“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
_ Đậu Phương Huyền _
God is love (Ga 16:4).I love jesus and Jeus loves me,Jesus is my love. I shout aloud that my vocation is love.Therefore I want everyone to have the same opportunities to love Him as I do. Jesus who is my first love. I love Him more than I can not dare to call and speak about Him. He is all in all and He has created the world in living word and gave me alive. Therefore I can say that: "I live no longer I live but Christ lives in me." (Pl.2:20)
Virtual Catholic Library
Tuesday, May 31, 2011
CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI MẸ
Sunday, May 29, 2011
Các tác phẩm Viết Về Cha đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”
“Cây cao bóng cả” là chủ đề của Chương Trình Mừng Ngày của Cha năm 2011, do Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn sẽ tổ chức vào ngày 12/06/2011, tại số 6 bis Tôn Đức Thắng, Quận 1, từ 14g30 đến 19g15, với sự chuẩn bị hết sức công phu, phong phú và đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức (Xin xem chi tiết tại đây) Dưới đây là các tác phẩm Viết Về Cha đạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”: I. Thể loại Thơ: 1. Giải Nhất: “Tình Cha” của tác giả Anna Nguyễn Thị Huỳnh, bút hiệu Huỳnh Nhi. TÌNH CHA Cây cao bóng cả vươn chồi Chắn che giông bão suốt đời cho con --- Băng rừng, vượt biển, lên non Đem về sự sống ngọt ngon ấm lòng Nuôi con vun đắp cây trồng Mầm xanh đứng vững theo dòng thời gian --- Lớn lên nguyện ước con ngoan Đức tài ghi khắc toả ngàn tiếng thơm Dù cho vắt kiệt sức hơn Cha luôn bấm chịu thoả cơn sóng đời --- Cốt cho con được nên người Và mong nhìn thấy nụ cười của con Lời êm thấm dạy con khôn Việc hay cha chỉ, gọt mòn mấu sai --- Đường đời đầy dẫy chông gai Nương theo chân bước, một mai giúp đời Nhìn ngay làm thẳng hơn người Hy sinh khó nhọc cao ngời Tình Cha. --- Nặng nề khó nhọc cha mang Để cho con được huy hoàng đời con Đất trời như xẻ làm đôi Cha đi vĩnh viễn cha thôi không về. 2. Giải Nhì: “Cha Tôi” của tác giả Giuse Phạm Văn Ninh, bút hiệu Song Ninh. CHA TÔI Đã qua rồi những ngày đông giá lạnh Lầm lũi dáng ba trong đêm tối ảo mờ Đôi bàn tay buốt nồng cơn gió Bấc Hạt mưa phùn run rẩy giữa cơn mơ… --- Tóc cha bạc từ mùa rơm thành khói Nước sông quê loang đục đón lũ về Cha trằn trọc từng đêm dài u tối Xót quặn lòng tỉnh thức giữa cơn mê… --- Mẹ đi từ mùa hoa cau rụng gốc Con lớn lên trong nước mắt tủi buồn Cha ngày ngày bán mặt vào ruộng đất Mong đến ngày con cái trưởng thành hơn… --- Sài Gòn ẩm ương giao mùa mưa rồi nắng Bon chen thị thành chẳng chừa lối cho con Đêm giật mình bùi ngùi nghe mưa ướt Nghĩ thương cha nước mắt bỗng khóc dồn… 3. Giải Ba: “Chiếc Bàn Đèn” của tác giả Giuse Nguyễn Huy Thục, bút hiệu Tả Lam. CHIẾC BÀN ĐÈN Con chẳng có ấn tượng gì về Cha ngoài Chiếc Bàn Đèn Nó được thắp lên mỗi ngày bảy lượt Cha đốt đời mình trên ngọn lửa xanh với những làn khói mang hình hài quỷ dữ Ôi! Sao thế? Một cuộc đời, tệ vậy, Cha ơi! --- Con nghĩ dại rằng mình có thể Nướng cuộc đời trong Á phiện như cha ông Bởi ai làm rồi ra người đó chịu Thế hệ sau nối tiếp thế hệ sau --- Nhưng rồi con choàng tỉnh, gạt cơn mê Lấy đời tu làm giá đỡ cho Bàn đèn Trong suy tư con tự mình thầm nhủ Chiếc Bàn Đèn là Thánh Giá Chúa trao ban Viết tặng người Cha tội lỗi 4. Giải khuyến khích: “Tập Viết” của tác giả Matta Võ Ngọc Bảo Châu, bút hiệu Thiều Châu TẬP VIẾT Nhớ ngày xưa con vào lớp một Bước ngỡ ngàng sợ lắm ba ơi! Cô giáo hiền cầm tay con tập viết Không ! Con chỉ chờ viết với ba thôi! --- Ngày của ba miệt mài quay quắt Việc cuốc cày đồng áng nương xanh Mong giấc ngon đêm tối yên lành Con kì kèo : Ba ! tập cho con viết! --- Dẫu mệt nhoài vì nương vì rẫy Nhưng bàn tay vẫn nắm bàn tay Con mê say những dòng ngay ngắn Trong tay ba đen đủi nắng trời --- Dòng đầu tiên con tự viết thành lời Là tỏ tình: “Con yêu ba lắm” Những điểm mười trên giấy hồng tươi thắm Con một nửa - còn một nửa công ba --- Ngày tháng qua ký ức chẳng phai mờ Tấm lòng ba trong vần thơ nét chữ Vẫn biết rằng bên đời cô lữ Thiếu một bàn tay uốn nắn gầy gò --- Con chẳng sợ chi bóng dáng ba nhạt nhòa Trang vở cuộc đời không ba nâng đỡ Viết một mình lòng con luôn ghi nhớ Ba sống hoài trong nét chữ con thơ 5. Giải khuyến khích: “Giàn Mướp của Bố” của tác giả Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy. GIÀN MƯỚP CỦA BỐ Giàn mướp nhỏ ngang tầm em với Lá loăn xoăn hoe nắng ngọt ngào Đủ che nắng một khoảnh sân chập chõm Bé nhảy dây chơi góc cuối vườn Mướp vươn mình đùa vui trong nắng Những nụ hoa xinh xắn bướm liệng bay Hoa mướp vàng, bướm vàng bay lúng liếng Góc vườn quê hớn hở lá reo vui. . . --- Một buổi sáng, trái mướp dài thon thả Trả cho đời hương vị của cần lao Bao công khó bố vun trồng chăm sóc Em hái lấy những ngọt ngào trong trẻo Vị đồng quê thơm mát bát canh ngon Trái mướp non trên giàn đung đưa khẽ Lẽ ở đời em học sẽ không phai Khi ăn quả nhớ kẻ dầm sương dãi nắng. Nhớ về giàn mướp xưa kia của bố, mỗi sáng được ngắm nhìn những trái mướp đang lớn dần thật là thú vị biết bao. II. Thể loại Văn: 1. Giải Nhất: “Cha Tôi” của tác giả Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong, Giáo phận Cần Thơ
CHA TÔI
“Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước nguồn chảy ra Một lòng thờ Mẹ kính Cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Từ nhỏ, cha tôi đã bị bệnh. Cha không nói được và cũng không nghe được. Bệnh câm điếc đã vô tình theo cha suốt cả cuộc đời. Mọi người trong gia đình đều thương cha vì cha bệnh tật, lại là đứa con út, là người nhỏ nhất trong nhà. Khi lớn lên, ông bà nội cho cha đi học ở trường Câm Điếc Lái Thiêu. Sau biến cố năm 1975, cha phải trở về với gia đình. Tình cờ, cha gặp mẹ, và hai người đã nên duyên. Gia đình tôi có bốn anh em, một trai và ba gái. Điều lạ lùng là cả bốn anh em chúng tôi không ai mắc bệnh giống cha. Mặc dù cha tôi không nói được và không nghe được nhưng người đã dạy dỗ tôi rất nhiều điều trong cuộc sống. Cha bị bệnh nhưng tính tình rất điềm tĩnh và bình thản. Rất ít khi tôi thấy cha khó chịu hay bực bội với con cái. Cha sống rất hiền lành. Ngôn ngữ của cha là những cử điệu của hai bàn tay. Cha biết viết. Chữ không đẹp nhưng dễ đọc. Khi người khác không hiểu hoặc khi đi xưng tội, cha thường viết vào giấy để chia sẻ nỗi lòng và nói lên những tâm tình thầm kín của riêng mình. Chúa ban cho cha tôi có được sức khoẻ rất tốt, có nhiều khả năng. Người làm việc chân tay rất giỏi. Cha thường làm việc nhà, làm ruộng, và chài cá rất giỏi. Ngoài công việc nhà, cha còn tham gia những công tác của Họ Đạo. Cha làm việc rất nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm. Có lẽ vì quá vất vả nên bây giờ chân tay của cha đã chai cứng, nứt nẻ. Rồi tôi phải đi học xa. Mỗi lần về thăm nhà, cha rất mừng. Người đến bên cạnh và ra dấu hiệu bằng tay để hỏi tôi được nghỉ học bao nhiêu ngày. Đến lúc trở lại trường, cha luôn ra hiệu cho mẹ lấy tiền cho tôi. Lần nào, cha cũng làm như thế. Có khi hai cha con chỉ nhìn nhau mà không biết nói gì, không biết tâm sự như thế nào, vì cha con tôi chỉ có thể hiểu ý nhau trong những chuyện đơn giản và thực tế mà thôi. Khi biết tôi muốn đi tu, cha rất ủng hộ. Ngày tôi được thụ phong linh mục, cha rất vui và hạnh phúc! Bất ngờ, mẹ tôi bệnh nặng, phải vô hoá chất để điều trị. Thuốc làm mẹ rụng tóc và đau đớn. Về thăm mẹ, tôi thấy cha rất buồn và lo lắng. Các em kể lại: cha ra dấu là đừng đi bệnh viện nữa, vì đi nên mới rụng tóc và mệt mỏi như thế. Tự nhiên, lòng tôi đau nhói. Hai mắt cay xè. Tôi vội đi nơi khác để cố nén cảm xúc của mình. Lúc đó, tôi thương mẹ và thông cảm cho cha. Tôi phải nói như thế nào để cho cha hiểu được bệnh tình của mẹ đây? Sau một thời gian điều trị, Chúa thương cho mẹ tôi được bớt bệnh. Gia đình tôi rất vui. Nhưng không bao lâu, em gái tôi lại phát bệnh khá nặng, phải chạy chữa nhiều nơi, tốn nhiều tiền nhưng không thoát được thần chết. Em ra đi lúc còn rất trẻ, để lại cho chồng hai đứa con còn nhỏ dại. Khi đó gia đình tôi rất buồn, đặc biệt tôi thấy cha tôi khóc rất nhiều. Cha rất đau khổ vì mất đi đứa con gái thân yêu. Cha tôi như thế đó! Người không nói được, không nghe được, nhưng tâm hồn lại dạt dào tình cảm. Cha thường biểu lộ tình thương bằng hành động, không cần lời nói. Cha luôn lo lắng cho gia đình, cho con cái. Cha bị bệnh phần xác nhưng tâm hồn rất mạnh khoẻ. Con tim của cha luôn chan hoà hơi ấm tình yêu. “Cám ơn Chúa đã ban cho con một người cha như thế! Cám ơn cha đã yêu thương và chăm sóc cho anh em chúng con.” Thỉnh thoảng khi có dịp về thăm gia đình, tôi thấy cha gầy hơn và yếu hơn. Thấy cha già nên lòng tôi cũng ngậm ngùi, lo lắng. Nguyện xin Chúa thương ban cho cha được nhiều sức khoẻ và bình an trong cuộc sống! 2. Giải Nhì: “Cho Con Một Lý Do Đi Ba!” của tác giả Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh, bút hiệu Bình Minh.
CHO CON MỘT LÝ DO ĐI, BA!
Đã từ lâu lắm rồi, tôi không có ý niệm gì về hình ảnh người cha, tất cả đã được chôn chặt trong quá khứ. Chẳng muốn khơi gợi nhưng sao hôm nay bỗng dưng quá khứ chẳng mấy gì tốt đẹp ấy chợt ùa về trong tôi. Nhắc đến cha, có lẽ trong tâm tưởng của nhiều người, cha là hình ảnh của cây tùng, cây bách; yêu thương, che chở và là chỗ dựa vững chắc. Tôi cũng nhớ đến cha nhưng với một cảm xúc khác. Với vị thế là một người con, tôi viết lên những dòng này đây thật sự chẳng để trách cứ ba; chỉ mong được gửi gắm chút thông điệp đến những người đang và sẽ làm cha: “Trước khi làm điều gì, xin hãy dừng lại một chút suy nghĩ để đừng gây đổ vỡ một mái ấm gia đình, để lại vết thương lòng ít ra là cho những đứa con…” Tuổi thơ tôi là những ký ức buồn, những kỷ niệm về cha khá mờ nhạt. Năm tôi lên bốn, ba mẹ tôi chia tay. Lúc đó tôi còn quá nhỏ, chưa đủ để hiểu chuyện gì đang xảy ra, tôi chỉ biết ba mẹ tôi không còn sống chung với nhau nữa. Tuy rất đau lòng nhưng dường như ba mẹ tôi chia tay nhau khá “nhẹ nhàng”, không giằng co, không day dứt, không níu kéo. Có thể nói là một cuộc chia tay trong hoà bình. Mẹ dẫn tôi về nhà ngoại. Ban đầu, mọi thứ còn mới mẻ, lạ lẫm. Sau vài tháng, tôi dần quen với môi trường mới nên tất cả cũng trở nên ổn định. Những tưởng cuộc sống như thế êm đềm trôi, thì bất chợt một ngày ba tôi qua nhà ngoại dắt tôi về. Dù gì đi nữa thì cũng là tình nghĩa vợ chồng bấy lâu nay, cùng với mong muốn tốt đẹp cho tương lai của tôi, thế là gia đình tôi giảng hoà sau một thời gian đường ai nấy đi. Nhưng có lẽ đây là bước khởi đầu cho sự xáo trộn mới của cuộc sống. Nếu câu chuyện kết thúc ở đây thì quả là một câu chuyện cổ tích với một kết thúc có hậu, tôi lại có ba và mái ấm gia đình lại được hàn gắn. Nhưng cuộc đời vốn dĩ không bằng phẳng và bình yên như thế. Hạnh phúc một lần nữa vuột khỏi tầm tay, đến rồi đi, có rồi không, dường như chỉ là một tuồng ảo hoá. Cho đến một ngày “lịch sử lặp lại”, sóng gió lại ập đến với gia đình tôi nhưng lần này nó nặng nề hơn rất nhiều, không hề “nhẹ nhàng” như trước bởi lẽ vết thương lòng của ngày xưa lại được khơi gợi. Mẹ tôi đã khóc rất nhiều, khóc hết nước mắt, chỉ mong sao ba tôi suy nghĩ lại để mọi chuyện đừng xảy ra như ngày xưa nữa, nhưng vô ích! Ba tôi đã ra đi, sự ra đi không chút luyến lưu, không chút bận lòng! Tôi biết lúc này đây, mẹ tôi đã chạm đến tận cùng của nỗi đau… Tựa như một giấc chiêm bao, tự hỏi lòng điều gì đang xảy ra. Ba ơi, ba mong con ra đời mà, sao lại nỡ bỏ con mà đi như vậy? Hụt hẫng, trống rỗng! Không lẽ mọi sự gầy dựng bấy lâu nay giờ chỉ được kết thúc bằng một chữ ký thôi sao? Đơn giản đấy, nhưng cũng thật xót xa dường nào! Bao nhiêu câu hỏi trong tôi nhưng nào có câu trả lời. Khóc như chưa bao giờ được khóc, đêm nào nước mắt mẹ cũng tuôn trào, chờ mong tiếng xe của ba đi làm về nhưng vô vọng. Âm thanh thân thương này giờ chỉ còn đâu đó trong kỷ niệm, trong dĩ vãng xa xôi. Sự thật phũ phàng đằng sau những điều tưởng chừng như tốt đẹp bấy lâu nay, chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu thấu được nỗi đau quá lớn này! Có lẽ trong những mất mát của con người, mất người thân là nỗi đau lớn nhất. Chông chênh, đau đớn và cả mất phương hướng là cảm xúc của những người ở lại. Vượt qua điều này quả không dễ dàng chút nào. Đêm chập chờn, ngày thức giấc cố đối diện với thực tế, cố kiềm nén cảm xúc, nhưng mỗi khi ai nhắc đến ba thì mẹ tôi lại nghẹn ngào. Mặc dù không muốn thế nhưng sao nước mắt vẫn cứ rơi… Nhưng rồi, thời gian vẫn là phương thuốc chữa lành vết thương lòng hữu hiệu nhất. Lâu dần, khái niệm về cha trở thành dĩ vãng để có ai đó nhắc đến, tôi cũng có thể bình thản với thực tại: Tôi không có cha! Bất kể trái tim có tan vỡ, cuộc sống cũng sẽ chẳng dừng lại và vẫn vô tình, quy luật cuộc sống là thế. Nuốt nước mắt vào trong, mẹ con tôi tiếp tục sống. Người ta thường nói: “Con không cha như nhà không nóc”. Quả thế, một mình mẹ tôi gánh cả trách nhiệm của một người cha. Tất cả mọi thứ do một tay mẹ quán xuyến với bao khó khăn chồng chất. Dần dần, cuộc sống cũng đi vào quỹ đạo vốn có của nó. Mẹ là người duy nhất thương yêu, dạy dỗ và đồng hành cùng tôi trong từng chặng đường mà tôi đi qua: Cấp hai, cấp ba cho đến giảng đường đại học… Mẹ cho tôi sự mạnh mẽ, phải sống thật kiên cường, kiên cường như loài cỏ dại để có thể đón nhận hạnh phúc lẫn khổ đau một cách nhẹ nhàng nhất. Nhớ những lần ba tôi “ghé” qua dúi vào tay tôi khoản tiền trợ cấp, may mắn thì hỏi thăm vài câu qua loa rồi vụt đi. Tôi thoáng buồn và chạnh lòng! Tiền thì cũng cần cho cuộc sống đấy, nhưng đối với tôi lúc này, tiền sao bạc quá! Lẽ ra, ba có thể cho con nhiều hơn thế nữa mà. Ôi! Con thuyền gia đình tôi ngày nào với người chèo, người lái, giờ thì mỗi nơi một mảnh. Ba ơi, có day dứt, hối tiếc điều gì không hả ba, dù chỉ là một chút? Nước mắt như đã cạn, thoáng nghĩ, một chút buồn, để rồi cũng xếp vào trong ký ức mà thôi. Một tương lai tươi sáng chỉ có thể đứng lên trên một quá khứ đã lãng quên. Cuộc sống thăng trầm với những thử thách, chông gai tưởng chừng như bế tắc không thể vượt qua; nhưng cuối cùng điều kỳ diệu cũng đã đến, mọi thứ cũng đâu vào đấy. Nếu không có những biến cố đó, không có sự mất mát đó làm sao trui rèn cho tôi nghị lực, sự mạnh mẽ, làm sao tôi có thể vượt lên chính mình? Tôi thầm cảm tạ Chúa! Tôi tin vào Tình Yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa, tôi tin Ngài sẽ không để tôi quỵ ngã. 3. Giải Ba: “Bao La Tình Cha” của tác giả Maria Nguyễn Nữ Thùy Dương
BAO LA TÌNH CHA
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha” Câu nói này tôi đã được nghe nhiều nhưng tôi chỉ thật sự cảm nghiệm ý nghĩa của nó khi tôi rời xa mái ấm gia đình, xa ba mẹ, xa các em để bước vào một cuộc sống mới nơi thành thị xa lạ. Nơi khung trời mới này cuộc sống với nhiều tranh chấp, bon chen khiến tôi thèm khát tình cảm gia đình, những mơ ước về một mái ấm có ba mẹ cứ ùa về trong tâm trí tôi. Tôi chợt nghĩ về ba tôi- người đã dạy cho tôi cách sống bao dung không bằng lời nói nhưng bằng hành động, và đặc biệt là bằng một niềm tin tuyệt đối vào Mẹ Maria. Lúc nhỏ tôi luôn nghĩ ba là một người khó tính, nghiêm khắc, lạnh lùng. Chính vì lúc nào cũng suy nghĩ về ba mình như vậy nên tôi không bao giờ nói chuyện thân mật với ông. Tôi luôn coi việc ông vất vả lao nhọc lo cho chúng tôi là quy luật, là lẽ tất nhiên nên tôi không chút mảy may xúc động mỗi khi thấy ông bệnh nặng nhưng vẫn cố gắng ra ruộng, chứ nhất định không chịu nghỉ ngơi. Tôi luôn trách ba tôi “khờ” mỗi khi thấy ông vất vả lo giấy tờ không công cho người ta, việc nhà không lo cứ lo việc thiên hạ! (mà thực ra ba tôi đâu có bỏ bê việc nhà). Những lúc nghe tôi trách móc ba tôi vẫn chỉ đáp lại bằng điệp khúc: “Sau này con sẽ hiểu, ba làm tất cả chỉ vì các con mà thôi!” Ba tôi gia nhập quân đội từ khi còn rất trẻ, chiến tranh đã cướp đi của ba tôi một con mắt, và mỗi khi “trái gió trở trời” là ba tôi lại bị những cơn đau nhức do vết thương từ chiến tranh hành hạ. Vì thương tật như vậy nên ba tôi được lãnh lương dành cho thương binh hằng tháng, thế nhưng mỗi khi lãnh lương, thay vì mua đồ bồi dưỡng cho mình ba dành tất cả để mua sắm cho chúng tôi, ông luôn nói: “Ba ăn gì cũng được chỉ cần nhìn các con vui là đủ rồi!” Không chỉ lo cho chúng tôi về thể xác, mỗi ngày ông đều “bắt” chúng tôi dự lễ Misa và quãng đường đi bộ từ nhà tôi đến nhà thờ là giờ “huấn đức” của ba tôi (hồi đó tôi thấy rất khó chịu và muốn bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở đạo đức của ba tôi nhưng sau này nghĩ lại tôi thấy những lời dạy dỗ mà tôi cho là chói tai đó đã giúp ích cho tôi rất nhiều). Ba tôi thương con là vậy, nhưng cách ông giáo dục chúng tôi cũng thật “kinh khủng”, tôi luôn bị ám ảnh về những roi đòn mà ông giáng xuống mỗi khi chúng tôi sai phạm, những lúc đó tôi quên sạch những điều tốt ông đã làm cho chúng tôi, tôi đã thầm ước tôi có một người cha hiền lành hơn, yêu thương chúng tôi nhiều hơn. Tôi cứ luôn nghĩ ba không hề thương chúng tôi - nếu thương thì đâu thể “ra tay” với chúng tôi mạnh như thế?!? Có lẽ tôi sẽ không bao giờ thay đổi suy nghĩ ấy cho đến một ngày, ngày tôi bỏ nhà ra đi. Lang thang phiêu bạt hết nhà đứa bạn này đến đứa khác, vài ngày đầu bọn bạn còn tiếp rước, đến bốn năm hôm sau, đứa nào cũng tỏ ra khó chịu! Tôi biết vậy nên cố tìm việc làm để tự nuôi thân, nhưng tìm việc không đơn giản như tôi nghĩ, công việc tôi cảm thấy thích hợp thì lương không đủ sống; còn công việc mang lại cho tôi món tiền kha khá đủ trang trải thì tôi lại không đủ khả năng để làm. Thất vọng. Chán nản. Tôi nghĩ đến việc khấn xin Đức Mẹ cho tôi đủ can đảm trở về (lòng sùng kính Đức Mẹ đã được ba tôi gieo vào lòng chúng tôi từ bé tí nên dù hư hỏng, tôi cũng không quên Mẹ). Sau nhiều ngày suy nghĩ cầu nguyện, tôi liều gọi điện thoại về nhà, lòng hồi hộp khi giọng nói đầu dây bên kia cất lên! Nhận ra tiếng ba, tôi khẽ nói: “Con đây, Ba!” Tôi tưởng tượng ông sẽ cho tôi một “bài trường ca”, không ngờ ông chỉ đáp ngắn gọn: “Đọc địa chỉ nơi ở đi!” Trên đường chở tôi về, ông cũng không hề cất lên nửa lời. Sự im lặng của ông khiến tôi ngạc nhiên vô cùng! Sáng hôm sau, để cám ơn Đức Mẹ , tôi xách nước lau lại bức tượng Mẹ, tình cờ tôi phát hiện một hộp thư được đặt dưới chân Đức Mẹ, tò mò tôi mở ra xem: Là nét chữ của ba! “Mẹ Maria ơi, con rất buồn vì đã không chu toàn trách nhiệm của một người cha, con đã không biết cách thể hiện tình yêu của con đến các con của con khiến chúng phải phiền lòng. Dù phải đánh đổi bất cứ điều gì cũng được, con chỉ xin Mẹ gìn giữ, đưa con của con trở về nhà bình yên. Xin Mẹ soi sáng để con của con biết rằng: lòng con cũng đau lắm sau mỗi lần sửa phạt con cái! Không biết những ngày con của con rời xa gia đình nó có được một chỗ nghỉ ngơi, có ai cho nó ăn uống hay phải lang thang như trẻ bụi đời. Càng nghĩ con càng thấy thương con của con và buồn cho cách giáo dục con cái của con. Mẹ ơi, Mẹ cứ trút hết những đau khổ mà con của con đang chịu lên người con… ” Tôi không thể đọc đến cuối vì nét chữ đã nhòe đi bởi những giọt nước mắt rơi tự do từ khóe mắt tôi. Thì ra tôi đã hiểu lầm ba! Gấp mẩu giấy lại đặt vào hộp thư (tôi gọi là hộp thư vì trong đó ba tôi viết rất nhiều), tôi chạy đi tìm ba. Hôm đó, không biết sức mạnh từ đâu mà tôi đã có thể chạy một đoạn đường dài từ nhà tôi tới ruộng lúa nơi ba đang làm. Tôi ôm chầm lấy ba và khóc, khóc thật nhiều! Trong tiếng nấc nghẹn, tôi nói với ba tôi: “Ba ơi, con sai rồi!” Ba vỗ nhẹ vào vai tôi, nhìn vào mắt ông, tôi thấy mắt ông ướt nhòe - lần đầu tiên tôi nhìn thấy ba tôi khóc! Khoảng thời gian sau đó là thời gian hạnh phúc nhất nhưng cũng ngắn ngủi nhất của tôi trong gia đình. Chỉ đúng một tháng sau ngày tôi “làm hòa” với ba tôi là tôi đã phải khăn gói lên Thành phố để bắt đầu tương lai mới, không còn cơ hội để ở bên chăm sóc ba nữa! Ngày tôi lên đường, ba với đôi mắt buồn, tiễn tôi lên đường kèm theo lời nhằn nhủ ngắn gọn: “Ráng sống cho xứng là một CON NGƯỜI và nhớ không quên ĐỨC MẸ nghen con!” Giờ đây, giữa sóng gió cuộc đời tôi luôn nhớ về ba, nhớ những lời khuyên dạy của ba và đó chính là động lực để tôi vươn lên trong cuộc sống. Cảm ơn Ba, cảm ơn vì cách sống của Ba, cảm ơn vì “Ba đã làm tất cả chỉ vì chúng con mà thôi!” 4. Giải Ba: “Nỗi Lòng của Ba” của tác giả Lê Đăng Khoa
NỖI LÒNG CỦA BA
Do chiến tranh nên Ba tôi phải rời xa gia đình ở Huế trôi dạt vào miền Tây sông nước sinh sống. Những năm sau giải phóng, miền Tây đìu hiu, xơ xác. Nơi đất khách quê người, một mình Ba đơn độc tìm kế sinh nhai. Ba tôi xin vào làm cho một chủ lò mía đường tại Vĩnh Long. Nhờ tính tình hiền lành, cần cù, siêng năng và thông minh nên Ba được ông chủ nhận làm con nuôi, dạy cho cách kết đường cát trắng và đứng quản lý lò đường. Tại đây, Ba vừa làm vừa dạy chữ và dạy võ cho các con của gia đình này. Hồi ấy Ba là thần tượng của họ. Mọi người đều khen Ba là người toàn vẹn, văn võ song toàn. Có lẽ Vĩnh Long là quê hương thứ hai của Ba tôi, vì nơi đây, Ba gặp Mẹ! Hai người lấy nhau. Bên gia đình Mẹ tôi nghèo lắm, lại con đông. Tài sản ra riêng của Ba và Mẹ là một chiếc ghe nhỏ. Khó khăn ngày càng chồng chất khi ba chị em tôi lần lượt ra đời. Thời phát động kinh tế mới, Vĩnh Long không làm lò mía đường mà chuyển sang kinh doanh lương thực. Vốn là là thợ kết đường nên Ba tôi thất nghiệp. Gia đình tôi sống trên một chiếc ghe nhỏ lênh đênh như đám lục bình trên sông, không biết trôi dạt về đâu! Tha phương cầu thực vài năm, khi chúng tôi lớn lên cần phải đi học nên Ba tôi quyết định dời gia đình về huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu lập nghiệp. Hồng Dân của hai mươi năm về trước là một vùng đất hẻo lánh không người, nước mặn, đất phèn. Nơi đây, gia đình tôi được một người bác thương tình cho ở tạm một căn chòi nhỏ. Tội cho Ba lắm, một mình Ba phải làm để nuôi cả gia đình. Tôi còn nhớ như in, một đêm mưa rất to, căn chòi bị dột nát, Ba phải đứng căng tấm cao su che cho vợ và các con ngủ suốt đêm… Cuộc sống tuy vất vả, khó khăn, nghèo khổ nhưng gia đình tôi luôn đầy ấp tiếng cười và hạnh phúc! Ngày mà chị em tôi được đi học, gánh nặng ngày càng đè nặng lên đôi vai đã chai sạm vì năm tháng của Ba. Do sức khỏe có hạn nên Mẹ chỉ giúp Ba lo cơm nước và chăm sóc con hằng ngày. Trong tâm trí của chị em tôi, Ba luôn là một hiền phụ. Ba vừa làm kiếm tiền nuôi gia đình, vừa dạy chị em tôi học. Ba là người thầy đầu tiên dạy chị em tôi viết chữ. Để bù đắp lại công ơn Ba Mẹ, chúng tôi đều ngoan và học rất giỏi. Có những lúc gần như cả gia đình phải gục ngã, nhưng với ý chí và sự cần cù, chịu khó của một dân xứ Huế, Ba đã vực kéo gia đình đứng dậy. Một năm gia đình tôi phải di dời chỗ ở đến năm hoặc sáu lần. Do ở đậu, ở nhờ nên người ta muốn đuổi lúc nào cũng được. Rồi cộng thêm các lò mía đường nơi Ba đang làm chuyển sang kinh doanh xay xát lúa gạo nên Ba lại thất nghiệp. Lúc đó, chị em tôi định nghỉ học để nhẹ bớt gánh nặng nhưng Ba không chấp nhận. Ba nói: “Nhà mình tuy nghèo, nhưng các con thấy đó, do Ba học giỏi nên vẫn nuôi và cho các con đi học đến bây giờ. Vì thế, hãy xem Ba là tấm gương mà cố gắng học. Sau này các con sẽ có cuộc sống tốt hơn”. Những năm chị em tôi học đại học phải sống xa nhà thì kinh tế gia đình tôi thức sự kiệt quệ. Ba và Mẹ phải ra chợ bán trái cây kiếm tiền mà gửi cho chúng tôi ăn học. Ba tôi giỏi lắm! Cả ngày ngồi ngoài chợ bán hàng, tối về Ba nhận dạy kèm môn Toán, Lý tại nhà. Sở dĩ như thế vì Ba không muốn quên kiến thức phổ thông và mong muốn kiếm thêm ít tiền để lo cho chúng tôi tốt hơn. Hằng ngày, Ba phải xâu từng chùm nhãn, chùm chôm chôm để bán. Công việc đó thường đòi hỏi sự tỉ mỉ của người phụ nữ nhưng Ba vẫn làm một cách chuyên nghiệp. Ba tôi là thế đó. Bất cứ công việc nào cũng làm được. Nhưng có lẽ điều làm cho Ba tôi khổ tâm và nhiều đêm mất ngủ là nỗi lòng của một người con xa xứ, luôn ngóng trông về xứ Huế - nơi đó có Ba Mẹ và các em của mình. Không biết mọi người ra sao nữa, còn sống hay đã mất hết tất cả vì chiến tranh?!? Rất nhiều câu hỏi cứ luôn luôn hiện trong đầu, tra tấn Ba hằng ngày như thế. Tâm trạng đó cứ lớn dần lên theo năm tháng, nó như một cục bướu đeo mãi mãi theo Ba suốt cuộc đời. Các bạn biết đấy, dân xứ Huế rất nặng về tình cảm gia đình. Cứ mỗi đợt xuân về, đêm giao thừa là lúc Ba tôi nhớ quê hương da diết. Trong giây phút thiêng liêng này Ba luôn cầu nguyện cho gia đình ở Huế được bình an: “Đêm đón giao thừa xứ Hồng Dân Chợt buồn nhớ Huế dạ bâng khuâng Ba mươi năm lẻ chưa về được Bạn lòng ơi hỡi biết cho chăng…” Vâng, ba mươi bảy năm, tin tức nơi quê hương gần như đã hết hy vọng! Không phải Ba không muốn tìm lại cội nguồn, bởi vì nhà nghèo quá, thêm việc nuôi chúng tôi ăn học nên không có tiền để tìm lại quê hương. Ngày chị em tôi tốt nghiệp ra trường cũng là ngày Ba, Mẹ hạnh phúc nhất. Chúng tôi hẹn với lòng sẽ ra Huế tìm lại quê Nội thân yêu để làm món quà dâng tặng Ba. Đây cũng là nỗi lòng và nguyện vọng cuối đời của ba tôi. Đúng ngày 01 tháng 03 năm 2011, có lẽ nhờ ơn Chúa, em gái tôi làm bên hướng dẫn viên du lịch đã tìm gặp gia đình của Ba tôi ngoài Huế. Tin tức mà ba mươi bảy năm Ba và gia đình luôn mong đợi. Nó như sét đánh, làm gia đình tôi hết sức ngỡ ngàng và bàng hoàng. Không kiềm chế được mình, Ba tôi đã bật khóc khi nói chuyện với các em ruột của mình qua điện thoại. Nước mắt của niềm vui, nước mắt của hy vọng, nước mắt của đứa con phải cách xa gia đình trong một khoảng thời gian dài tuyệt vọng, nước mắt của đứa con tội lỗi phải để cho song thân luôn ngóng chờ, nước mắt của đứa con bất hiếu khi hay tin mẫu thân đã qua đời... cứ tuôn trào, tuôn trào! Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy Ba khóc và khóc nhiều như thế. Tôi thương Ba vô cùng! 5. Giải khuyến khích: “Nhớ Về Bố” của tác giả Maria Hoàng Thị Hồng Lam, bút hiệu Hoàng Lam
NHỚ VỀ BỐ
Thấm thoát đã bốn năm trôi, con vẫn chưa tin là Bố xa con. Bởi trong tiềm thức của con, hình ảnh Bố vẫn nguyên vẹn, Bố đang sống và dõi theo từng bước con đi. Vui với niềm vui của con và buồn với nỗi buồn của con. Con yêu Bố! Bố chính là người tuyệt vời nhất trên cõi đời này. Mẹ mất khi con lên sáu. Thương đứa con thơ dại đã phải thiếu vắng tình mẫu tử, Bố đã bù đắp tình thương người Bố và Mẹ cho con. Con luôn tự hào về Bố. Là tổng giám đốc công ty, suốt ngày chỉ biết giấy tờ, sổ sách, máy móc… Thế nhưng, Mẹ mất, Bố đã phải “một vai hai gánh”, nhưng đã làm tốt hơn ai hết nhiệm vụ của mình mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ ở công ty. Con đã được đón nhận từ Bố tất cả tình thương và sự chăm sóc tận tình. Bố đã rất nhạy cảm với những thay đổi trong con dù rất nhỏ. Một tiếng ho, Bố biết con đang mệt. Một giọt nước mắt, Bố biết con đang buồn. Bố săn sóc con trong từng bữa ăn và giấc ngủ. Không những thế, Bố như là vị thần linh chữa trị căn bệnh tinh thần mỗi lúc con bất an. Ngày đó, con chưa cảm nhận được Bố đau lòng thế nào khi phải chấp nhận mất đi nửa bên kia đời mình. Con đã hỏi Bố: “Mẹ đi đâu lâu thế? Mẹ không về, con không ăn và ngủ đâu!” Bố động viên con, bế con trên tay như đứa trẻ lên ba, không trả lời, không trách mắng… Bố chỉ nói: “Rồi Mẹ sẽ về với Con!” Bốn anh em đang học. Các anh chị học xa nên ở trọ, con học gần nên ở nhà bới Bố. Bố thương chúng con lắm, đặc biệt là con! Ai cũng khen Bố là người cha tốt hiếm có. Tuy còn nhỏ, nhưng con cảm nhận được Bố hy sinh vì con nhiều lắm! Thế nhưng, Bố lại nói rằng chỉ mới được một phần thôi, Bố không thể bù đắp sự mất mát quá lớn của con. Bố làm việc cách nhà 75km, thế mà 3 giờ 30 Bố đã dậy chuẩn bị và gần 7 giờ tối Bố mới về. Lúc con thức dậy, mọi thứ đã đâu ra đấy: thức ăn, quần áo, sách vở, với một mảnh giấy nhỏ đầu gường: “Con gái ngoan của Bố, ăn cơm rồi đi học, tối Bố về với con!” Nhìn thấy Bố quá vất vả, nhiều người trong công ty khuyên Bố chuyển nhà đến gần công ty, nhưng Bố không đồng ý. Vì Bố không muốn xa căn nhà hạnh phúc của gia đình ta, và Bố còn phải thay Mẹ chăm sóc Ông Ngoại nữa. Thứ bảy và chủ nhật, Bố được nghỉ làm, nhưng Bố vẫn dậy sớm để dọn nhà và để có nhiều thời gian cho con, hai bố con đã đến thăm Ông và giúp Ông dọn nhà, ở lại ăn cơm để động viên Ông. Sau đó, câu quen thuộc mà hầu như tuần nào Bố cũng hỏi Con: “Con muốn đi đâu? Làm gì? Ăn gì?...” Con trả lời chỉ muốn ở bên Bố thôi, mắt Bố đỏ và ngân ngấn dòng lệ. Bố ôm con vào lòng và hôn con âu yếm. Dường như giọt nước mắt và nụ hôn của Bố, là khung trời tình thương bao phủ con, lòng con tràn ngập hạnh phúc. Con vui quá Bố ơi, phản ứng của con thật tự nhiên nhưng như có một sức mạnh vô hình nào thúc đẩy con, con ôm Bố chặt hơn và hôn mạnh lên gò má gầy của Bố. Ngày tháng qua đi, Bố bận rộn với việc công. Con cũng gần như phủ kín thời gian bởi nhũng buổi học chính và ngoại khóa. Nhưng dù bận thế nào chăng nữa, Bố vẫn dành thời gian cho con, cho anh chị và làng xóm xung quanh. Vì ít có thời gian nên Bố đã nhờ cô giáo theo sát con hơn, những người xung quanh có thêm nhiệm vụ với con vì Bố nhờ. Với con, Bố mua sách tham khảo như: Những điều cần biết về tâm sinh lí, Kim chỉ nam cho học sinh… và động viên con đọc, Bố dành thời gian để tâm sự và lắng nghe con. Đáp lại những mong muốn của Bố, con đã cố gắng đọc sách và tập làm việc nhà. Bố ơi, hình ảnh Bố đang trong tim con, Bố chưa già mà tóc Bố bạc và sức khỏe giảm nhiều, bởi qua nhiều công việc Bố phải làm và nỗi lo Bố phải gánh. Hình như Bố sinh ra để làm việc và phục vụ chúng con. Từ khi Mẹ ngã bệnh đến khi Mẹ mất, ít khi con thấy Bố cười và có thời gian dành cho mình. Ngày Bố ốm, Bố không nằm mà vẫn đi làm, con thấy khuôn mặt Bố mệt mỏi, phờ phạc khác hẳn mọi ngày. Biết thế, nhưng con chưa làm gì để động viên, chăm sóc Bố. Bố không buồn con, mà vẫn một mực sống vì con, Bố đã cố gắng hết sức để con có được nụ cười và bằng bạn bè... Ngày con đi học xa nhà, Bố đã chuẩn bị những thứ cần thiết và căn dặn con nhiều điều. Con nhớ mãi lời dặn: “Con ơi, nhớ giữ gìn sức khỏe, Bố sẽ rất nhớ con!” Lúc đó, con không dám nhìn thẳng vào mắt Bố. Ngày nào, Bố cũng gọi điện cho con, bởi trong Bố, con chưa đủ trưởng thành để Bố phó mặc tự con lo lấy. Cứ mỗi cuối tuần, tan học, con đã thấy Bố đến chờ con từ lúc nào để đón con về. Về đến nhà, Bố luôn nhắc nhở con vào chào Mẹ. Dường như từ món ăn cho đến câu chuyện, Bố cũng chuẩn bị để đem lại niềm vui cho con. Bố đã nuôi con lớn không chỉ bằng lương thực hằng ngày, mà bằng cả trái tim và sự hy sinh của Bố. Con cảm nhận được con là người hạnh phúc nhất trên đời vì con có Bố. Con đang tự tin để bước vào đời, sánh vai cùng bạn bè và chuẩn bị cho tương lai. Thế nhưng, niềm hạnh phúc mà con tưởng chừng như sẽ không bao giờ mất ấy, lại không được bao nhiêu! Khi mà năm mới đến gõ cửa mọi nhà, mọi người vui vẻ với tiếng nói cười rộn ràng, thì với con lại là điều kinh hoàng, khủng khiếp vì Bố đã không thức dậy như thường lệ. Con lay mạnh người Bố, thét lên, nước mắt giàn giụa… Nhưng tất cả đều vô vọng, Bố không mở mắt, không nói gì nữa. Bố ơi! Bố đã vĩnh viễn xa con lúc nào trong đêm mà con không biết. Con không tin và không muốn tin sự thật phũ phàng này. Trái đất ngừng xoay, mọi thứ sụp đổ tan tành, tim con đau nhói, chân tay run rẩy, miệng không gọi Bố nữa… Tỉnh dậy, con không tin những gì đang xảy ra trước mắt, một lần nữa con lại “lực bất tòng tâm” khi phải xa người thân. Con lại phủ lên đầu mình chiếc khăn trắng của sự tang thương. Con sợ màu trắng này lắm, Bố ơi! Giờ đây, con đang bước đi trên con đường mà con đã chọn, nhưng không có Bố! Con muốn gửi tới Bố lời cảm ơn từ tận đáy lòng con: “Bố ơi, con yêu và nhớ Bố nhiều lắm, dù không có Bố hiện diện hữu hình bên con, nhưng Con tin ở phương trời xa Bố vẫn đang nhìn và bên con. Con sẽ cố gắng sống tốt để là con của Bố. Không ai sinh ra không bởi một người Bố! Con muốn gửi tới những ai đang còn Bố: Hãy cố gắng những gì có thể, hãy thực lòng yêu và kính trọng Bố… Để không như con, giờ con muốn làm một điều cho Bố cũng không thể, dù con muốn một giây bên Bố cũng không còn nữa. Con khao khát lắm nhưng giờ không thể, Bố ơi!” Con của Bố, 6. Giải khuyến khích: “Chút Hồi Ức Về Tuổi Thơ” của tác giả Maria Trương Thị Kim Thanh
CHÚT HỒI ỨC VỀ TUỔI THƠ
Tôi lớn lên với đất quê ruộng vườn nên kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với đồng lúa ngô khoai. Mái nhà tranh vách tre nằm bên con đường làng, cạnh luỹ tre xanh, dưới chân núi, nơi có con sông Bồ lượn quanh, là hình ảnh tôi dán trên những trang đầu của cuốn album cuộc đời. Bởi thế, nó chìm sâu trong tâm khảm tôi. Những hình ảnh đó gợi lên trong tâm hồn tôi về một cuộc sống yên bình, dân dã tại chốn quê nhà. Thế nhưng, tuổi thơ của tôi đã đi qua có biết bao kỷ niệm không thể nào quên! Có khi là những kỷ niệm êm đẹp nhưng cũng có thể là những tháng ngày gian khổ. Tôi không tài nào quên được vào năm tôi lên 3 tuổi. Năm ấy, nhà tôi bị cháy trụi… Vào một buổi trưa mùa hè, nắng nóng, ba tôi đang thổi lửa nấu ăn trong bếp bằng lá bạc hà khô, những cơn gió Lào thổi liên tục mang theo hơi nóng đã làm cho bếp lửa cháy lên rừng rực. Không cản được sức gió, như được tiếp thêm dầu, lửa cứ thế bốc cháy lên cao và như bắt gặp được một “vùng đất màu mỡ”, đám lửa trong bếp đã thiêu trụi mái nhà tranh của gia đình tôi. Cũng từ đó, ba mẹ tôi tạm thời chia cách nhau để lo kiếm sống, nuôi con. Ba tôi mang theo tôi vào thành phố Huế sống, còn em gái tôi theo mẹ ở lại quê nhà, sống ở nhờ nhà bà ngoại tôi. Bây giờ, tôi ngẫm nghĩ lại những tháng ngày cùng với ba tôi bôn ba khắp vùng đất Cố Đô, tôi mới cảm thấy mình thật hạnh phúc vì đã được cùng với ba mình trải qua những ngày tháng vất vả gian khổ, mai đây mốt đó… Tối đâu cũng là nhà, ngả đâu cũng là giường. Ba tôi xin được một việc làm tại nhà máy bia Huda Huế, ngày ngày đi làm ba tôi đều chở tôi ngồi sau chiếc xe đạp. Dù làm ở bất cứ nơi đâu, đi đến nơi nào, ba tôi đều đem tôi theo, như hình với bóng, chăm lo cho tôi từng li từng tí một như người mẹ thật thụ. Vì thế mà trong khoảng thời gian đó, tôi sống xa mẹ nhưng có lẽ ba tôi đã làm cho tôi vơi đi nỗi nhớ mẹ! Từ cái áo, cái quần tôi mặc, ba tôi đều chở tôi qua chợ Đông Ba để chọn lựa và mua. Rồi lo tắm rửa, giặc giũ cho tôi, ba tôi làm một cách kỹ lưỡng và thật chu đáo! Có thể nói trong khoảng thời gian đó, ba tôi dốc hết toàn tâm, toàn lực để lo làm việc và chăm sóc, yêu thương tôi rất nhiều. Đặc biệt nhất, tôi không thể nào quên được những đêm phải cùng ba tôi ngủ ngoài đường phố, lúc thì đến hành lang nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế, có lúc lại ngủ trước cửa nhà thi đấu bên đường. Mặc cho gió lạnh, đêm khuya, ba tôi luôn cố gắng ru tôi giấc ngủ bằng những câu chuyện... Nhà ông bà nội tôi cũng ở Huế, nhưng tôi không hiểu tại sao ông bà tôi lại không đón nhận bố con tôi vào ở trong nhà, có thể vì lý do nào đó mà đến nay tôi vẫn không hiểu hết được. Mỗi đêm, ông bà nội tôi chỉ cho hai bố con tôi trải chiếu và treo mùng ngủ trước hiên nhà, đến sáng sớm lại phải thu dọn mùng màn để đi. Tôi nghĩ lúc đó mình còn nhỏ nên tôi sống quá hồn nhiên, vô tư không biết đến khó khăn là gì? Cũng không biết được ba tôi đã khổ đến chừng nào khi phải cảnh “gà trống nuôi con như vậy”. Ba tôi luôn tạo cho tôi niềm vui, được đầy đủ, vui chơi thoải mái để tôi bớt nhớ mẹ hơn và để ba tôi yên tâm làm việc. Cuối cùng, ba tôi cũng xin được trọ trong nhà của người khác, gần chỗ làm việc, nhưng cũng không có phòng ở riêng, chỉ xin trọ qua ban đêm thôi. Cả ngày ba tôi đi làm, đem theo tôi, ăn ngủ cả ngày ở nhà máy. Tối đến thì về chỗ trọ, lại phải ngủ ngoài hành lang. Có đêm, trời mưa to, chỗ ngủ bị dột nước, hai bố con phải thức giấc kéo giường xê dịch lui tới để tránh chỗ ướt. Thời gian cứ thế trôi qua… Khoảng ba tháng sau, mẹ tôi mang theo em gái tôi từ nhà quê lên thành phố để tìm hai cha con tôi và cùng trở lại quê nhà, làm lại một ngôi nhà mới thay ngôi nhà đã bị cháy và sống ở mảnh đất Sơn Quả đó cho đến hôm nay. Thời gian trôi qua thật nhanh, tuổi thơ đã đi vào qua khứ của tôi nhưng đó là quãng thời gian mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất và sống mãi trong lòng tôi, khi tôi được cùng sát cánh bên ba mình trong cuộc sống. Tôi cũng cám ơn Chúa đã sắp đặt cho tôi cuộc sống như vậy, để tôi được lớn lên trong tình thương yêu của ba mình. III. Thể loại Video Clip/PowerPoint: 1. Giải Nhất: “Ba Ơi, Ba Là Tất Cả” của tác giả Maria Nguyễn Bảo Thư. 2. Giải Nhì: “Bàn Tay của Bố” của tác giả Lucia Nguyễn Quỳnh Như. 3. Giải khuyến khích: “Công Lao của Cha” của tác giả Tu sĩ Giuse Hoàng Đình Quang. |
Thursday, May 26, 2011
The great quotations of the great saints:
I do not seek to understand that I may believe, but I believe in order to understand. For this I believe – that unless I believe, I should not Understand. {Augustine of Hippo}
The Lord has turned all sunsets into sunrise—{St. Clement of Alexandria}
Do not be troubled by Bernard’s saying that: “Hell is full of good wishes or desires.” {St. Francis de Sales}
About Jesus Christ and the Church, I simply know they are just one thing, and we should not complicate the matter. {St. Joan of Arc}
The only- begotten Son of God, wanting to make us sharers in His divinity, assumed our nature, so that He, made man, might make men gods.-{St. Thomas Aquinas}
If I am not {in God’s grace}, may it please God to put me in it, if I am, may it please God to keep me there.{St. John of Arc}
At the end of life, we shall be judged by love- {San Juan de la Cruz}
The proof of love is in the works. {Pope St. Gregory the Great}
Must you continue to be your own cross? No matter which way God leads you. You change everything into bitterness by constantly brooding over everything. For the love of God, replace all this self- scrutiny with a pure and simple glance at God’s goodness. {St Jeanne de Chantal}
Holy Communion is the shortest and safest way to heaven. {Pope St. Pius X}
Hell is full of the talented, but heaven of the energetic. {St. Jeanne de Chantal}
He who is the beginning and the end, the ruler of the angels, made Himself obedience to human creatures. The creator of the heavens obey a carpenter, the God of eternal glory listens to a poor virgin. Has anyone ever witnessed anything comparable to this? Let the philosopher no longer distain from listening to the common laborer, the wise, to the simple, the educated, to the illiterate, a child of a prince, to a peasant. {Anthony of Padua}
From silly devotions and sour- faced saints, good Lord, deliver us! {St. Teresa of Avila}
If people would do for God what they do for the world, what a great number of Christians would go to heaven. {St. John Vianney}
If you are willing to bear serenely the trial of being displeasing to yourself, then you will be for Jesus a pleasant place of shelter. {St. Therese of the child Jesus}
In the heart of the Church, my Mother, I shall be love! {St. Therese of the Child Jesus, The story of a soul}
I told our Lord that I knew it was His cross that was now being placed upon the Jewish people; that most of them did not understand this, but that those who sis would have to take it up willingly in the name of all. I would do that. At the end of the service, I was certain that I had been heard. But what this carrying of the cross was to consist in, that I did not yet know. {St. Teresa Benedicta of the cross}
Late have I loved you, O Beauty ever ancient, ever new, late have I loved you! {St. Augustine of Hippo, confessions, Book 10, chapter 27}
I am a Catholic. As long as possible I go to the mass every day. This is a rosary. As far as possible, I kneel down and tell these beads every day. If you reject me on account of my religion. I shall thank God that spared me the indignity of being your representative! {Hilaire Belloc}
When you look at the Crucifix, you understand how much Jesus loved you then. When you look at the Sacred Host you understand how much Jesus loves you now. {Blessed Teresa of Calcutta}
The Church is alive and we are seeing it. We are experiencing the joy that the Risen Lord promised His followers. The Church is alive. She is alive because Christ is alive, because he is truly risen. In the suffering that we saw on the Holly Father’s face in those days of able, in a profound sense, to touch the Risen one. We have been able to experience the joy that He promised, after a brief period of darkness, as the fruit of His Resurrection. {Pope Benedict XVI}
Do not abandon yourselves to despair. We are the Easter people and Halleluijah is our song. {Pope John Paul II}
Why should you worry whether God wants you to reach the heavenly home by way of the desert or by the fields, when by the one as well as by another one arrives all the same at a Blessed Eternity? {St. Pio of Pietrelcina}
The Christian should be an Alleluia from head to foot. {St. Augustine of Hippo}
The Ignorance of Scripture is the Ignorance of Jesus Christ (St, Jerome}
Tuesday, May 24, 2011
Đức tin và luân lý kitô giáo
Đức tin là nền tảng cốt lõi cho đời sống người kitô hữu (người tin). Dây là một dấu chỉ xac thực để phân biệt giữa người công giáo và ngoài công giáo. Người kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu là con Thiên Chúa đã được sinh ra từ trong cung long của Me Maria đồng trinh và sư kiêu mang đây không phải là do mau huyết người nam. Nhưng là do bởi quyền năng của Đức Chúa Thánh Thần.
Chính Chúa Giêsu đã lập nhóm 12 và cho họ ở với Ngài trong suốt khoảng thời gian 3 năm trong cuộc đời công khai rao giảng của Ngài, kêu gọi mọi người ăn năn sám hối và tin vào tin mừng vì nước trời đã gần đến. Ngài chịu chết và mai tang trong mồ thời quan tổng trấn Philatô. Nhưng ngày thứ 3 Ngài sống lại và hứa sai Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông đồ và chính các ông sẽ là chứng nhân đích thực để rao giảng tin mừng của Chúa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy các ông mọi điều về Chúa Cha và dậy họ gọi Cha là "abba" tức là Cha ơi! và hương họ về trời cao để thờ lậy và tôn vinh Thiên Chúa.
Như đã trình đầy ở trên. Đức tin là nòng cốt của đời sống người kitô hữu. Xa hơn nữa, dức tin cũng là một hồng ân mà chủ thể ban cho là Thiên Chúa và hữu thể đón nhân chính là con người. Do vây trong sự đáp trả và chọn lựa của Đức tin, con người có hoàn toàn tự do để lựa chọn trong phương diện này.
Việc lựa chọn nền tảng để tin vào Thiên Chúa, để đi vào trong giao ước mà Thiên Chúa đã mở ra, cần đến tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân như chính mình để làm chuẩn mực hướng dẫn và đo lường những hành động cụ thể trong đời sống con người. Trong tư cách là sự hướng dẫn, các chuẩn mực tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân giúp người Kitôhữu đưa ra những quyết định hệ trọng trong cuộc sống, chẳng hạn kết hôn hay sống đời tu trì, chọn nghề này hay nghề khác, như là những thể hiện của sự lựa chọn nền tảng của đương sự. Trong tư cách là thước đo, tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân thiết lập chuẩn mực giúp người Kitôhữu phán đoán rằng một số hành động nào đó là không đáp trả trọn vẹn tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa, và do đó làm nảy sinh cảm thức tội lỗi nơi đương sự.
Chính Chúa Giêsu đã lập nhóm 12 và cho họ ở với Ngài trong suốt khoảng thời gian 3 năm trong cuộc đời công khai rao giảng của Ngài, kêu gọi mọi người ăn năn sám hối và tin vào tin mừng vì nước trời đã gần đến. Ngài chịu chết và mai tang trong mồ thời quan tổng trấn Philatô. Nhưng ngày thứ 3 Ngài sống lại và hứa sai Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông đồ và chính các ông sẽ là chứng nhân đích thực để rao giảng tin mừng của Chúa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy các ông mọi điều về Chúa Cha và dậy họ gọi Cha là "abba" tức là Cha ơi! và hương họ về trời cao để thờ lậy và tôn vinh Thiên Chúa.
Như đã trình đầy ở trên. Đức tin là nòng cốt của đời sống người kitô hữu. Xa hơn nữa, dức tin cũng là một hồng ân mà chủ thể ban cho là Thiên Chúa và hữu thể đón nhân chính là con người. Do vây trong sự đáp trả và chọn lựa của Đức tin, con người có hoàn toàn tự do để lựa chọn trong phương diện này.
Việc lựa chọn nền tảng để tin vào Thiên Chúa, để đi vào trong giao ước mà Thiên Chúa đã mở ra, cần đến tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân như chính mình để làm chuẩn mực hướng dẫn và đo lường những hành động cụ thể trong đời sống con người. Trong tư cách là sự hướng dẫn, các chuẩn mực tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân giúp người Kitôhữu đưa ra những quyết định hệ trọng trong cuộc sống, chẳng hạn kết hôn hay sống đời tu trì, chọn nghề này hay nghề khác, như là những thể hiện của sự lựa chọn nền tảng của đương sự. Trong tư cách là thước đo, tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân thiết lập chuẩn mực giúp người Kitôhữu phán đoán rằng một số hành động nào đó là không đáp trả trọn vẹn tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa, và do đó làm nảy sinh cảm thức tội lỗi nơi đương sự.
Friday, May 20, 2011
New Auxilary Bishop for Melbourn
Tonight the Church in Melbourne celebrates as the Holy Father has appointed Bishop Elect Vincent Long Van Nguyen as Auxilary Bishop of the Archdiocese of Melbourne. The appoint sees the first Ordination in Australia of a Vietnamese born Australian Bishop.
Bishop Elect Nguyen arrived in Australia in 1981 entering the the Conventuals Fransiscans two years later. Ordained a priest in 1989 he has held the positions of Assistant priest (1990-1992) and Parish Priest (2002-2008) of the parish of Springvale. Within the order he has ben director of Postulants, Custodial vicar and in 2005 was elected Provincial Superior, a position he held until 2008. Currently he is resident at the orders Generalate in Rome as a member of the international leadership team.
The Archbishop Denis Hart said:
“The appointment of Bishop Vincent as Auxilary of Melbourne is a historic one. He escaped from Vietnam by boat as a young man, came to Melbourne, joined the Conventuals Fransiscans, and has already given distinguished service as a pastor in Springvale, as a leader in his order and made a generous and gifted contribution to the Church”Archbishop Wilson, President of the Australian Bishops Conference said:
“As a Fransiscan he will bring fresh perspective to our deliberations as a conference, and I am sure show unique servant leadership in the Archdiocese of Melbourne”A close Fransiscan Friend said on hearing the appointment:
“We are extremely delighted, a win win situation for both the Vietnamese People, and the conventual Fransiscan Family in Australia”His Episcopal ordination has been set for Thursday 23rd June at 7:30pm, St Patricks Cathedral.
The Media release from the Archdiocese of Melbourne can be read here
The Bishop Elect’s CV can be found
My prayer are with Bishop Elect Nguyen as he prepares over the coming weeks for his Episcopal Ordination, we look forward to welcoming him to the Archdiocese.
Thursday, May 19, 2011
Vị Mục Tử nhân lành
Chúa Nhật Thứ 4 Phục Sinh.
1 "Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp.2 Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử.3 Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.5 Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ."6 Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ.
7 Vậy, Đức Giê-su lại nói: "Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào.8 Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ.9 Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.10 Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Lời cầu nguyện mở đầu:
Lậy Chúa Giêsu, Con cảm tạ Chúa vì đã đến thế gian để chia sẻ thân phận làm người yếu hèn và làm chứng cho sự thật và gánh lấy tội lỗi yếu hèn của con người và ban cho ban chúng con được làm con cái Chúa. Ôi tình yêu của Ngài thật vĩ đại, mênh mông và cao vời. Hiện thân từ trời cao và từ bỏ tất cả chỉ vì trữ 'Yêu'. Cho dù Ngài biết rằng đây là một cái giá quá đắt để có được nó. Những Ngài đã trinh phục được nó khi Ngài noi: "it finished, mọi sự đã hoàn tất." Từ sâu thẳm trong tâm hồn chúng con xin cảm tạ Ngài luôn mãi.
Chúa Giêsu biết rõ tôi và bạn.
"Anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra." (Gioan 10:3) Đối với người Do Thái, khi gọi đích danh tên một người nào đó là anh ta đã hiểu rõ từ tận đáy lòng của người đó. Vì vậy đối với họ, tên đồng nghĩ với chính bản thân anh ta là; mặc dầu, sự hiện hữu của chúng ta ở trên đời này là kết của tình yêu giữa cha mẹ chúng ta, Nhưng linh hồn của chúng ta là trực tiếp được sáng tạo và luôn hướng về đấng tạo hoá là Thiên Chúa. Thiên Chúa biết mỗi người trong chúng ta. Người biết không chỉ là những cái tên, nhưng Người biết cả sự suy nghĩ, linh cảm, giấc mơ, và sự sợ hãi và Người cũng hiểu rõ từ tận đáy thẳm sâu trong lòng mỗi người chúng ta. Sự rõ ràng này sẽ trở nên như một nguồi bình an vĩ đại và tự tin trong những lời cầu nguyện của tôi. Quả thực Thiên Chúa biết rõ những dự định của tôi. Nhưng với ngôn ngữ, kiến thức và giới hạn của tôi không thể diễn tả hết được tình yêu của Ngài yêu tôi. Người đã yêu và đã hiến mạng sống mình tới giọt máu cuối cùng vì tôi và cho tôi.
2. Chúa Giêsu yêu tôi:
Bằng chứng là; xuyên suốt câu truyện về sự giáng trần của Chúa. Chúa Giêsu đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang (He emptied Himself...) hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết vì yêu thương tôi. Chúa Giêsu đã đổ máu đào của Ngài trên thập giá chỉ vì yêu tôi. Tình yêu của Chúa cho tôi là vậy đó. Ngài không đòi hỏi và ép buộc tôi phải trở nên như Ngài. Nhưng Người đòi hỏi tôi phải trở nên can đảm để làm chứng cho tình yêu của Người trong thế giới ngày này.
Để diễn tả một tình yêu hoàn toàn và tự nguyện của Chúa Giêsu cho chúng ta Thánh PhaoLô đã miêu tả trong thư gửi tín hữu Philiphê như sau:
" Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa"." (Pl 6:6-11)
Những lời cầu nguyện cuối:
Lậy Chúa Giêsu con cảm tạ Chúa vì đã giúp và nhắc nhở con để nhận ra và hiểu biết được sự hy sinh và tình yêu của Ngài đã dành cho con. Xin giúp con bước theo con đường ngài đã đi mà không đắn đo lo sợ gì trong cuộc sống, hiện tại và tương lai. Và hơn nữa là xin cho con biết từ bỏ chính mình để phục vụ anh em một cách vô vị lợi và mưu ích cho tất cả các linh hồn, như Ngài đã tin tưởng và giao phó chúng cho con. Amen.
05/20/2011
Author: Dong Chau Tran
1 "Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp.2 Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử.3 Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.5 Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ."6 Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ.
7 Vậy, Đức Giê-su lại nói: "Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào.8 Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ.9 Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.10 Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Lời cầu nguyện mở đầu:
Lậy Chúa Giêsu, Con cảm tạ Chúa vì đã đến thế gian để chia sẻ thân phận làm người yếu hèn và làm chứng cho sự thật và gánh lấy tội lỗi yếu hèn của con người và ban cho ban chúng con được làm con cái Chúa. Ôi tình yêu của Ngài thật vĩ đại, mênh mông và cao vời. Hiện thân từ trời cao và từ bỏ tất cả chỉ vì trữ 'Yêu'. Cho dù Ngài biết rằng đây là một cái giá quá đắt để có được nó. Những Ngài đã trinh phục được nó khi Ngài noi: "it finished, mọi sự đã hoàn tất." Từ sâu thẳm trong tâm hồn chúng con xin cảm tạ Ngài luôn mãi.
Chúa Giêsu biết rõ tôi và bạn.
"Anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra." (Gioan 10:3) Đối với người Do Thái, khi gọi đích danh tên một người nào đó là anh ta đã hiểu rõ từ tận đáy lòng của người đó. Vì vậy đối với họ, tên đồng nghĩ với chính bản thân anh ta là; mặc dầu, sự hiện hữu của chúng ta ở trên đời này là kết của tình yêu giữa cha mẹ chúng ta, Nhưng linh hồn của chúng ta là trực tiếp được sáng tạo và luôn hướng về đấng tạo hoá là Thiên Chúa. Thiên Chúa biết mỗi người trong chúng ta. Người biết không chỉ là những cái tên, nhưng Người biết cả sự suy nghĩ, linh cảm, giấc mơ, và sự sợ hãi và Người cũng hiểu rõ từ tận đáy thẳm sâu trong lòng mỗi người chúng ta. Sự rõ ràng này sẽ trở nên như một nguồi bình an vĩ đại và tự tin trong những lời cầu nguyện của tôi. Quả thực Thiên Chúa biết rõ những dự định của tôi. Nhưng với ngôn ngữ, kiến thức và giới hạn của tôi không thể diễn tả hết được tình yêu của Ngài yêu tôi. Người đã yêu và đã hiến mạng sống mình tới giọt máu cuối cùng vì tôi và cho tôi.
2. Chúa Giêsu yêu tôi:
Bằng chứng là; xuyên suốt câu truyện về sự giáng trần của Chúa. Chúa Giêsu đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang (He emptied Himself...) hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết vì yêu thương tôi. Chúa Giêsu đã đổ máu đào của Ngài trên thập giá chỉ vì yêu tôi. Tình yêu của Chúa cho tôi là vậy đó. Ngài không đòi hỏi và ép buộc tôi phải trở nên như Ngài. Nhưng Người đòi hỏi tôi phải trở nên can đảm để làm chứng cho tình yêu của Người trong thế giới ngày này.
Để diễn tả một tình yêu hoàn toàn và tự nguyện của Chúa Giêsu cho chúng ta Thánh PhaoLô đã miêu tả trong thư gửi tín hữu Philiphê như sau:
" Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa"." (Pl 6:6-11)
Những lời cầu nguyện cuối:
Lậy Chúa Giêsu con cảm tạ Chúa vì đã giúp và nhắc nhở con để nhận ra và hiểu biết được sự hy sinh và tình yêu của Ngài đã dành cho con. Xin giúp con bước theo con đường ngài đã đi mà không đắn đo lo sợ gì trong cuộc sống, hiện tại và tương lai. Và hơn nữa là xin cho con biết từ bỏ chính mình để phục vụ anh em một cách vô vị lợi và mưu ích cho tất cả các linh hồn, như Ngài đã tin tưởng và giao phó chúng cho con. Amen.
05/20/2011
Author: Dong Chau Tran
Wednesday, May 18, 2011
Pope Says Vocational Work Is Everyone's Task
VATICAN CITY, MAY 15, 2011.
- Benedict XVI says that every ecclesial community is called to promote and safeguard priestly and consecrated vocations, since the Lord's voice is at risk of being submerged by many other voices.
The Pope affirmed this today, the World Day of Prayer for Vocations, before praying the midday Regina Caeli with crowds in St. Peter's Square.
He noted that today's liturgy presents Christ the Good Shepherd, while the flock's attitude toward the Good Shepherd is presented "with two specific verbs: listening and following."
"These terms designate the fundamental characteristics of those who live as followers of the Lord," the Holy Father stated. "First of all, listening to his word from which faith is born and nourished. Only those who are attentive to the Lord’s voice are able to determine by their own conscience the right choices to act according to God. From listening, then, is derived the following of Jesus: we act as disciples after we have listened and internalized the Master’s teaching, to live it daily."
The Holy Father also cited his message for this year's World Day of Prayer for Vocations to emphasize that "a vocation is followed when we leave behind 'our will that is closed in itself and our idea of self-actualization, to immerse ourselves in another will, God’s, letting ourselves be guided by it.'"
People always have a need for God, and "there will always be a need for Shepherds who announce the Word and help us to meet the Lord in the sacraments," he affirmed.
"On this Sunday it is natural to remember the Shepherds of the Church of God, and those who are being formed to become Shepherds," the Pontiff also reflected. "I therefore invite you to say a special prayer for bishops -- including the Bishop of Rome! -- for parish priests, for all those who have a responsibility in leading the flock of Christ, that they might be faithful and wise in carrying out their office. In particular, let us pray for vocations to the priesthood on this World Day of Prayer for Vocations, that authentic workers for the Lord’s harvest never be lacking."
- Benedict XVI says that every ecclesial community is called to promote and safeguard priestly and consecrated vocations, since the Lord's voice is at risk of being submerged by many other voices.
The Pope affirmed this today, the World Day of Prayer for Vocations, before praying the midday Regina Caeli with crowds in St. Peter's Square.
He noted that today's liturgy presents Christ the Good Shepherd, while the flock's attitude toward the Good Shepherd is presented "with two specific verbs: listening and following."
"These terms designate the fundamental characteristics of those who live as followers of the Lord," the Holy Father stated. "First of all, listening to his word from which faith is born and nourished. Only those who are attentive to the Lord’s voice are able to determine by their own conscience the right choices to act according to God. From listening, then, is derived the following of Jesus: we act as disciples after we have listened and internalized the Master’s teaching, to live it daily."
The Holy Father also cited his message for this year's World Day of Prayer for Vocations to emphasize that "a vocation is followed when we leave behind 'our will that is closed in itself and our idea of self-actualization, to immerse ourselves in another will, God’s, letting ourselves be guided by it.'"
People always have a need for God, and "there will always be a need for Shepherds who announce the Word and help us to meet the Lord in the sacraments," he affirmed.
"On this Sunday it is natural to remember the Shepherds of the Church of God, and those who are being formed to become Shepherds," the Pontiff also reflected. "I therefore invite you to say a special prayer for bishops -- including the Bishop of Rome! -- for parish priests, for all those who have a responsibility in leading the flock of Christ, that they might be faithful and wise in carrying out their office. In particular, let us pray for vocations to the priesthood on this World Day of Prayer for Vocations, that authentic workers for the Lord’s harvest never be lacking."
Tuesday, May 17, 2011
Go with us, Lord.
Lord,
As we go to our homes and our work this morning week,
we ask you to send the Holy Spirit into our lives.
Open our ears:
To hear what you are saying to us
in the things that happen to us
and in the people we meet.
Open our eyes:
to see the needs of people around us.
and to see wonderful things what you created
and in order to understand and love Your creatures.
Open our hands:
to do our work well,
to help when people is needed.
Open our lips:
to tell others the good news of Jesus
and bring comfort, happiness, and
laughter to other people.
Open our minds:
to discover new truth about you and the world.
and Open our hearts:
to love and be loved forgive and be forgiven
as you have shown us in Jesus Christ.
Amen.
As we go to our homes and our work this morning week,
we ask you to send the Holy Spirit into our lives.
Open our ears:
To hear what you are saying to us
in the things that happen to us
and in the people we meet.
Open our eyes:
to see the needs of people around us.
and to see wonderful things what you created
and in order to understand and love Your creatures.
Open our hands:
to do our work well,
to help when people is needed.
Open our lips:
to tell others the good news of Jesus
and bring comfort, happiness, and
laughter to other people.
Open our minds:
to discover new truth about you and the world.
and Open our hearts:
to love and be loved forgive and be forgiven
as you have shown us in Jesus Christ.
Amen.
Monday, May 16, 2011
Ngày Chúa Chiên Lành,
25th -April, 2010.
Lời đầu tiên, con xin chân thành cảm ơn Cha Xứ đã ưu ái cho phép con được đứng ở đây, để chia sẻ với quý ông bà và anh chị mà đặc biệt là các bạn trẻ một vài ý tưởng về ơn gọi Linh Mục.
Hôm nay, là ngày Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục Sinh, Giáo hội dành riêng một ngày đặc biệt để nói về ơn thiên triệu. Như trong đoạn Phúc âm thánh Gioan chúng ta vừa nghe (Chiên ta thi nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng theo ta) hay Matthêu tường thuật: (Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy ông Simon với người anh là ông Anrê, đang quăng lưới suống biển, vì họ làm nghề đánh cá. Người bảo họ:các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. Lập tức hai ông bỏ trài lưới mà đi theo Người.) (Mc1.16-17)
Kính thưa cộng đoàn,
Vậy còn còn về ơn gọi LM của con thì sao? Con rất tự hào vì mình được sinh ra trong một gia đình truyền thống công giáo. Gia đình con có 6 anh chị, 3 chị gái, 2 anh trai và con. Con đã tốt nghiệp Đại Học ở Việtnam, sau đó con thi vào Đại chủng viện Thánh Giuse Hà nội, và một năm sau Đức Cha Kiệt gửi con sang bên này để du học từ năm 2007, và hiện giờ con đang học năm thứ 3 thuộc trường Đại Học Thần Học Công Giáo ở East Melbourne.
Vậy trong suốt trương trình đào tạo 7 năm ở Chủng Viện chúng con học cái gì: Thưa, chúng con học Triết hoc, Thần học, Kinh Thánh, Mục Vụ… Hơn nữa, đây còn là môi trường rất tốt để giúp chúng con trưởng thành về tình yêu, về Tâm Linh, cũng như Thể Xác; “tâm hồn lành mạnh trong một thân xác khỏe mạnh.”
Như quý ông bà và anh chị em biết, trong những năm gần đây, con số ơn gọi chủng sinh trên thế giới đang dần dần tăng lên. Nhưng đáng kể hơn cả là ở 2 châu; (Châu Á và Châu Phi).
Tại sao anh muốn trở thành Linh Mục? Đây là câu hỏi của một bạn trẻ trong kỳ đại hội giới trẻ ở Sydney (2008). Con trả lời; thật ra anh cũng chẳng hiểu rõ lắm về ơn gọi, cách riêng là ơn goi tu trì của bản thân, mà chỉ biết lắng nghe bằng tiếng gọi lương tâm tự phát, khi Chúa gọi thì mình đáp chả vậy thôi.
Kính thưa cộng đoàn: Vậy “Ơn Gọi” có nghĩa là gi? Thưa hai từ “Ơn Gọi” được bắt nguồn từ tiếng Latinh, nghĩa là “Vocare” tiếng anh là “Vocation”. Vậy có bao nhiêu ơn gọi? thưa: có rất nhiều ơn gọi, nhưng khởi điểm là ơn gọi làm người, ơn gọi lập ra đình, hay làm bác Sĩ, làm giáo viên, và ơn gọi làm Linh Mục vân vân.
Thứ nhất: vậy ơn goi Linh Mục bắt nguồn từ đâu? Thưa xác quyết rằng, ơn gọi Linh Mục đến từ Thiên Chúa, chính Thiên Chúa là người khởi xướng và con người đáp trả. Lời mời gọi của Thiên Chúa luôn luôn đi bước trước. Chúa Giêsu cho các môn đệ Ngài biết, chính Ngài đã chọn họ: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Không phải các Linh mục đã chọn Chúa cho bằng chính Chúa đã kêu gọi, đã tuyển chọn họ bằng ân sủng và tình yêu của Ngài.. Do vậy, ơn gọi Linh mục không phải là chuyện may rủi, cũng không là một tuyển chọn máy móc, nhưng là một sự bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa nơi con người.
Thứ 2: Huyền nhiệm của ơn gọi Linh Mục, mỗi ơn gọi là một huyền nhiệm của Thiên Chúa. Có một linh mục chia sẻ cảm nghiệm về Tình yêu như không của Thiên Chúa đã chọn gọi mình. Ngài thấy có nhiều anh em đồng bạn thông minh và lỗi lạc hơn mình, có những người đạo đức và thánh thiện hơn mình nhiều, mà không được chọn. Ơn gọi dành cho các Linh mục không đến do một công trình nào của họ, nhưng hoàn toàn do Tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu vẫn mãi mãi là một cái gì cao siêu và huyền nhiệm khiến chúng ta không thể thấu hiểu được. Cũng như có khi chúng ta thắc mắc, tại sao anh nầy cưới chị kia, hay tại sao chị thế ấy mà đi lấy anh thế nầy. Đó là huyền nhiệm của Tình yêu.
Cuối cùng, Ơn goi Linh Mục là một món quà được Thiên Chúa ưu ái ban tặng cho giáo hội.
Nó là món quà vô giá cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi vào tác vụ Linh mục. Qua bí tích truyền chức thánh, Linh mục trở nên đồng hình, đồng dạng với Đức Kitô, lãnh nhận “quyền bính thiêng liêng”, như là: Giải tội, Rửa tội, Xức dầu, mà hồng ân đặc biệt hơn cả là dâng thánh lễ, khi các Ngài đọc lời truyền phép bánh và rượu“đây là mình thầy, đây là chén máu Thầy, hiến tế vì anh em, hãy làm việc này mà nhớ đến thầy.” Đây là một điểm rất quan trọng mà giáo hội đã vẽ lên một quang cảnh rất huyền diệu rằng, nếu không có Linh Mục thì sẽ không có Mình thánh Chúa, mà không có mình thánh Chúa thì sẽ không có sự hiện hữu của Giáo Hội. Tức là Linh Mục được tham dự vào quyền bính mà Đức Kitô dùng để hướng dẫn Hội Thánh. Thiên Chúa là Đấng đã chọn, gọi các Linh mục, cũng sẽ ban cho họ ân sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để thi hành nhiệm vụ. Thiên Chúa muốn thực hiện những điều kỳ diệu và biểu lộ quyền năng cứu độ của Ngài qua các Linh mục.
Hỡi các bạn trẻ thân mến, các bạn có biết không và hãy nhớ rằng Giáo hội đang rất cần tới các bạn, Giáo hội ở Melbourne cũng rất cần các bạn. Như Chúa Giêsu đã nói: “Lúa chín đày đồng, mà thợ gặt lại ít” đứng trước lời mời gọi đó, các bạn nghĩ sao.
Có một câu truyện vui: Người ta kể rằng:
Gia đình kia , bố là người tu xuất, ông ta có 3 con trai. Một hôm cha xứ tới thăm gia đình, cha muốn cổ động ơn gọi làm linh mục. Cha hỏi cậu trai cả:
- Con có muốn đi tu không?
Cậu ta trả lời tỉnh bơ:
- I want to be a doctor, a doctor get a lot of money.
Cha quay sang hỏi cậu thứ hai:
- Con có muốn đi tu không?
Cậu này vừa nhún vai vừa trả lời:
- Oh, oh, I want to become a superstar like Michael Jackson.
Nói xong cậu đi giật lùi, lắc lắc cái mông y như Michael thứ thiệt trên
TV. Không thất vọng, cha xứ nhìn cậu con trai thứ 3 cách âu yếm và hỏi:
- Lớn lên con có muốn đi tu không bé?
Cậu bé này trợn mắt hỏi lại:
- What is đi tu?
Cha xứ ngậm ngùi bỏ đi.
Các bạn trẻ thân mến, đừng chần chừ nữa, hãy lắng nghe, ra khơi và làm ngay một quyết định cho tương lai nhé.
Một lần nữa, con xin chân thành cám ơn rất nhiều tới Cha Xứ, quý ông bà và anh chị em đã hiện diện trong thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho mỗi anh em chủng sinh chúng con, mà băc biệt là kiên nhẫn lắng nghe lời chia sẻ của con.
Nếu các bạn trẻ có ý muốn tìm hiểu hơn về ơn gọi hãy vui lòng liên hệ với cha Bình (Cha Giám đốc ơn gọi) hoặc gặp tôi sau thánh lễ ở cuối nhà thờ.
Xin chân thành cảm ơn!
Thursday, May 12, 2011
Come and follow me, said Jesus
The Call - Come, Follow Me.
And only where God is seen does life truly begin. Only when we meet the living God in Christ do we know what life is. We are not some casual and meaningless product of evolution. Each of us is the result of a thought of God. Each of us is willed, each of us is loved, each of us is necessary. There is nothing more beautiful than to be surprised by the Gospel, by the encounter with Christ. There is nothing more beautiful than to know Him and to speak to others of our friendship with Him.
Pope Benedict XVI
What is a Vocation?
'Vocation comes from the Latin word vocare which means 'to call'. For the Christian, a vocation is not simply a job or a career that God asks us to accept. To be called by God is part of being human and part of being baptized - God's unique call to me is part of my being, part of my life, not something extra which may or may not be added to my life. A vocation is not so much about 'something I have to do' as it is about 'the person God has created me to be.' Quite simply, the unique call God has for me is actually part of who I am. To freely discover and accept the vocation God has for me is to freely discover and accept who I am made to be. This is the path to true and lasting peace and fulfilment.We all have a vocation!
Christians believe that God is love and that God freely created human beings in his own image to share his love with them. God loves each of us and made us to share in his life. The universal vocation of all human beings is to share in the life of the Trinity, the life of God himself, for all eternity. As free thinking creatures we are able to know and accept the love of God. Our acceptance means choosing to share that love with others . This is the great meaning and purpose of every human life: God loves you and asks you to share that love with others. This is the 'call' or 'vocation' of every human being, and what's more, this means every human life is precious and with meaning. No human life is worthless.Another way to express this universal call to love is to speak of the universal call to holiness. By virtue of the grace given to us in baptism, each of us is called to be a saint in our particular time and place. Saints are not simply exceptional people who live in the pages of history books: they are simply ordinary Christians who have simply taken their vocation seriously and tried to respond to that vocation without holding anything back. Saints spend their lives loving God and neighbour. No matter how sinful or unworthy we may feel, all of us are called and given the grace to be truly holy. We don't have to deny our uniqueness to do this: we don't have to throw out individuality and blindly imitate a particular Saint, though we may find real inspiration from him/her. We are each given the opportunity of discovering how I am called to be saintly in my particular situation. This discovery will give meaning and purpose to life.
Monday, May 9, 2011
Saturday, May 7, 2011
Thư Tình Của Chúa
§ Thanh Thanh
Con yêu dấu,Con có thể chưa biết Ta, nhưng Ta biết rất rõ về con (Tv 139,1).
Ta đã tạo dựng con theo hình ảnh của Ta (St 1,27).
Trước khi cho con thành hình trong bụng mẹ, Ta đã biết con; trước khi con lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá con (Gr 1,5).
Ta đã nâng con từ trong lòng mẹ, đã hứng các con từ lúc chưa chào đời (Is 46,3b).
Tạng phủ con chính Ta cấu tạo, đã dệt hình hài con trong dạ mẫu thân con (Tv 139,13).
Ngày con mới là bào thai, mắt Ta đã thấy. Mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách của Ta, trước khi ngày đầu của đời của con khởi sự (Tv139,16). Con được dựng nên cách lạ lùng, công trình Ta kỳ diệu biết bao (Tv 139,14).
Ta biết cả khi con đứng, con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ta đều thấu suốt. Con đi, con nghỉ, Ta đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ta đều quen thuộc cả. Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì Ta đã am tường hết (Tv 139,2-4). Ngay đến tóc trên đầu của con, Ta cũng đã đếm cả rồi. (Mt 10,30).
Con là con của Ta, Ta đã sinh ra con (Tv 2,7).
Con thuộc giòng giống của Ta (Cv 17,28).
Từ thuở sơ sinh, con nương tựa vào Ta (Tv 71,6).
Con được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối (Is 66,12). Chính ở trong Ta mà con sống, con hoạt động và hiện hữu.
Ta làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Ta.
Ta đã tiền định cho con làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Ta (Ep 1,11).
Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo con.
Ta đối xử với con như người mẹ nựng trẻ thơ, Ta nâng con lên áp vào má; Ta cúi xuống gần con mà đút cho con ăn (Hs 11,4).
Ta đã tập đi cho con, đã đỡ cánh tay con, nhưng con không hiểu là Ta chữa lành con (Hs 11,3).
Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù người mẹ có quên con mình đi nữa, thì Ta, Ta cũng sẽ chẳng quên con bao giờ (Is 49,15). Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi con như vậy (Is 66,13).
Con có phải là đứa con Ta yêu dấu, một đứa con Ta rất mực mến yêu? Vì mỗi lần nhắc tới con, Ta lại thấy nhớ thương, nên lòng Ta bồi hồi thổn thức, Ta thương con, thương con thật nhiều (Gr 31,20). Vì con, nước mắt Ta chan hòa (Is 16,9).
Hãy xem, Ta đã ghi khắc con trong lòng bàn tay Ta (Is 49,16).
Cho dù trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác làm chi cũng không có gì tách được con ra khỏi tình yêu của Ta (Rm 8,39).
Cho đến khi con già nua tuổi tác, trước sau gì Ta vẫn là Ta; cho đến khi con da mồi tóc bạc, Ta vẫn còn gánh vác con. Như xưa nay Ta vẫn từng đối xử, Ta sẽ nâng niu, gánh vác con, và ban ơn cứu thoát (Is 46,4).
Hãy xem Ta yêu con dường nào, Ta yêu con đến nỗi cho con được là con của Ta (1Ga 3,1). Nếu người cha trần thế vốn là kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những điều tốt, huống gì Ta là Cha ở trên trời lại không ban cho con những điều tốt lành sao? (Mt 7,11).
Ta yêu con đến nỗi đã ban Con Một của Ta, để con tin vào Con của Ta thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16). Ta đã yêu thương con như Ta đã yêu thương Con Một của Ta (Ga 17,23).
Mọi ơn lành, và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do Ta từ trên tuôn xuống (Gc 1,17).
Ta cho con biết, đừng lo cho mạng sống mình, lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể, lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? (Mt 6,25). Cha của con trên trời biết rõ con cần tất cả những thứ đó (Mt 6,32).
Kế hoạch Ta định làm cho con là kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để con có một tương lai và niềm hy vọng (Gr 29,11).
Ta đã yêu con bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho con lòng xót thương. (Gr 31,3b).
Ta sẽ vui mừng hoan hỷ vì con, và sẽ lấy tình thương của Ta mà đổi mới con. Ta sẽ nhảy múa tưng bừng vì con (Xp 3,17).
Ta không ngừng thi ân cho con, cũng như ban cho con lòng kính sợ Ta không để con xa rời Ta nữa (Gr 32,40).
Ta lấy làm vui mà thi ân giáng phúc cho con và đem hết lòng tác tạo con (Gr 32,41).
Ta có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi con, mà làm hơn gấp ngàn lần điều con có thể cầu xin hay nghĩ tới (Ep 3,20).
Ta sẽ tỏ cho con biết những điều lớn lao và bí ẩn mà con không biết (Gr 33,3). Con sẽ thấy Ta nếu con hết lòng hết dạ kiếm tìm Ta (Đnl 4,29).
Đừng sợ hãi, hỡi con, có Ta ở với con (Is 41,10). Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì Ta, Thiên Chúa của con, sẽ ở với con bất cứ nơi nào con đi tới (Gs 1,9). Đừng sợ, dù con có bị chống đối, có gặp chông gai tư bề, hay ngồi trên bò cạp (Ed 2,6). Đừng sợ các nỗi đau khổ con sắp phải chịu. Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho con triều thiên sự sống (Kh 2,10). Đừng sợ, con còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ (Lc 12,7).
Trước mắt Ta, con thật quý giá, vốn được Ta trân trọng và mến thương (Is 43,4).
Có dân tộc vĩ đại nào đến nỗi được thần minh ở gần, như Ta, Thiên Chúa của con, ở gần con, mỗi khi con kêu cầu Ta (Đnl 4,7).
Ta là Đấng canh giữ con, chính Ta là Đấng vẫn chở che, Ta luôn luôn ở gần kề con (Tv 121,5).
Ta ấp ủ, dưỡng dục, luôn giữ gìn con, chẳng khác nào con ngươi trong mắt Ta, tựa như chim bằng trên tổ lượn quanh, giục bầy con bay nhảy, xoè cánh ra đỡ lấy rồi cõng con trên mình (Đnl 32,10-11).
Ta ở gần khi tấm lòng con tan vỡ, cứu con khi tâm thần thất vọng ê chề (Tv 34,19). Như mục tử, Ta chăn giữ đoàn chiên của Ta, tập trung cả đoàn chiên dưới cánh tay Ta. Còn chiên con, Ta ấp ủ vào lòng (Is 40,11).
Ta sẽ lau sạch nước mắt con. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa (Kh 21,3-4).
Đừng trì hoãn, hãy trở về với Ta; đừng lần nữa hết ngày này qua ngày khác (Hc 5,7). Trên trời ai nấy sẽ vui mừng vì nếu con tội lỗi nhưng ăn năn sám hối (Lc 15,7). Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.
Hãy trở về cùng Ta là Thiên Chúa của con, bởi vì Ta từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương. (Ge 2,13).
Nếu con biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi con.
Ta sẽ ghé mắt nhìn và lắng tai nghe lời cầu nguyện con dâng lên (2Sb 7,14).
Ta không cứ tội con mà xét xử, không trả báo con xứng với lỗi lầm. Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình yêu Ta thương kẻ thờ Ta cũng trổi cao. Như đông tây cách xa nhau ngàn dặm, tội con đã phạm, Ta cũng ném thật xa Ta. Như người cha chạnh lòng thương con cái, Ta cũng chạnh lòng thương kẻ kính thờ Ta (Tv 103,10-13).
Con chỉ có một Cha là Cha trên trời (Mt 23,9).
Ta là Cha của con, và con là con trai, con gái của Ta (2Cr 6,18).
Con, con là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Ta (1Pr 2,9).
Ta là Thiên Chúa phán, "Ta là Anpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng (Kh 22,13).
Ta thương con, thương con thật nhiều, (Gr 31,20).
Subscribe to:
Posts (Atom)