Virtual Catholic Library

Wednesday, September 15, 2010

Trang Bạn Gái - Số tháng 8 năm 2010
Saturday, 31 July 2010 20:52 Thụy Nguyễn
Lang thang tren net.
Thu Thủy ( Phụ Trách )
Mười phương cách giúp bạn sống vui hơn
Như mọi người thấy, bạn đang có một nghề nghiệp vững chắc, một quan hệ xã hội rộng rãi, một người tình gắn bó... Không nhiều nhưng đủ làm các cô gái khác xanh mắt vì ghen tức. Vậy mà đôi khi bạn vẫn cảm thấy “thiếu thiếu” một cái gì đó rồi dần dần, bạn nhận ra mình đang thiếu... hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì? Tiền bạc ư? Bạn có đủ để sống một cuộc đời thong dong. Người yêu ư? Chàng không phải là hoàng tử trong mộng sao? Phải chăng điều bạn mong muốn là một thái độ sống an nhiên, thoải mái?
Nếu vậy, bạn cần xét lại những gì mình đang có bằng một nhãn quan khác để được hoàn toàn hạnh phúc. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn sống một cuộc sống thư giãn hơn.
* Dứt khoát trong quan hệ tình cảm:
Dù vẫn còn yêu chàng nhưng tự thâm tâm, bạn cảm thấy có một điều gì “lấn cấn”, không thoải mái khi nghĩ đến cuộc tình. Vậy thì đã đến lúc bạn phải đối diện và giải quyết cho xong điều “lấn cấn” đó, hoặc chia tay. Một cuộc tình phải đặt trên nền tảng thành thật, hỗ trợ, vui vẻ, thân mật và thông cảm. Cả hai phải sống thật với mình trong lúc chia sẻ dự định và sở thích tương đồng. Các yếu tố tiêu cực như đổ lỗi, ghen hờn, vô trách nhiệm sẽ biến cuộc tình thành tai họa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn vô tội. Hãy nhận lỗi của mình, nếu có, và nghĩ đến không chỉ khuyết điểm mà cả ưu điểm của chàng nữa. Bạn cũng cần thực tế: không ai có thể sống theo ý mình.
* Hãy nói không
Chỉ trong một ngày, bạn nhận được vô số những yêu cầu: trưởng phòng muốn bạn làm thêm giờ, cô bạn thân đang thất tình muốn có người tâm sự và chị bạn vừa gọi điện khẩn khoản van nài bạn trông giùm hai đứa con tối nay. Nhận lời tất cả, bạn biết mình sẽ quay như chong chóng và phờ phạc vì mệt. Thế thì tại sao bạn lại cảm thấy tội lỗi khi nói không?
Theo cố vấn đời sống Kate James, người ta cảm thấy khó nói không vì họ đã được gia đình, bạn bè và xã hội giáo dục rằng nghĩ đến bản thân trước là ích kỷ. Nhưng nói “yes” trong lúc trong lòng không muốn chút nào kết quả sẽ là hối hận. Điều này sẽ khiến chúng ta bực bội, căng thẳng, khó chịu.
Vì thế, thay vì nghĩ đến người khác trước, hãy tậpnghĩ “lo cho bản thân trước”. Ý nghĩ này sẽ giúp bạn dễ đối phó với hoàn cảnh hơn. Nếu “lo cho bản thân trước” giúp bạn sung sướng hơn, yêu đời hơn, tại sao bạn muốn sống cách khác?
*Đánh giá lại tình bạn
Bạn vẫn tự hào về số lượng bạn bè của mình nhưng hôm nào rảnh rỗi, bạn thử suy nghĩ xem những người bạn đó mang lại gì cho bạn? Những mẫu chuyện tâm tình, những cuộc vui say chè chén, những kỷ niệm đẹp đẽ hay những hối hận dằn vặt, những chỉ trích đắng cay?
Tình bạn không phải là một gánh nặng. Đó là một quan hệ hỗ tương và mối quan hệ này phải có ích cho cả hai. Một người bạn tốt là người khuyến khích chúng ta khi nản chí, hỗ trợ chúng ta khi cần thiết, bảo vệ chúng ta lúc khó khăn và chia xẻ niềm vui với chúng ta khi thành đạt.
Tình bạn không cần thiết phải kéo dài mãi mãi. Nếu một người bạn đem đến cho bạn đau khổ nhiều hơn vui sướng, lo âu nhiều hơn thoải mái, hãy tự hỏi xem họ có xứng đáng làm bạn của bạn không. Phẩm chất luôn giá trị hơn số lượng. Vì thế, thay vì bận tâm mình có bao nhiêu người bạn, hãy chỉ duy trì tình bạn với những người bạn cảm thấy an tâm, thoải mái.
* Tận hưởng phút giây yên tĩnh riêng tư.
Yên tĩnh có thể là niềm vui của người này, nỗi khổ của người kia; điều quan trọng là nó đem lại một lối sống vui vẻ, lành mạnh. Lúc đầu có thể bạn cảm thấy khó khăn nhưng hãy cố gắng tắt điện thoại di động khoảng 10 phút mỗi ngày để suy ngẫm xem lối sống của mình có nâng hạnh phúc cuộc đời và thành công lên một mức độ cao hơn không. Phút yên tĩnh riêng tư giúp bạn nhận ra vài nét trong sáng của cuộc sống. Dù đang ngâm mình trong bồn tắm, đọc một tờ báo hoặc đi bách bộ, yên lặng để suy nghĩ và nhìn về tương lai thúc đẩy lòng tự tin của bạn. Bạn sẽ cảm thấy tươi tỉnh hơn, bớt căng thẳng hơn, năng động hơn và tự chủ hơn.
* Chấp nhận hình dáng cơ thể của mình
Bạn muốn có một bộ ngực đầy đặn hơn, một vòng eo thon nhỏ hơn, một cặp mông nẩy nở hơn v.v... một thân hình lý tưởng là điều ai cũng ao ước đến bị ám ảnh nhưng cuối cùng mọi người đều biết chấp nhận “trời cho sao chịu vậy” để sống vui hơn. Khổ sở vì không có thân hình đẹp sẽ ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe và trạng thái tình cảm của bạn. Những ý nghĩ như “mình mập quá” hoặc “mình lùn quá” sẽ xói mòn lòng tự tin, tự đánh giá của bạn. Ngoài ra nó có thể khiến bạn lo âu, cẳng thẳng, trầm uất hoặc đưa đến các chứng bệnh rối loạn ăn uống.
Biện pháp chữa trị ư? Hãy nhìn các khuyết điểm của mình như những đặc điểm. Hãy chú ý đến ưu điểm của mình và đừng so sánh với người khác. Tập yêu cơ thể, hình dáng của mình. Lòng tự tin sẽ giúp bạn có được một phong thái tự nhiên, một dáng điệu quả quyết, những yếu tố giúp bạn đẹp thêm lên.
* Tin ở bản thân.
Dù đang cười giỡn với hai, ba chàng trai nào đó hay đang cặm cụi bên máy vi tính, lúc nào cô bạn đồng nghiệp của bạn cũng toát ra vẻ thoải mái, yêu đời. Vẻ thoái mái, vô tư, yêu đời đó phải chăng xuất phát từ sự tự tin vào bản thân mình?
Đúng vậy, sự tự tin đến từ bên trong, từ yêu mến và tin tưởng bản thân. Hãy tự tin hoặc giả vờ tự tin cho đến khi tự tin thực sự, biện pháp này sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội để trưởng thành. Học hỏi nơi kẻ khác nhưng đừng so sánh vì so sánh chỉ làm bạn cảm thấy thất vọng. Hãy tự khích lệ mình bằng cách viết ra những điều bạn đã làm cho người khác. Và nếu thành công, hãy tự khen thưởng mình.
* Đừng để phải lo nghĩ về tiền bạc
Mỗi lần thanh toán tiền nhà, tiền điện, điện thoại bạn cảm thấy chóng mặt ư? Đó là những chi tiêu cần thiết và trừ khi trúng số, bạn chỉ cần quản lý tiền bạc một cách khôn khéo, tình trạng tài chánh bạn đủ thay đổi tốt đẹp hơn. Điều đó có nghĩa là phải có một kế hoạch tiêu xài hẳn hoi.
Hãy viết ra tất cả những gì bạn cho là cần thiết rồi gạch bỏ dần dần những gì chưa cần đến trong tuần này hoặc tháng này. Biện pháp này giúp bạn loại trừ những mua sắm vô bổ, dư thừa. Hãy để dành dù chỉ một ít mỗi tuần, tích tiểu thành đại và một ngày nào đó bạn sẽ thấy mình sẵn sàng xây đắp tương lai theo ý muốn.
* Hưởng thụ một đời sống tình dục lành mạnh
Một đời sống tình dục lành mạnh và thỏa mãn sẽ giúp bạn yêu đời và hăng hái làm việc hơn. Khi tình dục được thỏa mãn, cơ thể sẽ tiết ra một kích thích tố khiến bạn phấn chấn cả tinh thần lẫn thể chất.
Nhưng nên nhớ, chỉ “have a good sex” với một người mà thôi chứ không phải bạ ai cũng... rủ lên giường. Và khi đã chọn người nào, bạn phải chấp nhận đời sống tình dục người đó mang đến cho bạn.
Nếu đang sống với một người và nhận thấy lâu nay không hề biết thỏa mãn là gì, đã đến lúc bạn phải “cải thiện” đời sống tình dục. Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn đạt đến khoái cảm rồi cố gắng tái tạo nó. Bạn có thể thử bằng cách xem phim, nói với chàng những gì bạn muốn trong tình dục và cùng áp dụng.
*Yêu thích công việc đang làm
Dù yêu hay ghét nghề nghiệp đang làm, hãy dành chút thời gian để tự hỏi bạn muốn gì từ nghề nghiệp đó. Chúng ta dành rất nhiều thời giờ cho công việc, vì thế, nó phải được hoàn thành càng nhiều càng tốt. Nghề nghiệp của bạn phải đem lại cho bạn những giá trị nhiều như những gì nó lấy đi của bạn. Bạn phải cảm thấy giá trị của mình được tôn lên từ công việc và công việc phải góp phần cải thiện tình trạng của bạn.
Vì thế, đừng để công việc lấn áp đời sống. Cân bằng nghề nghiệp và thời giờ riêng tư là điều quan trọng. Nói cách khác, đừng làm “bán sống bán chết” để mua một chiếc xe thật xịn chỉ để lái đi làm. Nghiện làm việc cũng nguy hại như nghiện rượu hoặc ma túy vậy. Cuộc đời là của bạn. Đừng quên sống.
* Thất bại là mẹ thành công.
Thất bại là hai chữ không ai muốn học nhưng trong thực tế, thất bại có thể là một kinh nghiệm quý đáng học hỏi. Điều đó tùy thuộc vào thái độ của bạn. Nếu bạn thất bại trong một việc bạn luôn cảm thấy bị từ khước, mất giá trị, lòng tự tin, tự đánh giá và hạnh phúc của bạn bị tan vỡ, hãy tự hỏi bạn rút tỉa được kinh nghiệm gì từ thất bại đó hoặc nó có mở ra cho bạn một cơ hội nào khác không. Hãy dùng kinh nghiệm để đánh giá lại cách làm việc của bạn. Hãy đi ra khỏi khu vực an toàn. Thất bại thực sự duy nhất trong đời là không cố gắng, không dám thử. Nên nhớ, cuộc sống không phải là một màn thử áo.
Khánh An

Trang bạn gái (Số báo tháng 7) 
Thu Thủy ( Phụ trách )
TÌNH YÊU VIẾT HOA
Tình yêu ấy mà! Chữ yêu có kỷ lục làm tốn giấy mực nhất. Vì nói hoài không hết, viết hoài không xong. Nói xong, viết xong vẫn chưa hiểu gì và phải viết lại từ đầu …Chữ yêu danh từ hay động từ cũng là một từ được dùng nhiều nhất từ cổ chí kim. Ngôn ngữ cổ đại nhất cũng có những tượng hình mà sau này viết lại thành Amor. Các thổ dân bộ tộc ăn thịt người cũng có từ yêu trong ngôn ngữ thô sơ cuả mình. Huống gì những ngôn ngữ thông dụng thì từ yêu, tình yêu, yêu thương…càng có cơ hội ở trên đầu môi.
Nói yêu thì dễ. Viết yêu đơn giản. Sống yêu…khó đấy!
Người ta thường quy chữ tình yêu vào đối tượng là một chàng trai say mê cô gái nào đó với tiếng sét ái tình, rồi quên ăn quên ngủ, tâm tưởng lúc nào cũng hướng về người yêu, để rồi tới một ngày tình yêu đó thăng hoa và kết thành hôn nhân. Thế nhưng cái tình yêu nam nữ nói chung ấy, chỉ là một góc rất nhỏ trong lâu đài tình ái của nhân loại, cuả vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Một tôn giáo : Kitô giáo, được coi là Đạo Tình Yêu. Phát xuất từ tình yêu, do Tình Yêu mang tới, giáo huấn bằng tình yêu, giới luật cũng là yêu. Đây là tôn giáo duy nhất lấy tình yêu làm tôn chỉ. Thiên Chuá là Tình Yêu – Deus caritas est – God is Love - Dieu c’est L’Amour….
Trong lúc cao hứng chiết tự động từ Love trong Anh ngữ, tôi cũng cảm thấy thú vị và coi như đó là một tiến trình thăng hoa của tình yêu :
L : Listen : lắng nghe.
Yêu thì phải có đối tượng, song phương như phương trình cho và nhận. Có người cho và có người nhận, nhưng cho thì tốt hơn nhận. Người yêu thích nghe những lời ngọt ngào từ con tim người yêu. Tâm trạng cuả người bạn tình trong Diễm Tình Ca mong mỏi nghe được giọng nói để chia sẻ và cảm thông. Nghe những tiếng thỏ thẻ cuả người yêu thì dễ, chứ nghe những ưu tư cuả những con người bần hàn, thấp cổ bé miệng, nghe tiếng rên xiết cuả con bệnh trong cơn đau hoành hành, nghe những nỗi lòng cuả người mẹ có đưá con hư đốn, nghe lời tâm sự cuả anh công nhân xa nhà với nỗi thao thức sao cho có một mái nhà cho lũ con nheo nhóc…Khó ghê! Chỉ khi yêu thì cái khó kia mới bớt gai góc.
Mấy ông thuyền chài nghe lời giới thiệu cuả Gioan, đã tìm tới với Thầy để lắng nghe và đón nhận với tình cảm ban đầu. Nhận rồi lại mang đi cho người khác “chúng tôi đã gặp Đấng Messia”. Maria bé nhỏ ngồi dưới chân Thầy để nghe câu chuyện tình yêu. Bà chị chắc có tí ghen tỵ nên nói khéo “xin bảo em giúp con ít việc”, Thầy cũng chỉ từ tốn trả lời “Maria đã chọn điều tốt hơn những bon chen hình thức bề ngoài”.
Thoạt tiên, hành động cuả tình yêu là lắng nghe, là cuộc trao đổi ngôn ngữ để nối kết sự cảm thông và hoà nhập tâm hồn. “Những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha, thì Thầy cũng nói với anh em như vậy”. Tình yêu nơi Cha, Con và Thánh Thần vốn đã là sự đồng nhất tiền hậu y nguyên, cho nên những tác động cuả tình yêu đó cũng luôn mang tính duy nhất. Điều Cha làm thì Con cũng biết và Thánh Thần liền thực hiện.
Tính chất cơ bản này còn thiếu nhiều nơi tình yêu nhân loại, càng thiếu trong tình yêu hôn nhân và tương quan con cái. Có như thế là vì thói tự cao tự đại, những ích kỷ, tự ái luôn ngăn cản đến độ khống chế mối tương giao. Điều gì không hợp với sở thích cá nhân, với quan điểm sống cuả tôi thì tôi không chấp nhận ai ép buộc. Người ta vẫn bảo vợ chồng như một xương một thịt, một hoà nhập tâm hồn…nhưng thực tế khác lắm! Gia đình đã thế huống chi nơi một tổ chức, cộng đoàn nào đó, sự hợp nhất khó thực hiện nếu không có yếu tố lắng nghe.
O : Open : Mở rộng…
Yếu tính cuả tình yêu là ban phát, là chia sẻ. là tự nguyện, dâng hiến, là cho đi mà không cần đền đáp… Thiên Chuá Tình yêu đã mở thật rộng tình yêu cuả Ngài ra với toàn vũ trụ và tạo vật và làm phong phú tình yêu cuả mình. Hạnh phúc cuả yêu là cho đi, nên mọi điều thiện hảo đều được tặng ban ‘nhưng không’. Tình yêu sáng tạo nối kết tình yêu cứu độ, nên thế giới được cứu độ đã tìm lại hơi ấm cuả cuả buổi bình minh tạo dựng. Và cứ thế, tình yêu chuyển thông qua các tạo vật, các tạo vật chuyển thông cho nhau theo tiến trình rộng mở. Nơi nào đón nhận được tình yêu và làm cho tình yêu ấy sống động, thì sự bình an, hạnh phúc chan hoà. Chắc chắn cũng có những nơi tình yêu không bước vào được, vì bên trong còn quá nhiều đố kỵ, ghen tương, ích kỷ…Những rào cản đó không cản ngăn được ân sủng, nhưng vì quyền tự do cuả kẻ thụ hưởng mà Tình Yêu đành đứng ngoài cưả đợi chờ!
Open còn mang nghiã là chân tình. Sự chân tình khiến tình yêu trở nên dễ thương, quyến luyến khôn vơi. Yêu không nhằm lạm dụng và không thể lừa dối. Người ta vẫn định nghiã yêu là mưu tìm hạnh phúc cho người mình yêu. Những thứ hạnh phúc được đánh bóng, được tô son bằng tiền bạc hay chút vinh hoa nào đó thì cũng mau tàn như chính cái nó trang sức. Chỉ những cái hạnh phúc có từ bên trong sự chân tình, cái ‘gỗ’ bên trong cuả ‘nước sơn’, mới bền vững, sâu đậm. Tình yêu cuả Thiên Chuá không còn sự tính toán thiệt hơn. Bản chất yêu đã rộng mở phong phú để cho đi cách chân thành, bất chấp cả sự phụ bạc, vong ân mà kẻ được yêu đã lạnh lùng từ chối.
V : Vision : Nhìn nhận, quan sát
Nhìn nhận, quan sát cũng là yếu tính cuả tình yêu. Lòng nhậy cảm thường đi theo động tác này. Khi đi ngang qua thành, thấy người ta đang mang an táng một chàng thanh niên đang tuổi đời xuân sắc. Không biết có phải vì tiếng than khóc cuả bà mẹ, nhưng chính tâm hồn bà đang bị cắt từng mảng thịt rướm máu, Thầy dừng bước và chạm vào chiếc quan tài, gia tài cuối cùng cuả chàng thanh niên và niềm hy vọng vụt tắt cuả người mẹ. “Anh ơi, tôi truyền cho anh hãy sống lại”. Trước hết đó là sự nhìn nhận cái yếu đuối của thân phận con người, song tình yêu lại nhạy cảm trước nỗi mất mát to lớn cuả người mẹ già, một động tác cuả tình yêu tỏ hiện. Cũng có bưã tiệc cưới kia đang lúc niềm vui dâng cao thì hết rượu. Ôi chao, sẽ có biết bao điều tiếng về cái đám cưới nghèo này, ngay cả rượu cũng không đủ để đãi khách! Nhìn khuôn mặt lo âu cuả vị quản tiệc, nhìn thấy sự xốn xang bồn chồn cuả đám gia nhân, nhìn thấy nỗi xấu hổ cuả tân lang và tân nương… Thầy đã can thiệp để bình nước là trở thành rượu ngon trong sự trách yêu cuả đám người dự tiệc ‘rượu ngon ai để tiệc tàn’?
Lòng nhậy cảm thời nay hơi hiếm, tính quan sát, quán xuyến càng hiếm hơn. Thời đại thực dụng ‘cha chung không ai khóc’, ‘mày chết mặc bay tiền ông bỏ túi’, kỷ cương pháp luật lỏng lẻo, cá lớn nuốt cá bé…đã làm chai lỳ lương tâm con người, làm thui chột tình người, làm ung thối tình yêu! Ngay tình cảm gia đình cũng đã có nhiều hồi chuông báo động khi vợ chồng chia ly, con cái nguội lạnh tình cảm. Sức hút cuả tha hoá xã hội đang nắm ưu thế, nên những giáo dục thuần phong mỹ tục, giáo huấn đi thưa về trình, những lời chỉ dạy ăn ngay ở lành…xem ra đã bị coi là lạc hậu! Ấy là chưa kể đến những nỗi đoạn trường ‘giá đất lên tình người xuống’, anh chị em xuống tay đao rìu máu đổ chỉ vì vài tấc đất, con cái giết cha mẹ chỉ vì vài đồng cắc trong túi chưa kịp lấy ra cho nó đi đánh bạc…
Tình yêu sẽ là động lực cho những rung cảm cuả tình người. Những mảnh đời đui chột, tàn úa sẽ được quan tâm ủi an, săn sóc vỗ về. Các quốc gia còn nghèo khó sẽ không phải đương đầu với dịch bệnh, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu thuốc men, thiếu điều kiện vệ sinh tối thiểu…Có tình yêu thì xã hội sẽ bớt đi những bé thơ không có tuổi thơ, bươn chải nơi mấy đống rác, phe phẩy tờ vé số, thèm thuồng nhìn các bạn đồng lứa vui tươi bước đến trường. Thế nhưng những cặp mắt còn mở đấy mà chẳng thấy gì, chẳng cảm được nỗi đau cuả đồng loại. Họ chỉ biết xả láng tung những đồng tiền không có mồ hôi vào những cuộc vui chơi, mua sắm cho nhiều rồi chỉ thử mặc qua một lần, lè nhè ngày ngày bên những bàn nhậu thừa ứa hoang phí, biết chi đến biết bao Lagiarô đang lê lết cuộc đời trong đói khát…
E : Encourage : Can đảm, khuyến khích, ủng hộ…
Chắc yếu tính này được đề cập tới nhiều nhất trong thế giới yêu. Khi yêu thì ‘mấy song cũng lội, mấy đèo cũng qua’, ‘Tình yêu mãnh liệt hơn cả sự chết’. Khi yêu thì mọi trở ngại to lớn cũng hoá ra tầm thường. Ngôi vị cao cả của Thiên Chuá đã ra không khi tình yêu cứu độ đã lên tới đỉnh điểm. Chẳng phải là cuộc hoá thân cách mầu nhiệm cho xứng với điạ vị Thiên Chuá uy quyền mà là cuộc ‘hội nhập’! Thiên Chuá làm người cách rất người, sống rất người, chia sẻ cuộc sống con người, chạm vào những khổ đau cuả con người và … chết với con người, cho con người. Không tình yêu nào cao qúy bằng tình dám hy sinh cả mạng sống vì người mình yêu. Vì thứ tình yêu đó có mãnh lực rất lớn, đòi hỏi sự từ bỏ rất cao, chỉ biết hướng về người yêu để tìm kiếm cho nó cái hạnh phúc nhất, an bình nhất, cao thượng nhất. Thế là có một cuộc đánh đổi ngoạn mục: Sự sống và sự chết. Tình yêu chiến thắng lại kéo theo cả sự sống phục hồi. Sự hồi sinh không chỉ còn nằm trong tình trạng thoi thóp mà là đứng lên, vươn vai hùng dũng, khuyến khích mọi tạo vật đã chìm trong sự chết biết hít sâu khí dũng kiên cường mà biến cuộc bể dâu thành thế giới yêu thương.
Kính Thánh Tâm Chuá là cơ hội chiêm ngưỡng một tình yêu. Không phải thứ tình yêu để trưng bày trong lồng kiếng mà là để chạm vào, để cảm nghiệm, để sống. Đó là tình yêu sáng tạo, tình yêu quan phòng, tình yêu cứu độ, tình yêu ân sủng, thông ban, chân tình và miên viễn. Tình yêu ấy vẫn chan hoà trên tất cả tạo vật và làm sống động cuộc sống nhân sinh. Nhưng tình yêu đó đến tay con người thì làm giảm nồng độ bởi những rào cản cuả thói xấu và phong cách làm người. Con người đã đổi màu tươi thắm cuả tình yêu thành ảm đạm u tối. Và rồi khi tình yêu không còn mang ảnh hưởng cuả ‘tình yêu viết hoa’, thì những thứ tình yêu còn lại sẽ chỉ là bóng mờ huyền ảo, là những nụ hôn bán thầy trong vườn Giệt, là những cuộc tình một đêm được đánh giá bằng tiền, là nghiã điạ buồn cuả bao gia đình ly tán, bao đưá con trở thành vô phúc, bao tình nghiã xóm làng đổ máu, bao quốc gia lâm cảnh chiến tranh tàn khốc, bao con người gầy gò hốc hác vì thiếu ăn thiếu mặc thiếu nước thiếu thuốc…
Nguyện cầu Tình Yêu hâm nóng lại những lạnh nhạt cuả tình người, đặc biệt là những con người đang sống đạo Tình yêu, để cửa thiên đường hạnh phúc lại mở ra cho an bình thân ái phủ bóng mọi nơi.
Re: Dong Tran

Sunday, September 12, 2010

Themes must study for future priest


Moral Theology

Moral Theology is the area of theology that explores questions about the implications of Christian faith for our lives. It has been claimed that if theology is ‘faith seeking understanding’, then Moral Theology is ‘faith seeking understanding as a way of life’.

To this end the sources of Moral Theology include theological studies in fields such as Sacred Scripture, Christology, theological anthropology, ecclesiology, and the resources of philosophy.

Fundamentally this discipline is concerned with Christian life: ‘our vocation in Christ and our obligation to bring forth fruit in charity for the life of the world’ (Optatam Totius 16). As such it offers students an opportunity to reflect critically on the challenges and obligations of Christian faith in the context of life and ministry.

Systematic Theology

Theology has been described as “faith seeking understanding” (St Anselm of Canterbury). Systematic Theology studies the great mysteries of the Christian faith, leading us to an ever-deeper appreciation and understanding of the person of Christ.

At Catholic Theological College, students of systematic theology are invited to enter into an exciting journey of discovery as they study the great themes of Christian faith, including: Creation, Revelation, the Trinity, the Incarnation, the Church, the Sacraments, and Eschatology. Along the way, students acquire skills they need to continue the journey with confidence, long after their formal studies are completed.

Building on the solid foundation of Biblical Studies, Systematic Theology holds in creative tension a profound commitment to the Revelation of God made known to us in Christ, a deep sense of the living Tradition we have inherited, and an urgent commitment to proclaim the message of life to the world in which we live. In this way, we seek to understand our faith so that we can share this gift with others and contribute to the “building up of the Body of Christ” (cf., Ephesians 4:12).



Biblical Studies

Biblical Studies is concerned with the Word of God as the inspired and normative foundation of Christian faith. As sacred scripture the Bible contains the story of divine revelation in human history.

There are two testaments in the Bible, Old and New, both inspired, and both of enduring value. The Second Vatican Council (following Augustine) emphasised the relationship between the two testaments: The New is hidden in the Old, and the Old is made manifest in the New (Dei Verbum, n. 16).

Biblical Studies at CTC involves foundational units in the two testaments, and more advanced studies of specific books and particular literary forms, eg. prophetic literature. A wide range of scripture units is offered for study towards awards or for personal development and spiritual enrichment.

As a key foundation of theology, the Biblical Studies program at CTC enables students to become better equipped at understanding and appreciating the Bible in every area of theological study.

Canon Law


Canon Law is the set of norms that is meant to bring order into the life of the Church community. The Church is essentially the community of those who believe in and follow Christ.

That faith community requires some structures that could be labelled organisational and operational – embracing Church governance (on the universal, diocesan and parish levels), the Church’s teaching mission, and the norms for worship and administration of the sacraments.

There are also regulations concerning the administration and proper care of Church goods and property, as well as procedures for the resolution of disputes and protection of rights within the Church.

Canon Law helps to ground our knowledge of God and divine teachings in the practical reality of living in faith communities. It provides supports for us to live together as Catholic Christians.

At Catholic Theological College, the focus of the Canon Law course is the legislation connected with pastoral ministry.

Christian Spirituality

Christian Spirituality opens up for us the treasures of the Catholic tradition from the earliest times to the present day – including such well-known and popular figures as Hildegard of Bingen, Teresa of Avila and John of the Cross.

Spirituality seeks to appreciate how the Spirit enlivens the Christian. The Spirit in-spires the individual, enabling one to become like Christ as a child of God. This inspiration can be experienced in the simplicity of a humble prayer and the profundity of mystical contemplation. The same process of inspiration takes place in the whole body of believers gathered in the liturgical assembly, as we become more like Christ, manifesting to others the fruits of his Spirit – ‘love, joy, peace …’ This is theology as a lived experience.

In an age when spirituality is often understood as something eclectic and individualist, unrelated to Church, the study of spirituality at CTC opens some of the great treasures of the Christian tradition. Being able to move freely up and down the Christian centuries, one discovers something of the true freedom of the children of God. Enriched by this tradition, Christian Spirituality is not confined to personal growth, but issues forth in witness and service to others.

Church History



Church History seeks to follow the journey of the Church – the body of believers – through time. Naturally influenced and shaped by the particular cultures in which it exists, the Church is itself often a major influence in shaping a culture. As in any historical study, the Church historian gathers and analyses evidence, so as to understand why people acted as they did, and how these actions have shaped our present. History is thus our collective memory. It enables us to be confident of and to articulate our identity.

However, as the body of people who believe in Christ, the Church cannot be analysed as just another subject of historical enquiry. Because the Church seeks to understand Christ’s message more profoundly and articulate it more clearly, Church History has a specifically theological aspect.

Christians believe they are called and enlivened by the Spirit of Christ. Church History studies how people have sought to put their Christian beliefs into practice, and is therefore concerned with spirituality as much as theology.

Thus Church History is an interesting and captivating field of study. We meet towering figures such as Augustine, Catherine of Siena, and a host of others. As well, we are introduced to great movements that have reinvigorated the Church, such as the Cistercians and the Tridentine reformers. Drawing on the experience of the past, we gain profound insight into the present.

Humanities



The Humanities play a significant and supportive role in the study of theology.

At CTC we focus on those disciplines that directly assist the theological task.

Studying the Bible in its original languages of Hebrew and Greek can greatly enrich a student’s understanding of the biblical foundations of theology.

Such tasks as reading the text in the language of composition, undertaking textual research, and deciding critically on the most appropriate English version of an expression can be stimulating and enriching. The student comes to a greater appreciation of sacred scripture as the inspired Word of God.

The study of Latin enables the student to come to a more confident understanding of significant Church texts, from the works of Church fathers such as Augustine, to the documents of the Second Vatican Council and more recent Church pronouncements.

The rich praying and teaching tradition of the Church is made available to the believing community through the art of preaching. As one of the oldest forms of Church communication, preaching in the liturgy is a privileged moment for many to hear reflections on the Word of God.

Liturgical Studies



Through signs, symbols, words and gestures, liturgy articulates how God’s love and presence is made manifest and shared with human beings. With public and solemn voice, the Christian community gathers to give praise and thanks for this great gift. Jesus has made us sharers in his divine life. In the liturgical cycle of daily (Liturgy of the Hours), weekly (Sunday Eucharist) and yearly (the liturgical year) ritual, the Church celebrates God’s loving and saving presence.

Theology is not simply an academic and theoretical discipline, but finds its true context and meaning in the Church’s liturgy: “If you are a theologian you truly pray. If you truly pray you are a theologian” (Saint Evagrius). The Church at prayer (lex orandi) is the source and summit of the Church’s theology and belief (lex credendi).

When Christians celebrate liturgy, they are not simply talking and learning about God. Liturgy leads to an encounter with the living God who, through the power of the Holy Spirit and the intercession of the crucified and risen Christ, is really present to us.

Studying liturgy gives a student greater insight into and knowledge of the Church’s ritual and prayer. This understanding enhances a student’s participation in liturgy, as well as developing practical skills in its preparation and leadership.

Pastoral Studies



Pastoral Studies is concerned with applying theological studies to teaching and ministry, and is particularly suited for students who are involved in or preparing for pastoral ministry.

Dedicated units assist students to reflect on the psychological and anthropological aspects of ministry.

In Religious Education units, students learn the theory of communicating faith, and the stages of faith development in an Australian ecclesial and social context.

Students can also apply for credit towards their studies for supervised pastoral practice in approved units of Clinical Pastoral Education.



Philosophy



Studying Philosophy will confront you with perennial questions about the human person, the world and God that have fascinated great thinkers for over 3,000 years. From the probing and enquiring mind of Socrates, to the lofty visions of Augustine and Aquinas – from the radical challenge of Descartes and Hume in the Enlightenment, to the critical analysis of Bertrand Russell and the unsettling postmodernism of Heidegger and Derrida in the last hundred years.

The Philosophy program at CTC will introduce you to these figures, and the questions they continue to pose to us. It will enable you to engage in rational enquiry and reflection both on the Christian tradition, and on contemporary issues that confront us in our secular world.


Catholic Theological College
9/13/2010

“Rồi buổi u sầu, em với tôi

Rồi buổi u sầu, em với tôi”




“Nhìn nhau cũng đủ, lãng quên đời.
Vai kề một mái, thơ phong nguyệt,
Hạnh phúc xa xa, mỉm miệng cười.”
(thơ Đinh Hùng)

Tin mừng Chúa Nhật (19/09/2010): Lc 16: 1-13

Mỉm miệng cười, khi anh hạnh phúc? U sầu rồi, em đến với tôi? Hạnh phúc với u sầu, vẫn cứ là thơ phong nguyệt. Nhìn nhau rồi cười mỉm, có còn là tình tự của người nhà Đạo, mãi hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh sử Luca lại đã kể về một tình tự ở đời người, vẫn rất thật, từ thời xưa. Thời, mà ngôn sứ Amos có dịp ghé vương quốc Israel chốn giàu sang, vào khi ấy. Nhưng, đằng sau sự giàu sang kinh tế/chính trị/tôn giáo ấy, ông thấy cả một bầu trời buồn bã, đầy bất công. Bất công ở chỗ: người nghèo vẫn bị bóc lột. Người thấp cổ bé họng, vẫn chẳng có tiếng nói, với một ai. Lời ông viết, nay ta vẫn thấy dẫy đầy, trên thực tế. Thực tế, là ngày nay người người sống với nhau, vẫn lừa đảo. Gian lận. Vẫn phá bỏ nhiều giá trị cao quý, vĩnh cửu,
Hai ngàn năm qua, nền văn minh các nước vẫn cứ tiến. Nhưng giá trị cao quý/vĩnh cửu lại đã suy đồi. Đảo lộn. Người nghèo vẫn cứ nghèo. Kẻ giàu lại giàu thêm. Cán cân phúc lợi ở xã hội, nay lỏng lẻo. Nhiều lãng phí. Con người ngày nay chỉ biết quan tâm đến chuyện làm giàu. Chẳng lý gì đến người nghèo đói. Chẳng biết gì chuyện thương yêu. Hiện tượng giết người cướp của, xảy ra như cơm bữa. Ai nấy đều nhận thấy tham nhũng với bất công, cứ lan rộng, ở xã hội. Nhưng họ vẫn dửng dưng, làm như không biết. Dù các Đạo giáo có cảnh báo, nhưng nhiều người lại quả quyết: giàu nghèo đâu là chuyện Hội thánh, mà sao các ngài cứ bận tâm. Để mắt?
Rõ ràng, Chúa từng nói: “Người giàu có, thật khó vào được Nước trời.” (Mt 19: 24) Khó ở đây, không vì người đó vẫn quyết tâm làm giàu, bằng nhiều cách. Mà là, muốn được mệnh danh là giàu sang/phú quý, chừng như người người vẫn thích chọn kiểu tích lũy tiền của, mà lẽ đáng ra những thứ ấy, phải được phân phối đồng đều cho hết mọi người. Cũng thế, không một ai có thể nói mình rất kính yêu Đức Chúa, nhưng lại không lý gì đến người đồng loại, đang cùng khốn. Khó nghèo. Giàu có với bất công, tuyệt nhiên không thể là chuyện hoà đồng ở Nước Trời. Bởi, bất công với người đồng loại tức: chối bỏ tình thương yêu, là đặc trưng sự sống của dân con Chúa.

Ngày nay, vấn đề kinh bang tế thế là chuyện tế nhị vì nó luôn đụng chạm/đòi hỏi mọi người phải thực hiện công bằng xã hội, tôn trọng phẩm giá cá nhân, thực thi quyền căn bản của con người. Nghĩa là: những chuyện khiến mọi người –kể cả các tín hữu Đức Kitô cũng như cộng đoàn dân con Đức Chúa- cần quan tâm. Bởi thế nên, đã là nhân tố tạo bất công/kỳ thị, tự khắc đã chối từ mọi thứ tình đang thôi thúc mọi người cần thực hiện trong cuộc sống xã hội.
Với xã hội tư bản, là xã hội được xây dựng trên thi đua/cạnh tranh, ai ai cũng quyết ganh đua để sống còn. Và, trong bất cứ cuộc đua ganh/giành giựt, dù có chánh nghĩa, bao giờ cũng chỉ một số ít người đắc thắng mà thôi, còn lại là những người thua, đếm rất nhiều. Dù rằng, ta có gọi ganh đua/đắc thắng là những hên xui/may rủi” kiểu xổ số đi nữa, thì tình huống chụp giựt tài sản của nhau, vẫn dẫy đầy như chuyện thường ngày ở huyện. Với huyện nhà Đạo lại khác: yêu thương/nhịn nhường vẫn phải là những đặc trưng, cần cổ vũ.
Lại nữa, ta không thể chấp nhận coi đó là chuyện bình thường ở huyện được, khi vẫn còn rất nhiều người đang sống ở các khu nhà ổ chuột, tăm tối. Cứ quần quật làm việc ngày hơn 12 tiếng, suốt tuần. Vẫn có người cứ phải chịu cảnh đói khát/lầm than, suốt năm trường. Cứ bán máu. Ở đợ. Làm thân nô lệ tình dục, suốt cuộc sống.
Cũng không thể gọi đó là “chuyện bình thường ở huyện”, khi vẫn còn một số “đại gia” cứ nhởn nhơ “ăn trên ngồi chốc”. Phè phỡn. Vui chơi. Phung phí tiền bạc. Khai thác/bóc lột mồ hôi nước mắt của kẻ bần hàn. Trong khi đó, những người có cuộc sống dưới mức trung bình, mà phẩm giá cho phép, cứ ê hề. Không thể là “chuyện bình thường” được, khi cả đến con dân nhà Đạo, bằng cách này cách khác, đang góp phần dựng xây cảnh bất công. Ra như vẫn khuyến khích/thúc đẩy con cháu ngoi trèo lên đẳng cấp cao sang, quyền quý. Rất giàu sang.

Vấn đề đặt ra hôm nay, không phải là quyết tâm cổ súy sự đồng đều toàn diện. Tuyệt đối. Khó thực hiện. Trên thực tế, ở nhiều lãnh vực, đa phần dân chúng vẫn sống không đồng đều. Nhưng, về mặt phẩm giá và quyền bình đẳng giữa mọi người, phải như thế. Vả lại, không ai có thể tự cho mình “hơn hẳn” người khác, cách ngạo mạn. Là dân con theo Chúa, có ý thức, ta không thể nhân nhượng trong suy đồi nhân phẩm, chí khí của người khác, hoặc cách này cách khác. Càng nhận lãnh nhiều quà tặng, từ đâu đó, ta càng phải biết sẻ san cho những người đang có nhu cầu nhiều hơn ta.

Bài đọc 2, tác giả thư gửi cho Timothê cũng đã khuyến khích đồ đệ hãy nguyện cầu cho những vị đang cầm quyền, ở nhiều nơi. Cầu, là cầu nguyện cho họ biết sử dụng đúng đắn quyền hành mình nắm giữ, để giúp đỡ những người ở dưới, được sống trong an lành. Hội thánh không thể tự đồng hoá đặt mình vào với giới cầm quyền ở bất cứ nơi đâu, trên thế giới. Chí ít, là khi giới chức ấy áp đặt chính sách bất công/kỳ thị, lên dân lành.

Trình thuật, nay bàn về cung cách quản cai khi điều hành mọi việc trong cuộc sống thực tế, ở đời. Quản gia, là người nắm trọng trách quản trị/điều động đồ vật/tài sản cho chủ mình. Vị quản gia được Chúa kể ở trình thuật là người bê tha. Xấu xa. Anh phá tán tài sản của chủ một cách phung phí. Nên, khi biết mình sẽ bị cho nghỉ, bèn tìm cách ổn định tương lai, cho riêng mình. Và chủ khen anh “đã hành động khôn khéo”, tức biết sử dụng cung cách bất công, hầu tránh kỷ luật. Dĩ nhiên, khi kể truyện, Đức Giêsu không có ý đề cao tính bất lương của người làm công cho chủ. Ngài chỉ muốn người nghe hôm ấy chú ý đến thái độ “nhìn xa trông rộng” của “con cái thế gian”, thôi.

Tựa như tác giả có thư cho Timôthê, trình thuật hôm nay nhấn mạnh đến khía cạnh sáng suốt, biết phân tách/suy tính khả dĩ giải quyết những việc cần đến trí óc. Đó là ý nghĩa của lời Chúa khi thánh sử viết: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo tình thân thương bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào chốn vĩnh cửu.” (Lc 16: 9)

Đề cao cung cách giải quyết mọi việc trong giao tế với đời, Đức Giêsu căn dặn mọi người hãy nhớ rằng: mình chỉ là quản gia trông nom tài sản của chủ, chứ không là người thủ đắc tài sản ấy. Điều đó có nghĩa: ta chẳng có quyền trên bất cứ thứ gì mình đang tạm thời sử dụng. Là người Công giáo đích thực, hiểu điều Chúa khuyên dạy, ta không thể nói như người đời, rằng: “Tiền của tôi, tôi muốn làm gì thì làm chứ!”.

Tựu trung, câu mà mọi người cần hỏi về cuộc sống rất thành công, không là: “Anh/chị gầy dựng được bao nhiêu cơ đồ, của cải?” Mà là: “Anh/chị có sử dụng tiền tài/của cải mình tạm thời sở hữu, với mục đích tạo phúc lợi chung cho mọi người, không?” Đó mới là ý nghĩa của Lời Chúa khi Ngài căn dặn đồ đệ: hãy tạo tình thân thương bạn bè, ở truyện kể hôm nay.

Trong hiểu biết điều Chúa dạy, ta lại hát lên lời ngợi ca hăng say, những ngày trước, mà rằng:

“Vì những hồng ân Chúa thương ban tràn lan,
Vì những kỳ công Chúa ra tay oai hùng…
Chúng con xin ngợi khen Cha!

Chúng con xin tạ ơn Người!

Bây giờ và mãi mãi,

Allêluia!”

(Thành Tâm – Xin Ngợi Khen Cha)
Hãy cứ ngợi khen. Cảm tạ Cha. Về những điều Ngài dạy dỗ. Dạy ta tinh anh. Sáng suốt. Rất khôn khéo. Dạy cả chuyện yêu thương người đồng loại. Ở đời. Suốt nhiều thời.
Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch

Monday, September 6, 2010

Linh mục người là ai,

Từ xa xưa đến mãi về sau, thiên hạ vẫn không ngừng đặt ra câu hỏi đó.

Linh mục, ngài là ai?

(Lắm lúc lẩn thẩn Linh mục cũng chẳng hiểu nổi chính mình)

Linh mục, ngài là ai?

Có những lúc người ta thượng tôn ngài như là sứ Đức Chúa Trời, là cha phần linh hồn.Vì ngài là Người của Thiên Chúa, là người quản lý và ban phát các mầu nhiệm Nước Trời. 
Nhưng cũng đã có thời người ta hốt hàng trăm, hàng ngàn Linh mục dốc xuống sông, biển hoặc đưa lên máy chém.
Thời gian bách hại người ta săn đuổi Linh mục như săn đuổi dã thú trong rừng sâu.

Linh mục, ngài là ai?

Mở được Cửa Trời. 
Và khoá được Cửa Ngục.
Khiến Thiên Thần Chúa reo mừng. 
Và Quỉ ma khóc lóc.

Linh mục, ngài là ai?

Mở được mắt cho người mù. 
Để họ thấy ánh Mặt Trời.
Mở được tai cho người điếc.
Để họ nghe Lời hằng sống.
Ban bánh Trường Sinh cho người lữ thứ.

Linh mục, ngài là ai?

Mà Giáo hội không thể thiếu vắng ngài?
Để muối đời cho mặn lại.
Để giải sáng cho thế giới khỏi tối tăm.
Để gặt hái về bao nhiêu lúa đồng đang rục chín.
Để kéo dài Ơn Cứu Độ của Chúa trong thời gian.

Linh mục, ngài là ai?

Ngài chỉ là một người tầm thường như mọi người tầm thường khác.
Cũng yếu đuối mỏng dòn, và bất tất.
Có lúc ngài nằm bên lòng Chúa trong bữa Tiệc ly.
Và có lúc ngài hèn nhát trong sân Thượng Tế.
Có lúc ngài hào phóng như Maria rửa chân Chúa.
Và có lúc ngài nói như tên phản bội. “các ông cho tôi bao nhiêu…”

Ôi Linh mục, ngài là ai?

Câu trả lời nằm gọn trong Trái Tim Chúa. 
Xin Chúa thứ tha, gìn giữ và thánh hóa Linh mục mọi nơi và mọi thời

Lang thang trên net.
GB.Xuân Ly Băng. 2.08.2010

Sunday, September 5, 2010

Những câu ngạn ngữ về tình yêu.


Tình yêu
* * *
Tình yêu của các chàng trai không nằm ở trái tim mà nằm ở đôi mắt



Shakespear

 

 Chẳng bao giờ xảy ra chuyện ta yêu mà người con gái không hề hay biết – ta tin rằng mình đã tỏ tình một cách rõ ràng bằng một giọng nói, một cái chạm tay

Graham Greene

 

Muốn chinh phục người con gái ấy, bạn hãy làm cho nàng hiểu rằng

nàng chẳng phải viên sỏi duy nhất trên bờ biển

Harry Brousteau



 Tình yêu trong xa cách ví như ngọn lửa trong gió. Gió thổi tắt ngọn lửa nhỏ và thổi bùng ngọn lửa lớn.

Bussy Rebutin



 Khi yêu, người ta thấy sự xa cách và thời gian chẳng là gì cả.

Afred de Musset

 

Khi một tâm hồn mở ra để đón tình yêu thì bỗng dưng có hàng ngàn cách để biểu lộ tình yêu ấy



Khi hai người yêu nhau, họ không nhìn nhau mà họ cùng nhìn về một hướng

Saint Exupery



Tình yêu nâng cao con người thoát khỏi sự tầm thường

Pascal

                  

Trên thế gian này chẳng có vị thần nào đẹp hơn thần  mặt trời, chẳng có ngọn lửa nào kỳ diệu hơn ngọn lửa tình yêu.

M.Gorki



Hãy để cho người chết đi tìm sự bất tử trong danh vọng và những người sống đi tìm sự bất tử trong tình yêu.

Tagore



Chỉ có kẻ nào yêu mà không mong được yêu trả lại, mới chắc chắn là mình thật yêu ai hơn tất cả mà thôi.

Meilhan



Tình yêu là một vị thần trẻ con. Hễ khi đã yêu thì dù là bậc thánh cũng biến thành một đứa trẻ con không hơn không kém

Khuyết Danh



Tình yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự hòa nhịp của hai trái tim, làm người ta nhìn thấy mọi vật tươi đẹp hơn.

Nhà tâm lý học



Đang thật yêu bỗng căm ghét  là còn yêu một cách âm thầm tha thiết

De Saidéry



Chân lý cuối cùng của ở cuộc đời này là tình yêu có nghĩa là sống và sống là yêu.

Voltaire



Được yêu, một sự kiện quan trọng biết bao! Yêu,  càng trọng đại hơn nữa! Vì yêu, trái tim trở nên can đảm. Nó chỉ còn toàn những gì thuần khiết, chỉ dựa vào những gì cao thượng và lớn lao.

Victor Hugo



Ái tình không nhìn bằng mắt mà bằng tâm hồn. Vì vậy, nhân loại khắc họa Thần Tình ái có hai cánh nhưng con mắt mù lòa.

Shakespeare



Một người đang yêu có hai trạng thái: hoặc là không nghi ngờ gì hết, hai là nghi ngờ tất cả.

Balzac



Yêu có nghĩa là đối xử với một ai đó tốt hơn tất cả mọi người, tốt hơn với cả chính bản thân mình

Mark Boikv

  

Sự đau khổ làm cho tâm hồn thêm nhẹ nhàng và thanh cao.

Lamartin



Ngôn ngữ của tình yêu nằm trong đôi mắt.

Phineas Fletcher

 

Ai khổ vì yêu hãy yêu hơn nữa. Chết vì yêu là sống trong tình yêu.

Victor Hugo



Tình yêu chỉ sống được trong đau khổ, chỉ sống trong hạnh phúc tình yêu sẽ chết non.

De Gurardin

 

Yêu vì mục đích được yêu là con người, nhưng yêu vì mục đích yêu là thiên thần

Lamartin



Giọt nước mắt đầu tiên của tình yêu giống như hạt kim cương; giọt nước mắt thứ nhì giống như hạt ngọc; giọt nước mắt thứ ba giống như những giọt nước mắt khác, không hơn không kém.

 Achille Poincelot

  

Thà rằng yêu em mà đau khổ còn hơn cả 1 đời ta không biết em.

Guilleragues



Hạnh phúc lớn nhất trên đời này  là tin rằng mình được yêu

Victor Hugo



Biểu hiện đầu tiên của tình yêu chân thật ở người con trai là sự rụt rè, còn ở người con gái là sự táo bạo

Victor Hugo



Tất cả những gì anh yêu sẽ mất đi một nửa thú vị nếu không có em để cùng chia sẻ

Clara ortera



…Em, chỉ mình em mới tạo cho anh cảm giác đang sống… Những người đàn ông khác bảo đã gặp được thiên thần nhưng anh đã thấy em và thế là đủ

George Moore



Thật thế, khó tìm ra được một tình yêu hoàn hảo. Để trở thành một người tình, bạn phải có liên tục sự tinh tế của một kẻ rất sáng suốt, sự linh động của một đứa trẻ, tính nhạy cảm của một nghệ sĩ, sự hiểu biết của một triết gia, sự thu nhận của một vị thánh, sự khoan dung của mộ học giả và lòng dũng cảm của một tín đồ.

Leo Buscaglia



Thời gian không dành cho tình yêu là thời gian lãng phí

Tasso



Bạn đã yêu, đã nếm được mùi vị của ái tình..Đột nhiên, bạn thấy cái đẹp, sự hứng thú ở khắp nơi. Bạn không ngần ngại thể hiện tình yêu một cách say đắm, một cách dịu dàng, bằng ngôn từ và bằng sự im lặng. Và bạn thấy mình mạnh mẽ, khoan dung và đầy sinh khí.

George Weinberg



Thời gian

Trôi quá chậm đối với ai đang chờ đợi

Trôi nhanh đối với ai sợ hãi

Quá dài đối với ai phiền não

Quá ngắn đối với ai hân hoan

Nhưng đối với kẻ đang yêu,

Thời gian là vĩnh cửu

Henry van Dyke



Thật đau khổ cho kẻ nào vào lúc bắt đầu yêu đã không tin rằng tình yêu đó sẽ là vĩnh cửu

C.Constan



Muốn yêu cho ra yêu một người phụ nữ, ta phải yêu nàng như là nàng phải chết ngày mai

Tục ngữ ả rập



Không bao giờ người ta yêu như người ta đã được yêu, bởi thế nên muốn đạt được hạnh phúc trong tình yêu chúng ta phải cho tất cả mà không được đòi hỏi gì.

Paul Bourgier



Muốn có hạnh phúc với người đàn ông thì phải hiểu họ rất nhiều và yêu họ in ít cũng được

Muốn có hạnh phúc với người đàn bà thì phải yêu họ thật nhiều và…đừng tìm hiểu họ.

V.Hugo



Khi nào một người phụ nữ từ chối tình yêu của bạn và thay vào đó, cô ta đề nghị giữ vững tình bạn, bạn chớ có nghĩ rằng đó là lời từ biệt- điều đó có nghĩa là cô ta muốn bạn hành động theo thứ tự đã định sẵn.

Moliere



Một nửa-và đó là nửa đẹp nhất của đời người vẫn còn khép kín với những ai chưa từng yêu say đắm

Stendhal



Tất cả vẻ đẹp của cuộc sống được tạo nên là nhờ vào sức mạnh của tình yêu đối với người phụ nữ

M.Gorki



Hạnh phúc của tình yêu là ở trong hành động. Tình yêu được thử thách bằng tinh thần sẵn sàng hành động vì người mình yêu

Wenlit



Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại. Không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra có một tâm hồn để mà yêu.

M.Gorki



Không có tình yêu vĩnh cửu mà chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu



Có thể ăn nửa bữa,ngủ nửa đêm nhưng không thể đi nửa đường chân lý, yêu bằng nửa trái tim

W.Goethe



Không có gì cao thượng hơn tình yêu nằm trong những trái tim trong sáng

Ngạn ngữ Pháp

Bản chất của tình yêu là sự thánh thiện và thanh bình. ở đó, tâm hồn, lý trí, lương tâm và thể xác đều được bình an.


Cuộc đời ngắn ngủi và chúng ta không bao giờ có đủ thời gian cho những con tim đồng cảm. Ôi! Hãy nhanh chóng yêu đi! Hãy nhanh chóng kết tình thân ái

Henry F. Amiel



Những ngày chuẩn bị đám cưới giống như lời giới thiệu hùng hồn cho một cuốn tiểu thuyết tẻ nhạt

Wilson Mizner



Si mê thì dễ, yêu mới khó

Maral Aymi



Ta không yêu một người con gái vì những lời nàng nói. Ta yêu những lời nàng nói vì ta yêu nàng

A.   Maurois



Ai yêu mãnh liệt kẻ ấy ít lời .

Caxtilônê



Thường người ta nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất nhưng mối tình cuối cùng mới thực sự là mối tình bất diệt.

J.Paul Sarte



Không gì diễn tả được nỗi đau do cái ghen đem đến cho con tim chưa nói được lời tỏ tình.

Mme De Lafayette

 

Người ghen luôn tìm thấy nhiều điều hơn ý mình muốn tìm.

Moliere



Trong sự ghen tuông tự ái  đóng vai trò quan trọng hơn là ái tình.

Rochefoucauld



Lòng ghen có tính cách vừa công bằng vừa hợp lý bởi lẽ nó nhằm gìn giữ cho cái thuộc về ta hoặc cái mà ta  tin là của ta.

La Rochefoucould

 

Bạn muốn vợ bạn ngoan ngoãn không? Đừng khi nào có những ngờ vực ghen tuông.

La brun

 

Kẻ nào không ghen là không yêu.

St Augustin



Nếu phải trừng phạt tất cả những kẻ phản bội bạc ở trên đời này thì chẳng còn có ai để tha thứ được.

La Fontaine



Xa cách ngắn ngủi khích động say mê nhưng xa cách lâu dài giết chết say mê

Charles De Saint


Sự dối trá sẽ giết chết tình yêu, song chính sự thẳng thắn sẽ giết chết nó trước

Hemingway

Không có tình yêu vĩnh cửu mà chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu


Wish you always love and be loved!