Virtual Catholic Library

Friday, August 5, 2011

Tin Mừng CN XIX Thường niêm năm A.

Các bài đọc Chúa Nhật: 1 V 19:9,11-13 Tv 85:9,10,11-12,13-14 Rm 9:1-5; Mt 14: 22-33.

22 Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.23 Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình.24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió.25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la lên.27 Đức Giê-su liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! "28 Ông Phê-rô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài."29 Đức Giê-su bảo ông: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su.30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! "31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? "32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay.33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! "

Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?

Xin bắt đầu bằng câu chuyện kể như sau: Một hôm, đang đi dạo chơi trên sườn núi, anh bị trượt chân rơi xuống vực thẳm, nhưng cũng may cho anh, khi đang rơi anh vớ được một nhánh cây và cố gắng bám vào. Lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy sợ hãi vì bị treo lủng lẳng, cành cây sắp gãy vì sức nặng hơn 60 kg của anh. Một ý tưởng lóe lên trong đầu, anh mở miệng gọi lớn: “Chúa ơi! Nếu Chúa hiện hữu, xin hãy cứu con, con xin hứa với Chúa con sẽ tin Chúa và sẽ nói cho kẻ khác tin nữa”.

Nhưng im lặng vẫn là im lặng. Nhìn thấy cành cây sắp lìa thân, anh vội vàng cầu nguyện khẩn thiết hơn nữa: “Lạy Chúa, xin mau cứu con, con tin có Chúa rồi đó, hãy mau cứu con đi”. Và lúc đó dường như anh nghe có tiếng thì thầm trả lời bên tai: “Đó chỉ là lời tuyên bố suông của kẻ gặp khốn cùng muốn tránh đi sự khó mà thôi”. Anh vội trả lời: “Không đâu, không phải như vậy đâu, con tin có Chúa rồi mà, Chúa thấy không, con đã nghe được tiếng Chúa rồi, cứu con mau đi”. Tiếng Thiên Chúa lại rót vào tai anh: “Được rồi, Ta sẽ cứu con, bây giờ con hãy buông cành cây ra đi”. Nghe đến đây, anh cãi lại ngay: “Buông cành cây này à! Con đâu có khùng mà làm như vậy. Chúa tưởng có thể gạt con dễ dàng như vậy sao? Buông cành cây này ra con rơi xuống vực thẳm chết mất”.

Câu chuyện trên đây là một lời giải đáp rất rõ ràng cho vấn nạn về sự thiếu tin tưởng của con người qua mọi thời vào Thiên Chúa và cũng vẽ lên một bức tranh của sự sợ hãi và đầy nghi ngờ bởi thiếu niềm tin của những người môn đệ Chúa, và cách riêng cũng là một bài học đang đánh động cho mỗi chúng ta. Đây quả thực đây một lời mời gọi của Chúa Giêsu cho mỗi chúng ta là hãy tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Ngài “Đừng Sợ, chính Thầy đây.” Trong cuộc sống của mỗi chúng ta thử hỏi rằng đã biết bao lần mà chúng ta đã gặp phải những thử thách như: Thiếu tin tưởng vào người khác mà đâm ra nghi ngờ họ hay, nghi ngờ họ mà đâm ra thiếu tin tưởng vào nhau không.

Chúa Giêsu một lần nữa mời gọi chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài với không chút do dự, như những đứa trẻ hằng tin tưởng vào cha mẹ của chúng. Xin mời bạn chúng ta cùng nhau đọc và tìm hiểu câu chuyện như sau:

Vào một đêm kia, một đám cháy bùng lên tại một ngôi nhà. Tức khắc, trong khi những ngọn lửa phừng phừng bốc lên, người ta thấy người cha, người mẹ và mấy đứa con hấp tấp chạy ra, rồi đứng buồn rầu nhìn ngôi nhà mình bốc cháy. Bất chợt, họ nhận ra thiếu mất đứa bé nhất, một bé trai 5 tuổi. Bởi vì trong lúc chạy ra, thấy khói lửa nghi ngút, nó hoảng sợ, lùi lại, rồi chạy lên tầng trên. Người ta nhìn nhau, không thể nào liều lĩnh vào căn nhà bây giờ đang là lò lửa hừng hực như thế được. Thì kìa, một cánh cửa sổ trên nhà mở toang, đứa bé giơ tay kêu cứu.

Cha nó thấy nó, ông quát to: “Con ơi, nhảy xuống đây”. Đứa bé chỉ thấy khói lửa mịt mù, nhưng nó nghe ra tiếng cha nó, nó liền đáp: “Ba ơi, con không thấy ba đâu cả!”. Thế là người cha quát ngay: “Ba đây nè, ba thấy con, nhảy đi”. Và đứa bé đã nhảy xuống bình an vô sự vào vòng tay ba nó, vì ông đã kịp đỡ lấy nó.

Đứa trẻ qua câu chuyện trên đây có thể diễn tả như những kito hữu thiếu niềm tin. Chúng ta luôn được mời gọi để trở nên thầy của trong lĩnh vực này, khi chúng ta được cha mẹ chúng ta đưa đến trước mặt Chúa và Giáo hội trong bí tích rửa tội. Trước mặt Chúa và Giáo hội cha mẹ chúng ta đã thay mặt để tuyên xưng niềm tin đó. Nhưng,trước những tống quẫn và đầy khó khăn phức tạp trong xã hội, trắng đen lẫn lộn, biết bao lần chúng ta đã chối bỏ niềm tin và lời mời gọi từ Thiên Chúa và Giáo hội “hãy đi và đừng sợ có Thầy đây” Thử hỏi liệu mỗi người kito hữu đã có đủ can đảm như đứa trẻ trong sự bình thản và tin tưởng để nhảy xuống vòng tay của ba nó chưa.

Lậy Thiên Chúa là cha toàn năng, trong Ngài không có sự lẫn lộn giữa ánh sáng – bóng tối, giữa nghi ngờ - tin tưởng, giữa mạnh- yếu… Nhưng, trong Ngài luôn luôn là một sự thật và là trân lý muôn đời không thay đổi. Lậy Chúa, vì sự yếu đuối và tội lỗi của chúng con, xin tha thứ và ban niềm tin, sức mạnh của Ngài cho chúng con. Do vậy, chúng con có thể vượt qua được những gian lao và thử thách của xã hội ngày nay.
Tác giả: Trần Châu Đông

Friday, July 29, 2011

Tin Mừng Chúa nhật 18 thường niên năm A

Cộng tác với Chúa trong đời sống

 Một câu chuyện làm Mẹ Têrêsa cảm kích thường hay được Mẹ kể như sau:

Năm 1982, một hôm có 2 người trẻ tới nhà chúng tôi tại Calcutta. Họ đã nghe rằng, hàng ngày chúng tôi nấu ăn cho 7 ngàn người, nên họ tới và tặng cho chúng tôi một món tiền lớn để chúng tôi giúp người nghèo.

Ở Calcutta, mọi người đều biết là mỗi ngày tất cả các cơ sở dòng Nữ Tử Bác Ái của chúng tôi phải cung cấp thực thẩm cho khoảng 9 ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng số tiền họ tặng vào mục đích trên".

Sau khi giải thích, mẹ Têrêsa kể tiếp:

“Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:

- Hai con có thể cho mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?

Họ trả lời:

- Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều. Sau cùng, chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình, và chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí cho đám cưới để tặng những người không được may mắn như chúng con”.

Tôi phân vân, vì đám cưới tại Ấn là một chuyện lớn. Quyết định làm như 2 bạn trẻ này thực là điều ngoại lệ, nên tôi hỏi thêm:

- Tại sao anh chị lại quyết định như vậy?

- Vì chúng con yêu nhau, chúng con muốn có cái gì đặc biệt cho nhau, cái gì đẹp đẽ, và chúng con quyết định hi sinh.

- Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, chúng con không sợ rằng việc làm như thế sẽ làm phật lòng cha mẹ và họ hàng sao?

Hai bạn trẻ ấy trả lời:

- Chúng con yêu nhau tha thiết. Vì thế chúng con muốn tặng cho nhau một món quà cưới thật đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều dự phần vào.

Mẹ Têrêsa chia sẻ:

Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến tình yêu cao quí như thế. Tôi luôn luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng là món quà lớn lao của tình yêu nhau.

Kính thưa quý ông bà và anh chi em.

Bài phúc âm hôm nay mời gọi chúng ta hãy trở nên cộng tác một cách tích cực với Chúa như em bé trong đoạn Tin mừng. Mặc dù chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá nhưng em đã trao ban tất cả cho Chúa mà không có chút đắn đo nghi ngờ và đòi hỏi phải đền đáp lại cho mình một cách cân xứng. Hành đọng này ta có thể đưa đến cho chúng ta những sự thắc mắc như:

1.    Em bé này đã cho tất cả phần bữa ăn tối của mình, nếu Chúa Giesu không làm phép lạ thì em chết đói. Vậy mà em cũng cho sao?

Câu trả lời chỉ đơn giản là bởi vì em đã tín thác và hoàn toàn tin tưởng vào quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Cụ thể là em đã tin vào lời và cả những hành động của Ngài. Bởi vì những điều này mà em đã sẵn sàng cho đi tất cả mình có và những gì thuộc về mình. Hành động tin tưởng của em đây cũng là một hình thức luôn nhắc nhở mỗi người trong chúng ta, hãy tin tưởng và phó thác nơi Thiên Chúa. Chỉ có Ngài mới có thể giúp ta được mọi gian nan thử thách trong cuộc sống và cũng chỉ có Ngài mới thỏa mãn được những khát vọng thâm sâu của con người.

2.    Giả sử nếu như không có năm chiếc bánh và 2 con cá của em bé này. Chúa Giesu có làm phép lạ hóa bánh để nuôi hơn năm ngàn nguời? một lần nữa câu trả lời chắc chắn sẽ là Có. Tại sao vậy? Có một vị thánh nổi tiếng có tên là Âu Tinh đã từng nói:

 “Khi dựng nên chúng ta Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta,

Nhưng khi cứu chuộc thì Người luôn luôn đòi hỏi sự cộng tác của chúng ta.”

Kế đó thánh nhân giải thích, bởi vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta được một cái quyền rất cao trọng.  Thưa đó là quyền “Tự Do”vì cái quyền này nên Thiên Chúa muốn mời gọi chúng ta để cộng tác với Ngài để chính nhờ sự cộng tác của chúng ta với Ngài mà chúng ta được tham dự vào vinh quang với Ngài trong ngày sau hết.  Quả thực trong cuộc sống mỗi người thường có thắc mắc. Tôi còn chẳng biết làm gì cho người thân của tôi ấy chứ? Lấy đâu ra mà giúp cho xã hội..?! Nhưng chúng ta đâu có ngờ rằng mỗi hành động của bạ và tôi đã, đang và sẽ là một hành động rất tích cự, cụ thể để làm nên một xã hội tươi đẹp như ngày hôm nay. Có một câu chuyện như sau! Có một hành khách vừa mới bước lên chiếc xe taxi, anh liền nói với bác tài xế: Bác lái giỏi quá. Bác tài nhìn anh và hỏi: Bộ anh định xỏ xiên tôi hả. Anh trả lời: Không phải vậy đâu, tôi khen bác thực mà. Bác tài mỉm cười, lát sau bác nói: Anh làm vậy với mục đích gì? Anh trả lời: Tôi muốn, đem lại tình yêu, niềm vui mừng và hy vọng cho những người sống quanh tôi. Tôi nghĩ rằng một khi bác cảm thấy vui, bác sẽ niềm nở với những khách hàng của bác. Rồi những người này cũng sẽ niềm nở với những người mà họ gặp. Như vậy, sự niềm nở và tử tế sẽ được trải rộng đến hàng trăm, hàng ngàng người. Lời nói của anh làm chúng ta nghĩ tới một câu danh ngôn: Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn là ngồi đó mà rủa sả bóng đêm.

Thưa cộng đoàn, xứ điệp của bào Tin Mừng chúa nhật 18 thường niên năm A mời gọi chúng ta hãy trở nên cộng tác tích cực tới những công việc của Chúa trong đòi sống mỗi chúng ta, cho dù những công việc của chúng ta là không đáng kể với người đời, nhưng biết đâu đó lại là một hành động làm đẹp lòng Chúa.

Để kết thúc cho bài chia sẻ hôm nay. Tôi xin được nhắc lại câu nói của Mẹ Teresa Caculta như sau: “làm những công việc nhỏ bé nhưng với tất cả lòng yêu mến, hơn là làm những công việc vị đại mà không có tình yêu.” Lậy Thiên Chúa là tình yêu. Xin biến đổi trái tim sắt đá của chúng con trở nên những trái tim xương thịt biết yêu thương như Chúa. Để chính tình yêu này mà mọi người nhận biết chúng con là môn đệ của Chúa. Amen.

Tác giả:

Trần Châu Đông




Wednesday, July 27, 2011

The Great Virtue of Humility Belongs to a Successful Life

VIENNA, Austria, JULY 24, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the homily delivered July 16 by Cardinal Christoph Schönborn at the funeral Mass of Otto von Habsburg
Otto von Habsburg, the last crown prince of Austria, Hungary, Croatia and Bohemia, who died earlier this month in Pöcking, Germany, at the age of 98.
Also known as Archduke Otto of Austria, Otto was the eldest son of Blessed Charles I of Austria, the last emperor of Austria-Hungary. His funeral Mass took place at St. Stephen's Cathedral in Vienna.
* * *
Dear Family, mourning and hoping with confidence in faith!
Dear all who are mourning, celebrating and praying with us! Dear brothers and sisters in the Lord -- here in the Cathedral of St. Stephen, outside at the square of St. Stephen und to all who are joining us through the media!
Within the last days many honourable words have been spoken about the life of the deceased. Today, at the end of his pilgrimage, the last questions are raised, which are valid for all of us in view of the death. Today I forward the question to him and to us, as we are commemorating him: How can we bid farewell to Otto von Habsburg in gratitude and respect and to interpret his life and death to inspire many (people) to reflect also about their own life and also about their inevitable death, and to understand and to form life in the light of the faith of the Church.
It is our principle conviction as Christians that every person is intended by God, uniquely created with an own, distinctive vocation. To find it and to reply to it, is finally decisive for a successful life -- in front of God, not always in front of the people.
People are often called to remain faithful toward their vocation, although the environment has changed completely, everything became different. The life of the deceased is an example hereto. The readings of the Holy Bible, which we heard, are indicating in this direction.
1. Abraham -- fidelity in alteration
"The Lord said to Abram, 'Go from your country … to the land that I will show you … you will be a blessing … in you all the families of the earth shall be blessed.'"
Abraham, whom we venerate as Father of the Faithful, will be on a pilgrimage during his whole life, on ways which were totally unexpected for him, (on ways) that he accepted in trust and faith towards God. He findshisvocation in the new situations into which God is leading him and which rooted him out of his familiar world.
In his life Otto von Habsburg was confronted with a new situation due to the tremendous political turmoil, which was certainly not predestined for him as crown prince and successor to the throne.
The tangent picture of the four-year-old child in white dress between his parents at the funeral of Emperor Franz Joseph passed all media during these days. When he was six years old, the Monarchy expired, and therewith the world, in which he should have had such a big task.
There are two attitudes which I admire and which he set -- since the breakdown of the old imperial world -- an example of it in his long lasting life: On the one hand the ability to let oneself in for completely new situations with alertness and without dread, on the other hand the courage and the decisiveness to adhere to that what he considered as his heritage and mission according to his birth. This explains partly the discrepancy of the judgements about him: too modern for the one side, too unconventional, too conservative for the other side, yes reactionary. According to my point of view, in reality he is a brilliant example of an unwavering fidelity, for the whole life, of his own unique vocation.
Otto von Habsburg has accepted his vocation in Christian faith, which he found exemplary in the life of his parents. He understood the heritage of his family as mission and vocation. He did not regret bygone times and he was not uninhibited by people who wanted to disgrace him or to see only the negative side effects. With his life he showed us, how we can take heart from "yesterday" for "tomorrow." We may also learn from him in matters related to the proper handling with the history in Austria. Learning has never been a shame.
It belongs to political correctness to categorise the idea of the Divine right of Kings as an old-fashioned one. Otto von Habsburg understood it primarily as responsibility according to the original sense. We cannot resign or delegate the responsibility in front of God how we treat that what is entrusted to us.
In 1971, Otto von Habsburg wrote about that what now, 40 years later, became reality for him: "When you are standing in front of your Creator, face-to-face, only the performance of obligation and good will is valid. God does not command from the person to present to Him a report of victories. He gives the success. He expects from us only that we do our best."
2. The Beatitudes -- Charta of a valuable life
The Gospel from the eight Beatitudes is containing the heart of the annunciation of Jesus. It may be right, whatever is told repeatedly, that with the Beatitudes one cannot build a state. They are not applicable to the law of a state, however, applicable as charter for a successful life, which was worth while, and God grants His reward. I mention three of if:
"Blessed are the poor in the spirit."
First and foremost the great virtue of humility belongs to a successful life, the talent of the real great personalities who do not look down on somebody, but knowing themselves as little in front of God. Innumerable people noticed this attitude of Otto von Habsburg: No pride of place and a "frugal self-consciousness" (Pope Benedict XVI), to be the heir of House of Habsburg.
How important would it be for us, without being a natural-born Habsburg, to be aware of the fact of the royal dignity of every Christian, of every human being, from which the Jewish-Christian tradition gives a powerful testimony. Based on this conviction and in connection with his deep and dynamic belief Otto von Habsburg had encounters with persons of various origins and philosophies of life "at eye level." He says: "The religious person sees in him-/herself and in his neighbour an image of God, whom the Creator gave rights, which cannot be withdrawn from him/her neither by a single person nor by a state, neither by a tyrant nor by a fluctuating will of a majority."
"Blessed are those who hunger and thirst for righteousness"
To aspire to the justice was another basic attitude in his life. In the external Castle Gate, through which the conduct will lead, the motto of Emperor Franz I. (his grandfather in 3rdgeneration) is written: "Justitia regnorum fundamentum." -- justice is the basic of all sovereignty. Otto von Habsburg saw in his long life how states degenerated to robber bands, if justice is no longer its basic, if single or national interests suppress the common good, if brutal power suppresses the justice.
"Blessed are the peacemakers"
This particular one of the Beatitudes had its central place in the life of the deceased. "One day of war costs much more than one year of keeping peace", he said. Finally, you may allow me to talk -- in view of this Beatitude -- about the following thought, which I am carrying in my heart:
I remember the disaster of the World War I . In the long, formative and blessed reign of the Emperor Franz Joseph there was no most serious error than to agree to this war und to declare it. This war led to the most senseless bloodshedding. All efforts the father of our deceased, blessed Emperor Karl I, tried to undertake in order to avoid this remained without success. Both most terrible mass murdering ideologies, which were known, were the toxic fruits also of this war.
Are we not allowed to understand this lifework of this great deceased as an unrestless approach to repair again the disaster from the World War I, which came across Europe? With all his passion in his heart, with his enormous intelligence und his courage he served the peace-project for Europe.
Of course, even a well-done European integration cannot create a paradise on earth. This is not the task of politics! However, a well-going and peaceful coexistence between the nations and cultures, to promote the languages and religions, was the issue to which Otto von Habsburg felt to be obliged to, his mission, his vocation, in fidelity to his heritage of his House, in the spirit of the Gospel of Jesus Christ, beatifying the peacemakers.
On May 22, 2004 in Mariazell the "Mitteleuropäische Katholikentag" took place. More than 100,000 pilgrims from eight countries came, Polish and Czechs, Slovaks and Hungarians, Croatians and Slovenes, Bosnians and Austrians. It was freezing and rainy. Otto von Habsburg und his dear wife Regina -- she remained steadfastly at his side, inseparable and helpful -- were present. After the Holy Mass I asked Otto von Habsburg, he was 92 years old, if he did not terrible freeze. He replied with an unforgettable sentence and his face shined full of joy: "No, for that we lived."
To have lived for that, I thank today:
May God bless you, highly honoured Lord!
May God bless you, you big repatriate!
May God bless you, you faithful servant!
Enter into the joy of your Lord. -- Amen.
Collection of homily.

Sunday, July 24, 2011

Linh Mục người được mời gọi để theo Chúa,

Linh mục: Ngày Thánh hiến
Trong Thánh lễ Tạ ơn hoặc mở tay của tân linh mục thường vang lên bài ca tạ ơn: "Từ muôn thuở Chúa đã yêu con, một tình yêu không bờ bến, nay con biết lấy chi báo đền, lòng từ ái Chúa vô biên…". Vâng, trong ngày hồng phúc ấy, niềm vui vỡ òa trong con tim các vị tân chức. Cờ xí tung bay trong gió, đón chào khách thập phương về dự đại lễ. Các nhà chụp ảnh quay phim tấp nập bước chân. Ca đoàn rộn vang tiếng hát, ngợi ca thánh chức cao vời. Mọi người dõi theo từng cử chỉ, lời nói của tân chức. Người linh mục trẻ giang rộng đôi tay trên bàn thánh trong nét mặt hân hoan, chắp tay khấn nguyện, dâng lời tạ ơn. Hàng ngàn con tim cùng một nhịp thổn thức, như ôm chầm người linh mục trẻ trong vòng tay yêu thương. Lễ xong, người người vây quanh, chúc mừng, hân hoan. Những nụ cười rạng rỡ hoà lẫn trong những giọt nước mắt hạnh phúc. Màu áo Phục Sinh tung bay trong nắng bình minh. Mây xanh trong vắt trên cao như cuốn hút người linh mục về nơi cuối trời. Ôi! Phút giây của thần thoại. Phút giây của thiên đường. Phút giây của người được Chúa “chọn” và “gọi” không phải vì tài đức, nhưng do tình thương nhưng không của Thiên Chúa. Nhìn lại chương trình cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta thấy:
- Để thành lập một dân riêng, Chúa đã chọn một cụ già gần 100 tuổi chưa có con nối dõi tông đường, để làm tổ phụ nhiều dân tộc. Đó là tổ phụ Abraham.
- Để dẫn đưa dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập trở về đất hứa, Chúa lại chọn một người ăn nói ngọng ngịu, nhút nhát. Đó là Môisen.
- Để thực hiện lời hứa ban Đấng cứu độ, Chúa chọn một cô thiếu nữ sống đời trinh khiết, để làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Đó là Đức Trinh Nữ Maria.
- Khi thành lập Giáo hội và chọn một người đứng đầu, Ngài lại chọn một người chài lưới, từng chối Chúa 3 lần. Đó là Phêrô.
- Để loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Chúa chọn một người có quá khứ chẳng mấy tốt đẹp. Đó là Maria Mađalêna.
- Và để Tin Mừng cứu độ của Chúa được lan rộng tới các dân ngoại, Chúa chọn một con người chuyên đi bắt đạo. Đó là Phaolô.
Nhìn qua một số người được Thiên Chúa chọn trên, xem ra có vẻ ngược đời. Điều đó cho ta thấy rằng, không phải vì tài cán cá nhân mà họ được chọn và gọi, nhưng hoàn toàn do tình thương, Thiên Chúa đã lựa chọn các ngài.
Thánh Phaolô đã cảm nghiệm điều đó nên ngài nói: “Khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh. Như thế, không ai dám tự phụ trước mặt Thiên Chúa”.
Linh mục: Trách nhiệm đời tận hiến
Thế nhưng, khi nhìn vào đời sống các linh mục, những người không cùng tín ngưỡng với chúng ta thường thắc mắc?
- Thấy các ngài được mọi người gọi là cha và xưng con. Nhưng hỏi ra thì linh mục không lập gia đình.
- Thấy linh mục ở nhà cao cửa rộng, xây dựng các công trình khang trang rộng lớn, làm chủ những tài sản quý giá. Nhưng hỏi ra thì linh mục chẳng có tiền của riêng tư, mà đó là tài sản của Giáo hội.
- Thấy linh mục được nhiều người quý mến, nhiều người lui tới thăm hỏi. Nhưng hỏi ra thì biết chẳng mấy ai là thân nhân ruột thịt.
Nắm giữ nhiều tài sản nhưng không có của riêng. Có một gia đình đông đúc rộng lớn nhưng không có một gia đình riêng tư. Có rất nhiều con cái nhưng lại chẳng có người con nào. Đón tiếp nhiều người nhưng không giữ lại người nào cho riêng mình. Tại sao thế? Thưa vì Tin Mừng đã dạy “Giả như các con thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì các con không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách các con ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà... ” (Ga 15, 19,20).
Linh mục là người được Chúa chọn và tách ra khỏi thế gian. Tách ra không phải là ra khỏi thế gian, vì linh mục được Chúa chọn để phục vụ con người, nên phải sống với con người, phải sống giữa thế gian.
Tách ra khỏi thế gian được hiểu là không sống theo tinh thần thế gian, theo thói đời thường ưa chuộng: danh - lợi - thú, không tìm danh vọng chức quyền, không chạy theo tiền bạc. Sống giữa thế gian nhưng phải khác thế gian. Đây là một thách đố lớn cho cuộc đời linh mục.
Vì thế, những lời chúc tụng trong ngày thụ phong, chỉ là những đóa hồng mau tàn phai héo úa, là những đám mây trắng tan bay trong gió. Để rồi, khi trở về với sứ vụ của mình, người linh mục, tu sĩ sẽ đón nhận những gai nhọn của hoa hồng, cái nắng chói chang của cuộc hành trình, và đôi chân rỉ máu khi bước theo Thầy Giêsu trên con đường thập giá. Để rồi, từ đây, các ngài sẽ xuôi ngược truyền giáo mà trên môi vẫn nở nụ cười. Những chiều mỏi mệt mà vẫn không từ chối ban ơn Xá giải. Những ngày hối hả công việc mà vẫn tha thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể. Những giây phút rã rời mà vẫn dâng Thánh lễ sốt sắng. Hoá ra là, ngày vĩnh khấn hay ngày thụ phong linh mục không phải là ngày gặt hái những thành quả vàng son sau bao năm học tập, tu luyện, mà chỉ là ngày “Tình yêu lên đường”. Tình yêu là những hạt lúa miến, đi tới đâu biến thửa đất thành ruộng mạ tới đó. Ngày thụ phong linh mục là ngày mở ra một huyền nhiệm hạnh phúc.
Vì thế, các ngài sẽ nguyện dâng sự nghỉ ngơi thân xác cho kẻ khác được bình an tâm hồn. Các ngài sẽ nguyện sống khiết tịnh để bù lại những nuông chiều xác thịt nơi kẻ có tội. Các ngài sẽ nguyện từ bỏ cuộc sống sang trọng để biết sống cho người nghèo. Vì Chúa Giêsu đã phán: “Ta đến là để phục vụ chứ không phải để được phục vụ” (Mt 20, 28).
Cho nên, người linh mục, sẽ phải vượt qua những gian nan của trách nhiệm; phải vượt qua những thách đố của tha nhân cũng như của bản thân, kể cả những nỗi cô đơn, trống vắng trong đời tận hiến. Bởi vì:
Linh mục là người của quần chúng, luôn cố gắng sống “hoàn thiện như Cha trên trời” để làm chứng cho Đức Kitô, chấp nhận làm dâu trăm họ, cố gắng làm vừa lòng mọi người, nhưng đôi khi chẳng được mấy ai vừa lòng!
Linh mục luôn được xem là người con ưu tú của gia đình và Giáo hội, được giáo dân rất kính trọng, kỳ vọng và tin tưởng. Thế nhưng, các ngài cũng chỉ là những con người yếu hèn, khiếm khuyết như “đồ quý để trong bình sành dễ vỡ”. Với tâm tình đó, trong Thánh lễ kỷ niệm 50 năm hồng ân linh mục, vị mục tử cao niên đã thốt lên: “Xin cộng đoàn hãy tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ nhiều cho anh em linh mục chúng tôi, hãy chân tình cộng tác với các linh mục, để xây dựng giáo xứ, họ đạo trở thành một cộng đoàn sống động, hiệp nhất và yêu thương”.
                                                                                                                                     
                                                                                                                                         Góp nhặt

Wednesday, July 20, 2011

Chúa Ba Ngôi trong đời ta.

I. MẠC KHẢI VỀ CHÚA BA NGÔI



Hôm nay chúng ta đi vào mầu nhiệm cao cả nhất trong đạo, là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người không thể nào có thể hiểu hay hình dung được. Trong Cựu ước, dân Do thái chỉ được mạc khải cho biết là chỉ có một Thiên Chúa Giavê độc nhất và chỉ được tôn thờ một mình Ngài :”Hôm nay, các ngươi hãy nhận biết và suy niệm trong lòng rằng trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa chớ không có Chúa nào khác”(Đnl 4,39).



Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này ? Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Theo bài Tin mừng hôm nay, trước khi về trời, Đức Giêsu đã tập họp các môn đệ lại ở trên núi để dặn dò một điều sau cùng:”Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,18-20).



Đức Giêsu chỉ mạc khải cho chúng ta biết có một Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, còn tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi thế nào thì Ngài dành cho Chúa Thánh Thần, Đấng là hồn sống của Hội thánh sẽ soi sáng và giữ gìn kho tàng đức tin. Bởi vì thánh Luca nhìn lịch sử cứu độ như một viễn cảnh mang chiều kích Ba Ngôi : Thời Cựu ước là kỷ nguyên của Chúa Cha, thời loan báo Tin mừng là kỷ nguyên của Chúa Con, và thời hậu Tin mừng Công vụ Tông đồ ghi lại là kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần.



2. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.



Cựu ước chưa có mạc khải về Chúa Ba Ngôi. Cựu ước chỉ nhấn mạnh về một đức tin độc thần : Chỉ duy Đức Chúa mới là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và ban ơn cứu độ. Mười điều răn được ban cho dân Israel thì điều răn quan trọng nhất là “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”(x. Xh 20,3).



Trong Thánh lễ hôm nay, Tin mừng Matthêu ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục sinh, mạc khải rõ ràng về mầu nhiệm này :”Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19).



Sách Công vụ Tông đồ của Luca ghi lại bài giảng của Tông đồ Phêrô có câu:”Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe”(Cv 2,33).



Tin mừng Gioan đã nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi:”Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,16).



Còn thánh Phaolô diễn tả mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong thư gửi cho tín hữu Côrintô ở phần chào thăm:”Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”(2Cr 13,13).



Chúng ta chỉ có thể biết được mạc khải về Chúa Ba Ngôi trong những đoạn Kinh thánh nêu trên. Theo đó, Đức Giêsu cho chúng ta biết : Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, nghĩa là Ngài cùng bản tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa, và Ngài với Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết Chúa Thánh Thần là Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi vị riêng biệt chứ không phải là Ba Thiên Chúa. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng nên Ba Ngôi bằng nhau, không Ngôi nào lớn hơn. Trong các kinh cầu đều có câu :”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả” : Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.



Về công việc của mỗi Ngôi vị, chúng ta được biết khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người, Thiên Chúa xuất hiện như một người Cha. Ngài dùng Lời quyền năng làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3). Ngài còn tiếp tục quan phòng để các tạo vật tồn tại và ngày một tiến hoá. Khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu, để thiết lập Nước Trời. Cuối cùng Ngài đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người. Khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha lại sai Thánh Thần đến tiếp tục chương trình cứu độ, bằng việc ban ơn thánh hoá để giúp loài người nên con Thiên Chúa và nhận được ơn cứu độ của Đức Giêsu (Lm Đan Vinh).



Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm và mãi mãi vẫn là mầu nhiệm. Thánh Augustinô là một bậc tài trí cũng không thể hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cầm một vỏ hến mà tát cạn đại dương còn dễ hơn là thấu hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Cứ tin, cứ yêu đi rồi sẽ hiểu . Dĩ nhiên chĩ hiểu được một phần rất nhỏ theo kiểu loại suy thôi.


Truyện : Cứ nếm thử mà xem.



Sau khi chấm dứt buổi diễn thuyết chống lại Chúa và các công trình của Ngài, diễn giả mời cử toạ lên diễn đàn, để đặt câu hỏi.

Một người bước lên. Anh này là một người nghiện rượu, vừa mới được cải hóa. Đứng trước thính giả, anh ta lấy từ trong túi ra một trái cam và chậm rải lột vỏ. Chờ mãi, ông diễn giả bực mình bảo anh ta hãy đặt câu hỏi đi. Nhưng, anh ta cứ từ từ làm tiếp cái công việc lột vỏ cam, và không trả lời. Lột vỏ xong, anh ta từ từ ăn cam. Ăn xong, anh ta mới quay về phía diễn giả va øhỏi :

- Ông thấy trái cam có ngọt không ?

Diễn giả gầm lên :

- Đồ khùng ! Làm sao tôi biết được là ngọt hay chua, vì tôi có nếm đâu ?

Lúc ấy, anh chàng thính giả mới nói :

- Thế thì làm sao ông có niềm tin vào Chúa, nếu ông không bao giờ nếm thử Ngài.

(Gm Arthur J. Tonne, Stories for Sermons, tập 13)



III. NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CHÚA BA NGÔI.



Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết một phần nào về Chúa Ba Ngôi, các nhà thần học đã dùng những hình ảnh để diễn tả, dĩ nhiên những hình ảnh này chỉ diễn tả được một phần nào về Chúa Ba Ngôi, còn mầu nhiệm thì vẫn còn là mầu nhiệm, không thể hiểu được.



Thánh Patrick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”, tuy chỉ có một lá nhưng do ba lá nhỏ dính vào nhau.

Thánh Ignace de Loyola thường dùng hình ảnh ba nốt nhạc trong một hợp âm. Tuy ba nốt nhạc khác nhau nhưng cùng làm nên một hợp âm nghe du dương.

Hoặc chúng ta có thể dùng hình ảnh nước để diễn tả : nước có thể ở thể hơi, thể lỏng và thể đặc. Tuy chỉ là nước mà có thể ở được những dạng khác nhau.

Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc, ba cạnh đều nhau.

Thời gian có thể lá quá khứ, hiện tại và tương lai.

Và còn rất nhiều hình ảnh khác mà chúng ta không cần kể ra hết.



IV. CHÚA BA NGÔI TRONG ĐỜI TA.



1. Một dịp nhắc nhở.



Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay là một dịp để chúng ta nhắc lại bí tích Rửa tội. Nhờ phép Rửa, chúng ta được tẩy sạch tội nguyên tổ và tội riêng đã phạm, được ơn thánh hoá, được nhận làm con Chúa, được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ngày lễ nhắc nhở chúng ta hãy trung thành với Chúa, thi hành những điều đã hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma qủi và những việc làm của chúng; đồng thời nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn để ta luôn sống trong tình con thảo đối với Chúa để lúc nào cũng có thể thưa với Ngài :”Abba, Cha ơi”.



Năm 500, vua Clovis và rất nhiều binh sĩ xin được rửa tội qua bàn tay của thánh Rémi tại thành Reims. Trước khi ban phép Rửa tội, thánh nhân tuyên bố với nhà vua của bộ lạc Franc:”Từ đây ông sẽ thờ Đấng mà ông đốt và đốt những cái mà ông thờ”. Và nước phép rửa tội đã chảy trên trán của Clovis và ba ngàn binh sĩ, nhờ công ơn và lời cầu nguyện của bà thành Clotilde, hoàng hậu.



2. Hạnh phúc được làm con Chúa Ba Ngôi.



Nhờ phép Rửa và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần chúng ta được nhận làm con Chúa. Đã là con thì chúng ta được thừa hưởng mọi quyền lợi của kẻ làm con Chúa, nhất là chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh của Chúa. Đấy là một vinh dự lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người chúng ta vì Đức Chúa Cha bởi yêu thương đã dựng nên loài người và tôn lên làm con Ngài để có quyền thừa kế Nước Trời.



Các loài ta thấy trên đời, nếu chúng biết nói, chắc chúng sẽ nói lên sự phen bì với ta, vì Chúa đã biệt đãi loài người phạm tội ; chúng thì không phạm tội, lại luôn theo ý Chúa mà không được Chúa thương bằng con người.



Ông vua kia nuôi một con chim hót rất hay, ông vua yêu nó lắm, mua những thức ăn nó thích nhất, sắm cái lồng vàng. Một ngày kia nghe nó hót líu lô, ông vua say mê, và vì yêu nó quá, nên nghĩ rằng : thôi, ta nhận nó làm con, để ăn gia tài của ta. Ông vua nghĩ thế, người ta cho là yêu đến phát điên. Thực ra, Chúa đã yêu ta đến thế : Thiên Chúa mà nhận con người làm con ! Thật là hạnh phúc quá (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật B, t.2, tr 124).



3. Chúa Ba Ngôi hành động trong ta.



Khi đã trở thành người con Chúa chúng ta được tham dự vào đời sống của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta có Chúa ngự trong mình vì Chúa đã nói:”Ai yêu mến Thầy và tuân giữ các lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến nó, chúng ta sẽ đến ở trong nó và chúng ta sẽ lập cư trong nhà nó”(Ga 14,23).

Thánh Phaolô cũng xác quyết:”Anh em lại không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần của Thiên Chúa ở trong anh em sao”?(1Cr 3,16-17 ; 6,19).



Các thánh đã sống mầu nhiệm này một cách hết sức ân cần và thân mật. Việc Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn đã ghi sâu vào tâm trí các ngài và làm cho các ngài không bao giờ cảm thấy cô đơn lẻ loi. Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói:”Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh, Chúa trở nên tù nhân bị giam hãm trong hồn con”.


Truyện : Ba Ngôi hành động nơi ta.





Một cuộc thảo luận của nhóm thanh niên diễn ra rất sôi nổi về đề tài Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Họ đã xem lại giáo huấn căn bản : Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, có Ba Ngôi vị, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Rồi họ bàn bạc thêm về vấn nạn Ba Ngôi cùng hành động thế nào, nhưng vấn đề sâu xa, vượt quá hiểu biết của họ, và mấy người hướng về Cha sở đang ngồi ở phía ngoài :

- Thưa cha, cha có thể soi sáng cho chúng con về vấn đề này ?

Cha sở đáp :

- Có lẽ tôi có thể đưa ra chút ánh sáng cho vấn đề. Rồi ngài quay sang một tham dự viên và hỏi :

- Bill, bạn có biết chơi Guitar không ?

Bill nhìn nhận :

- Con chơi được lắm.

Và cha sở tiếp :

- Cây đàn guitar gây ra tiếng nhạc thế nào ? Có ba sự việc liên đới với nhau. Nghệ thuật âm nhạc hay là tâm trí bảo ta điều phải làm, bàn tay thì gảy – dây tạo ra tiếng đàn. Tâm trí không tạo ra tiếng đàn, bàn tay không tạo ra tiếng đàn, nhưng cả hai việc cùng với dây tạo ra tiếng đàn. Cả ba việc cùng làm, dầu rằng việc riêng biệt của dây là tạo ra tiếng đàn. Thiên Chúa Ba Ngôi hành động giống như thế !

Cả nhóm đồng ý rằng : hình ảnh mà cha sở trình bầy đã giúp họ hiểu hơn.

(Gm Arthur Tonne, Bài Giảng TM CN, năm A, tr 75)



4. Thái độ của ta đối với Chúa Ba Ngôi.



Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là Tình yêu”. Ngài là nguồn gốc mọi tình yêu. Ngài san sẻ cho chúng ta tình yêu của Ngài để chúng ta yêu Ngài và yêu thương nhau. Điều răn mến Chúa yêu người phải được thực hiện song song, mà muốn yêu Chúa thì phải yêu người.



a) Yêu thương nhau :



Khi nói đến yêu thì phải nói yêu ai chứ không chỉ nói yêu suông. Mà nếu không yêu ai thì chỉ là yêu mình, một tình yêu vị kỷ bệnh hoạn, giống như tình yêu của anh chàng Narcisse trong thần thoại Hy lạp. Ngày xưa có một anh chàng tên là Narcisse không yêu thương ai hết ngoài chính bản thân anh ta, anh yêu mình đến nỗi một hôm nhìn thấy bóng dáng mình phản chiếu trên mặt nước một cái giếng, anh xúc động quá nhảy tùm xuống giếng để ôm lấy hình ảnh của mình và phải chết đuối. Về sau người ta đặt tên cho chứng bệnh tự yêu thương mình là chứng bệnh Narcisse.

Yêu thương là phải biết hy sinh, phục vụ người khác. Yêu thương là phải biết cho đi, phải biết trao cái mình có nhất là chính bản thân mình vì cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận.



b) Tôn trọng sự hiệp nhất :



Thiên Chúa Ba Ngôi là hình ảnh tuyệt vời của sự hiệp nhất. Chúa Cha yêu thương đã sinh ra Chúa Con và tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đã làm phát sinh ra Chúa Thánh Thần. Tuy Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, trong sự yêu thương và hiệp nhất. Cuộc sống của cộng đoàn cũng cần phải có sự hiệp nhất theo gương Chúa Ba Ngôi để lúc nào cũng vang lên câu Thánh vịnh :

Anh em xum họp một nhà

Bao là tốt đẹp bao là thú vui.

c) Tôn thờ Chúa Ba Ngôi :



Để tỏ lòng yêu mến tôn sùng Chúa Ba Ngôi, ta phải có thái độ trân trọng khi xưng danh Chúa Ba Ngôi như khi đọc kinh Sáng danh hay lúc làm dấu Thánh giá. Chính trong đó ta đang tuyên xưng danh Chúa Ba Ngôi rất thánh. Ngoài ra chúng nên ngh

Truyện : Phòng ngủ ba cửa sổ.
ĩ ra những cách thích hợp để nhắc ta năng nhớ đên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống.





Thánh Barbara sống vào thế kỷ thứ 3, thời kỳ mà theo đạo tức là ngầm hiểu là bằng lòng tử đạo. Mặc dù thế, bà thánh này đã giữ vững đức tin, để nhiều giờ ăn chay cầu nguyện. Cha của bà tên là Dioscorus, là một người ngoại đạo. Trước khi đi chu du, ông phác họa một đồ án để xây căn nhà mới. Trong phòng Barbara, theo đồ án thì có hai cửa sổ, nhưng vì Barbara có lòng tôn sùng Chúa Ba Ngôi cả trong việc xây nhà, bà nghĩ vì Chúa Ba Ngôi nên tốt hơn phòng bà có ba cửa sổ.



Khi chu du trở về, cha bà thấy có sự thay đổi trong việc xây cất không đúng như đồ án của ông, ông đoán có lý do gì đây. Thánh Barbara thú nhận rằng bà đã theo đạo từ lâu. Cha bà bực tức. Ông không muốn cho vua ngoại đạo làm lôi thôi, nên ông đã đem con đi xử. Bà bị kết án chém đầu. Để tự cứu mạng mình và để chứng tỏ cho vua thấy mình trung thành với nhà vua thế nào, chính ông Dioscorus mang bản án đi. Thiên Chúa thịnh nộ vì hành động bất nhân ấy đã cho sét đánh chết Dioscorus tức thì.



Ngày nay, trên những bức ảnh thánh Barbara, chúng ta còn thấy bà cầm cành lá thắng trận tử đạo và ba cửa sổ ở phía sau bà, có ánh sáng mặt trời chiếu qua chói lọi.

(W. Diamond, Đồng cỏ non, tr 96-97).



Lm Giuse Đinh lập Liễm

Thursday, July 14, 2011

16th SUnday in Ordinary time - year A

Dear friends in Christ,
Chúa nhật XVI thường niên - 18 bài suy niệm năm AWe give thanks to God for his teaching to us by parable that we may understand about God’s word. Particularly, he teaches us how to respond to his word, it involves receiving it, treasuring it and putting it into practice in our lives.

 On16th Sunday in Ordinary Time – year A, once again, we hear of Jesus’ teaching about the Kingdom of God. The Kingdom of God can seem a vague, distant concept that fails to capture our understanding of God’s plan for us and our world. In the Jesus’ time, the Kingdom of God can be understood as; “the Kingdom of God is within you.” (Lk 17. 21)

In today’s Gospel reading Jesus teaches what the Kingdom of God is like by using three different parables about everyday experiences as: The parable of the Weeds, the Mustard Seed and the Yeast. Indeed that Parables of God are Jesus himself, his person, under the form of his humanity, hiding and yet revealing the same deity. In baptism, God invites us to believe in Him, he draws us to himself through the truth and goodness of his incarnate Son. By our faith in Jesus Christ we can be confident to call God “our Father” and therefore it also leads us to a good relationship to the power of this earthly kingdom.

What is more, in today’s Gospel Jesus also reminds us that it is God’s word, God’s world and God’s Church. Even in the face of evil, of scandal, of betrayal, our task is to remain faithful and, if we fall, to allow the Lord to pick us up again. If we do, we can be confident that we will shine like the sun in the Kingdom of our Father. We will radiate with the beauty, joy, and fullness of God’s love.

Lord Jesus, let your word take root in our hearts and may your all- consuming love transform our lives that we may sow what is good, worthy, and pleasing to you. Amen
Dong Chau Tran

Monday, July 11, 2011

Thiên Chúa tôn trọng sự tự do và không bắt buộc chúng ta tin nơi Người

Linh Tiến Khải7/10/2011             

{Góp nhặt}
--------------------------------------------------------------------------------

 VATICAN - Như đã biết, từ chiều thứ năm vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bắt đầu đi nghỉ hè tại dinh thự Castel Gandolfo. Trưa Chúa Nhật 10-7-2011 ngài đã đọc Kinh Truyền Tin với 2.000 tín hữu trong sân nhà nghỉ mát. Đức Thánh Cha cám ơn các tín hữu đã đến đọc kinh chung với ngài, Ngài chào dân chúng thành phố Castel Gandolfo thân yêu với lời cầu chúc mọi người một mùa hè tốt lành.

 Đề cập tới bài Phúc Âm của phụng vụ Chúa Nhật Đức Thánh Cha nói: Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Mt 13,1-23) Chúa Giêsu nói với dân chúng dụ ngôn nổi tiếng của người gieo giống. Đây hầu như là một trang ”tự thuật”, bởi vì nó phản ánh chính kinh nghiệm của Chúa Giêsu và việc rao giảng của Người: Chúa tự đồng hóa với người gieo giống, gieo hạt giống Lời Chúa và nhận thấy các hiệu qủa khác nhau có được, tùy theo kiểu tiếp nhận dành cho việc loan báo. Có người lắng nghe Lời Chúa một cách hời hợt mà không tiếp nhận nó; có người tiếp nhận trong lúc đó, nhưng không kiên tâm và mất tất cả; có người bị các lo lắng và các cám dỗ của thế gian lấn át; và có người lắng nghe và tiếp nhận như thửa đất tốt: ở đây Lời Chúa đem lại bông hạt dồi dào.



Nhưng bài Phúc Âm cũng nhấn mạnh trên ”kiểu” rao giảng của Chúa Giêsu, nghĩa là việc dùng các dụ ngôn. Các môn đệ hỏi Người: ”Tại sao Thầy nói với họ bằng dụ ngôn?” (Mt 13,10). Và Chúa Giêsu trả lời bằng cách phân biệt các ông với dân chúng: cho các môn đệ, tức là những người đã quyết định theo Người, Người có thể nói về Nước Thiên Chúa một cách công khai, trái lại cho những người khác Chúa Giêsu loan báo Nước Thiên Chúa bằng các dụ ngôn, để kích thích sự quyết định và việc hoán cải con tim của họ. Thật thế, tự bản chất của chúng, các dụ ngôn đòi hỏi một cố gắng giải thích, kêu gọi trí thông minh cũng như sự tự do. Thánh Gioan Kim Khẩu giải nghĩa rằng: ”Chúa Giêsu đã nói lên các lời này với chủ ý lôi kéo các người nghe đến với Ngài và mời gọi họ bằng cách bảo đảm rằng nếu họ hướng tới Ngài, thì Ngài sẽ chữa họ lành” (Comm. al Vang. di Matt.., 45,1-2).



Và Đức ThánhCha giải thích thêm như sau: Nói cho cùng, ”Dụ ngôn” đích thật của Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu và Bản Vị của Người, dấu ẩn trong dấu chỉ của nhân tính, và đồng thời vén mở cho thấy thiên tinh. Trong cách thế đó Thiên Chúa không ép buộc chúng ta tin nơi Ngài, mà lôi kéo chúng ta tới với Ngài với chân lý và lòng lành của Người Con nhập thể của Ngài: thật vậy, tình yêu luôn tôn trọng sự tự do.

Các bạn thân mến, ngày mai chúng ta sẽ mừng lễ thánh Biển Đức, Viện Phụ và Bổn Mạng của Âu châu. Dưới ánh sáng của bài Phúc Âm này, chúng ta hãy nhìn lên thánh nhân như bậc thầy của việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, một sự lắng nghe sâu đậm và kiên trì. Chúng ta phải luôn luôn học từ vị Tổ Phụ của phong trào đan tu tây phương biết dành chỗ nhất cho Thiên Chúa, bằng cách dâng lên Ngài các sinh hoạt thường ngày của chúng ta với lời cầu nguyện sáng chiều. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta theo gương mẹ, là ”đất tốt”, nơi hạt gống Lời Chúa có thể đem lại nhiều bông hạt.



Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.



Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Ý,

Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan. Trong tiếng Ý Ngài nhắc cho mọi người biết rằng Chúa Nhật hôm qua là ”Chúa Nhật của Biển”, nghĩa là Ngày tông đồ trong lãnh vực biển khơi. Đức Thánh Cha gửi lời chào tới các linh mục tuyên úy và các thiên nguyên viên hy sinh công sức cho công việc mục vụ cho các người sống về nghề biển, các người đánh cá, và gia đình họ. Ngài đặc biệt cầu nguyện cho các người bị cướp biển bắt cóc, và cầu mong họ được đối xử với sự tôn trọng và lòng nhân đạo. Ngài cũng nhớ tới gia đình và thân nhân của họ, cầu xin cho họ được mạnh mẽ trong đức tin và không đánh mất niềm hy vọng đoàn tụ với các người thân.



Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các ca đoàn nhà thờ Đức Bà Lausanne Thụy Sĩ. Đức Thánh Cha xin các bậc cha mẹ dậy dỗ con cái biết quan sát thiên nhiên, tôn trọng và che chở thiên nhiên như món qùa tuyệt diệu giúp cho chúng ta cảm thấy sự cao cả của Đấng Tạo Hóa.



Chào tín hữu nói tiếng Anh ngài nhắn nhủ họ trong những ngày hè an bình này hãy quyết định sống gần Chúa hơn qua lời cầu nguyện, qua việc tham dự bí tích Thánh Thể và sống bác ái quảng đại.



Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu nói tiếng Đức luôn nhớ rằng ơn cứu rỗi mà Chúa Giêsu Kitô trao ban khiến cho họ có trách nhiệm đối với tha nhân và tát cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng. Và Thiên Chúa muốn chúng ta tự do khỏi lòng ham muốn của cải và các cột buộc giả dối của trần gian này.



Sau khi kết thúc buổi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã gặp một phái đoàn quốc tế thân nhân của những người đang bị cươp biển bắt làm con tin.



God always respects human freedom



Castel Gandolfo, Italy, Jul 10, 2011 / 12:54 pm (CNA/EWTN News).- God always respects human freedom and never compels anybody into a relationship with him. That was the message of Pope Benedict XVI in his midday Angelus address July 10.



“God does not force us to believe in Him, but draws us to Himself through the truth and goodness of his incarnate Son. Love, in fact, always respects freedom,” Pope Benedict said from the balcony of his summer residence at Castel Gandolfo, 15 miles southeast of Rome.



The Pope based his conclusion upon the story told by Jesus in today’s Gospel reading: the parable of the sower who plants seed with different degrees of success.



He said that for Jesus the parable was “autobiographical” because “it reflects the experience of Jesus himself and of his preaching” as “different effects are achieved depending on the kind of reception given to the proclamation.”



Pope Benedict then attempted to answer the question subsequently raised by the apostles: why does Jesus speak in parables?



The Pope said that Jesus makes a distinction between the general crowd and the apostles.



“To those who have already decided for him, he can speak openly of the Kingdom of God” while to others he must speak in metaphor “to stimulate precisely the decision, the conversion of heart” as the parables “require effort to interpret, challenging one’s intelligence but also one’s freedom.”



“After all,” said the Pope, “the real ‘Parable’ of God is Jesus himself, his person, under the form of his humanity, hiding and yet revealing the same deity.” In this way “God does not force us to believe in Him, but draws us to himself through the truth and goodness of his incarnate Son.”



The Pope then reminded the pilgrims gathered in the papal courtyard at Castel Gandolfo that tomorrow is the Feast of St. Benedict, Patron of Europe, from whom we can learn “to give God his rightful place, first place.”



After the Angelus address and prayer, Pope Benedict turned his comments to those who earn their living on the seas. July 10 is designated “Sea Sunday” across the Catholic Church. In particular, the Pope assured his prayers “for seafarers who unfortunately find themselves seized by pirates.” Estimates say there are currently around 800 such individuals being held hostage on the seas.

“I hope they are treated with respect and humanity, and pray for their families so that they are strong in faith and do not lose hope that they will soon meet their loved ones.”






Thursday, July 7, 2011

Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân ngày lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, 29-06-2011




                   Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
                                nhân ngày lễ hai thánh Phêrô và Phaolô
Tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ngày 29-06-2011
Anh Chị Em thân mến,
“Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu” (x. Ga 15,15).
Sáu mươi năm đã qua kể từ ngày tôi được thụ phong linh mục, một lần nữa tôi lại nghe thấy từ sâu thẳm lòng mình những lời Chúa Giêsu nói cùng anh em tân linh mục chúng tôi vào cuối buổi lễ truyền chức do Đức hồng y Tổng giám mục Faulhaber chủ sự, qua giọng nói hơi yếu ớt nhưng quả quyết của ngài. Theo cử hành phụng vụ thời ấy, Đức giám mục đọc lời ban năng quyền giải tội cho các tân chức: “Không còn là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu”: ngay lúc bấy giờ tôi đã hiểu rõ những lời này không chỉ là nghi thức, không đơn giản chỉ là nhắc lại một câu Sách Thánh. Tôi biết, vào đúng lúc ấy, chính Chúa đã nói với tôi một cách rất riêng tư. Trong bí tích Rửa Tội và bí tích Thêm Sức, Người đã đưa chúng ta lại kề bên Người, Người đã đón nhận chúng ta vào gia đình của Thiên Chúa. Nhưng điều đang diễn ra lúc này lại còn lớn lao hơn nữa. Chúa gọi tôi là bạn của Người. Chúa đón nhận tôi vào nhóm những người Chúa đã đặc biệt hiểu rõ, do đó cũng được nhận biết Chúa một cách rất đặc biệt. Chúa ban cho tôi một khảnăng đáng sợ là thực thi điều mà chỉ một mình Người, Con của Thiên Chúa, mới có thể nói và làm một cách chính đáng: Ta tha tội cho con. Chúa muốn tôi – bằng quyền năng của Người – có thể nhân danh Chúa mà nói, (“Tôi” tha tội), đó không chỉ là lời nói, mà còn là một hành động, đang làm biến đổi thực tại ở mức sâu xa nhất, tôi biết đàng sau những lời đó là cả cuộc khổ nạn Chúa đã chịu cho chúng ta và vì chúng ta. Tôi biết cái giá của tha thứ: khi chịu khổ nạn, Chúa đã đi xuống tận vực sâu tăm tối gớm ghiếc các tội lỗi của chúng ta. Người phải đi vào bóngđêm của tội lỗi chúng ta, chỉ nhờ thế mà tình trạng tăm tối ấy mới được biếnđổi. Và bằng cách ban cho tôi quyền tha tội, Chúa để cho tôi nhìn xuống vực thẳm của con người, nhìn vào nỗi đau đớn vô hạn Chúa phải chịu vì loài người chúng ta, và điều này khiến cho tôi nhận ra tình yêu vô hạn của Người. Người tin cậy tôi: “Không còn là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu”. Người uỷ thác cho tôi những lời truyền phép trong bí tích Thánh Thể. Người uỷ nhiệm tôi công bố lời Người, giải thích đúng lời Người và mang lời ấy đến cho mọi người hôm nay. Người ký thác chính bản thân Người cho tôi. “Các con không còn là tôi tớ, nhưng là bạn hữu”: Những lời này mang lại niềm vui nội tâm lớn lao, nhưng đồng thời, cũngđáng kinh sợ đến nỗi ta có thể cảm thấy sợ hãi khi đã trải qua mấy chục năm cảm nhận được sự yếu đuối của con người chúng ta và lòng nhân hậu vô biên của Chúa.
“Không còn là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu”: lời này tựthân chứa đựng trọn cả một chương trình cho một đời linh mục. Tình bạn là gì? Idem velle, idem nolle – muốn những điều giống nhau, ghét những điều giống nhau: đó là cách diễn tả tình bạn thời cổxưa. Tình bạn là một sự hiệp thông trong tư duy và trong ý muốn. Chúa cũng nói chínhđiều đó cho chúng ta cách rõ ràng hơn hết: “Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14). Vị Mục Tử gọi tên từng con chiên của mình (x. Ga 10,3). Người biết tên tôi. Tôi không phải là một hiện hữu vô danh trong vũ trụ vô cùng. Người đích thân biết tôi. Tôi có biết Người không? Tình bạn mà Người đoái ban cho tôi chỉ có thể có nghĩa rằng chính tôi cũng ra sức hiểu biết Người nhiều hơn; rằng trong Kinh Thánh, trong các Bí Tích, trong kinh nguyện, trong sự hiệp thông với các thánh, trong những ai đến với tôi, do Chúa gửi đến, tôi ra sức ngày một nhận biết Người hơn nữa. Tình bạn không chỉ là biết về một con người, nhưng trên hết, là sự thông hiệp của ý chí. Nghĩa là ý muốn của tôi càng ngày càng tương hợp với thánh ý Chúa. Vì thánh ý Chúa không phải điều gì ở bên ngoài và xa lạvới tôi, điều mà hầu như tôi muốn phục tùng hay từ khước cũng được. Không, trong tình bạn, ý muốn của tôi nên một với thánh ý Chúa, và thánh ý Chúa trởnên ý muốn của tôi: đây chính là cách tôi thực sự trở nên chính mình. Vượt lên và trên cả sự thông hiệp tư duy và ý muốn, Chúa còn nhắc đến yếu tố thông hiệp thứba: Chúa hiến mạng sống mình cho chúng ta (x. Ga 15, 13; 10, 15). Lạy Chúa, xin giúp con hiểu biết Chúa ngày một hơn. Xin giúp con nên một với thánh ý Chúa ngày một hơn. Xin hãy giúp con sống cuộc đời con không phải cho bản thân con, nhưng trong sự hiệp nhất với Chúa để sống cuộc đời con cho tha nhân. Xin hãy giúp con trở nên bạn của Chúa ngày một hơn.
Lời của Chúa Giêsu về tình bằng hữu cần phải được nhìn trong bối cảnh của diễn từ về cây nho. Chúa liên kết hình ảnh cây nho với nhiệm vụ được trao cho các môn đệ: “Thầy cắt cử anh em để anh em ra đi sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Nhiệm vụ đầu tiên cho các môn đệ – cho bạn hữu Người – là ra đi, bước ra khỏi bản thân và đi tới tha nhân. Ở đây chúng ta nghe vang vọng những lời của Chúa Phục sinh nói với các môn đệ ở cuối Tin Mừng theo Thánh Matthêô: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…” (x. Mt 28,19tt). Chúa đòi chúng ta ra khỏi lằn ranh thế giới của riêng mình và đem Tin Mừng đến cho tha nhân, để cho Tin Mừng được loan đi khắp nơi và từ đây thế giớiđược mở ra cho Nước Thiên Chúa. Chúng ta được nhắc bảo rằng Thiên Chúa còn bước ra khỏi địa vị của Người, gạt bỏ vinh quang của mình để đi tìm chúng ta, mang lại cho chúng ta ánh sáng và tình yêu của Người. Chúng ta muốn theo bước Thiên Chúa là Đấng đi theo đường lối này, chúng ta muốn rời bỏ sức ì của thói lấy mình làm trung tâm, để Chúa có thể bước vào thế giới chúng ta.
Sau lệnh truyền lên đường, Chúa Giêsu nói tiếp: sinh hoa trái thì hoa trái còn tồn tại. Chúa mong đợi hoa trái nào nơi chúng ta? Hoa trái tồn tại là hoa trái nào? Giờ đây, hoa trái của cây nho là quả nho và chính từ quả nho mà rượu nho được làm ra. Chúng ta cùng suy nghĩ một chút về hình ảnh này. Để trái nho được chín tốt, cần có nắng, nhưng cũng cần có mưa nữa, cả ngày lẫn đêm. Để cho nho quý thành rượu, các quả nho cần phải được ép, cần phải kiên nhẫn chờ nước nho ép lên men, cần có sự chăm sóc cẩn thận để giúp cho quy trình hóa rượu. Rượu nho quý được đánh giá không chỉ bởi độ ngọt, nhưng còn bởi những vị phong phú và tinh tế, hương thơm đa dạng sinh ra trong quá trình chín muồi và lên men. Đó chẳng phải là hình ảnh của nhân sinh, và đặc biệt là của đời sống linh mục chúng ta sao? Chúng ta cần cả nắng lẫn mưa, cả lúc hân hoan cũng như khi gặp nghịch cảnh, cả khi chịu thanh luyện và thử thách cũng như lúc vui mừng được đồng hành với Tin Mừng. Khi suy nghĩ lại, chúng ta có thể tạ ơn Chúa về cả hai đàng: về những thử thách và những niềm vui, về những lúc u tối và những ngày tươi sáng. Cả hai đàng, chúng ta đều có thể nhận biết được sự hiện diện bền vững của tình yêu Thiên Chúa không ngừng nâng đỡ và bảo vệ chúng ta.
Tuy nhiên bây giờ chúng ta phải đặt câu hỏi: Chúa mong chờthứ hoa trái nào nơi chúng ta? Rượu nho là hình ảnh của tình yêu: đó là hoa trái đích thực và tồn tại, thứ hoa trái mà Thiên Chúa mong muốn nơi chúng ta. Nhưng đừng quên trong Cựu Ước, thứ rượu nho được mong chờ từ trái nho quý, hơn tất cả, là hình ảnh về sự công chính, phát xuất từ một đời sống tuân giữ luật Chúa. Đó là điều không được bãi bỏ vì cho rằng nhãn quan Cựu ước đã lỗi thời –không, điều này vẫn còn đúng. Nội dung đích thực và gồm tóm mọi Lề luật vẫn là lòng mến Chúa và yêu thương tha nhân. Nhưng tình yêu song đôi này không chỉ là ngọt ngào, mà còn mang trong mình của cải quý giá là lòng kiên nhẫn, sự khiêm hạ và được lớn lên khi biết bỏ ý riêng mình mà sống theo thánh ý Thiên Chúa, theo ý củaĐức Giêsu, người bạn của chúng ta mong muốn. Chỉ bằng cung cách này, khi toàn thể con người chúng ta mang lấy những phẩm tính của sự thật và sự chính trực, thì tình yêu mới trở nên chân thực, chỉ khi đó mới là trái chín. Trung thành vớiĐức Kitô và Hội Thánh của Người là đòi hỏi nội tại phải thực thi và điều đó luôn bao gồm đau khổ. Đây chính là cách mà niềm vui đích thực được lớn lên. Ở mức độsâu xa, bản chất của tình yêu, của hoa trái đích thực, tương hợp với ý niệm lênđường, tiến bước: nghĩa là quên mình, tự hiến, nơi bản thân điều đó đã mang dấu chỉ thập giá. Về điểm này, Đức Grêgôriô Cả đã từng nói: nếu bạn đang gắng sức đến với Chúa, hãy cẩn thận đừng đến với Người duy một mình bạn mà thôi – một câu châm ngôn mà linh mục chúng ta cần ghi nhớ mỗi ngày (H Ev 1:6:6 PL 76, 1097tt).
Các bạn thân mến, có lẽ tôi đã dừng lại quá lâu với những suy niệm nội tâm của mình về sáu mươi năm thừa tác vụ linh mục. Bây giờ đến lúc chúng ta lưu tâm đến phận sự đặc biệt phải thực hiện ngày nay.
Trong ngày lễ mừng hai Thánh Phêrô và Phaolô, lời cầu chúc thân ái nhất của tôi trước tiên xin dành cho Đức Thượng phụ Bartholomaios I và Phái đoàn ngài đã cử đến, là những người tôi muốn bày tỏ lời cám ơn chân thành về chuyến viếng thăm được hoan nghênh nhất của các ngài nhân dịp phúc lộc này là lễ các Thánh Tông đồ Bổn mạng của Rôma. Tôi cũng xin chúc mừng quý Đức Hồng y, Giám mục hiền đệ của tôi, quý vị đại sứ và quý giới chức dân sự, cũng như quý linh mục và quý linh mục đồng khóa, quý tu sĩ và giáo dân. Tôi xin cám ơn tất cả quý vị về sựhiện diện của quý vị và những kinh nguyện của quý vị.
Quý Đức Tổng giám mục trưởng giáo tỉnh được bổ nhiệm kể từlễ kính hai Thánh Tông Đồ năm ngoái, bây giờ sẽ nhận lãnh dây Pallium. Điều này có ý nghĩa gì? Trước hết có ý nhắc nhở chúng ta về ách êm ái Chúa Giêsu trao cho chúng ta (x. Mt 11, 29tt). Ách của Chúa Giêsu cũng chính là tình bạn của Người. Đó là ách của tình bạn và dođó là “ách ngọt ngào”, nhưng như thế cũng chính là ách đòi phải nỗ lực, cái ách tôi luyện con người chúng ta. Cái ách của thánh ý Chúa, vốn là ý muốn của chân lý và tình yêu. Đối với chúng ta, trước hết và trên hết, đó là ách dẫn đưa người khác tới tình bạn hữu với Đức Kitô và sẵn sàng phục vụ tha nhân, chăm sóc họ nhưnhững mục tử. Dây Pallium còn gợi cho chúng ta ý nghĩa: dây được dệt bằng len của những con chiên được ban phép lành vào ngày lễ kính Thánh Anê. Như vậy dây Pallium nhắc nhở chúng ta về một Đấng Mục tử, vì yêu chúng ta, đã tự mình trởthành một Chiên Con. Dây Pallium nhắc nhở chúng ta về Đức Kitô, Đấng đã lênđường băng qua núi non và hoang mạc, nơi có con chiên là nhân loại bị lạc lối. Dây Pallium còn nhắc chúng ta về Đấng đã vác chiên con – nhân loại – tôi - lên vai của mình, để mang tôi về nhà. Như vậy dây Pallium nhắc nhở, cả chúng ta nữa, là những mục tử đang đảm nhận sứ vụ của Chúa, cũng phải mang tha nhân theo với chúng ta, vác họ trên vai và đưa về cho Chúa Kitô. Dây Pallium nhắc chúng ta rằng chúng ta được gọi làm mục tử coi sóc bày chiên của Chúa, bày chiên vốn luôn mãi là của Chúa chứ không trở thành bày chiên của chúng ta. Sau cùng, Pallium cũng có nghĩa một cách cụ thể là sự thông hiệp của các mục tử trong Hội Thánh với Phêrô và với các vị kế tục ngài – có nghĩa là chúng ta phải là những mục tửcho sự hiệp nhất và trong sự hiệp nhất, và chỉ trong sự hiệp nhất do Phêrô đại diện mà chúng ta thực sự dẫn đưa mọi người về với Đức Kitô.
Các bạn thân mến, có lẽ tôi đã nói quá dài về sáu mươi năm sứ vụ linh mục. Nhưng vào lúc này tôi cảm thấy được nhắc bảo phải nhìn lại những gì đã ghi dấu ấn trong sáu thập niên vừa qua. Tôi cảm thấy được nhắc bảo phải nói với anh em, với tất cả các linh mục, giám mục và với các giáo hữu của Hội Thánh, lời của hy vọng và khích lệ; lời đã chín muồi trong trải nghiệm lâu dài nhận biết Thiên Chúa là Đấng tốt lành nhường nào. Tuy nhiên, trên hết mọi sự, đây là thời gian để cảm tạ tri ân: cảm tạ Chúa vì tình bằng hữu Người đã ban cho tôi và Người mong ước ban cho tất cả chúng ta. Cảm tạ tất cả những aiđã huấn luyện và đồng hành với tôi. Và tất cả những điều đó được gồm tóm trong lời nguyện xin một ngày kia Chúa sẽ đón nhận chúng ta trong sự thiện hảo của Người và mời chúng ta chiêm ngưỡng niềm vui của Người. Amen.

Antôn U.Đ.B. chuyển ngữ từ bản tiếng Anh