,
it keeps no record of wrongs. Love does not delight in evil
but rejoices with the truth.
It always protects, always trusts, always hopes
always perseveres.
Love never fails.  But where there are
prophecies,  they will cease; where there
are tongues, they will be stilled;
where there is knowledge, it will come to pass away.
For we know in part and we prophesy in part,
but when perfection comes,
the imperfect disappears.
When I was a child, I talked  like a child,
I thought like a child, I reasoned like a child.
When I became a man, I put childish ways
behind me.  Now we see but a poor reflection;
then we shall see face to face.  Now I know in part;
then I shall know fully, even as I am full known.
And now these three remain:  faith, hope and love.
But the greatest of these is love.
NIV... I CORINTHIANS  13: 4-13
Faith

Faith begins by believing
in your heart that what is right
has a chance.
Faith is knowing in your heart
that good can overcome evil,
that the sun can shine
in a rainstorm.
Faith is peaceful
and comforting, because it
comes from within
where no one can invade
your private dreams.
Faith is not something
you can demand or command;
it is a result of  commitment to belief.
Faith is believing in something
you can't see or hear,
something deep inside
that only you understand
and control.
Faith is trusting in yourself
enough to know that no matter
how things turn out,
you will make
the best of them.
by Beth Fagan Quinn
 
 
 
Hope

Hope is not the closing of your eyes
to the difficulty, the risk,
or the failure.
It is a trust that ...
If I fail now...
I shall not fail forever;
and if I am hurt,
I shall be healed.
It is a trust that
life is good,
love is powerful,
and the future is full of  promise.
Anonymous