CHỌN MỘT MỤC TIÊU XỨNG ĐÁNG CHO ĐỜI MÌNH
(Is 66,10-14c ; Gl 6,14-18 ; Lc 10,1-12.17-20)
Có ai trong chúng ta không làm việc gì mà không mong chờ một kết quả: người học sinh dùi mài kinh sử để có tên trên bảng vàng và hy vọng tìm được một chỗ làm tốt; người phụ nữ gồng gánh bán mua để hy vọng có được chút tiền mua thêm bánh trái làm quà cho con ; người đàn ông chạy xe ôm cả ngày để hy vọng cuối ngày có đủ tiền trao cho vợ lo cơm nước; những người làm ăn khấm khá hơn ngược xuôi vất vả với hy vọng sắm sửa áo quần và cải thiện vật dụng trong nhà…
Chuyện minh họa
a/ Đi giảng
Ngày kia, thánh Phanxicô Assadi nói với một thày dòng: "Nào chúng ta cùng đi phố và giảng đạo. " Hai người ra đi, hết con đường trước mặt, quẹo sang đường khác rồi về nhà. Thày dòng thắc mắc hỏi: "Con nghe ngài nói là mình đi phố và giảng đạo cơ mà!" Thánh Phanxicô đáp: "Chúng ta đã giảng đạo rồi đó! Khi chúng ta đi đường. Mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghĩ về đời sống của ta và rồi họ sẽ thắc mắc về nguồn sống nơi linh hồn của họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo cho họ rồi sao?"
Câu nói của thánh nhân quả là khôn ngoan. Người Kitô-hữu không có cách truyền giáo nào hay hơn là chính đời sống chứng tá của họ.
b/ Khuôn vàng thước ngọc
"Hãy nói về Chúa cho những người quanh bạn nghe; và hãy nói về những người quanh bạn cho Chúa nghe".
a/ Đi giảng
Ngày kia, thánh Phanxicô Assadi nói với một thày dòng: "Nào chúng ta cùng đi phố và giảng đạo. " Hai người ra đi, hết con đường trước mặt, quẹo sang đường khác rồi về nhà. Thày dòng thắc mắc hỏi: "Con nghe ngài nói là mình đi phố và giảng đạo cơ mà!" Thánh Phanxicô đáp: "Chúng ta đã giảng đạo rồi đó! Khi chúng ta đi đường. Mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghĩ về đời sống của ta và rồi họ sẽ thắc mắc về nguồn sống nơi linh hồn của họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo cho họ rồi sao?"
Câu nói của thánh nhân quả là khôn ngoan. Người Kitô-hữu không có cách truyền giáo nào hay hơn là chính đời sống chứng tá của họ.
b/ Khuôn vàng thước ngọc
"Hãy nói về Chúa cho những người quanh bạn nghe; và hãy nói về những người quanh bạn cho Chúa nghe".
1)Mục tiêu của con người khi nỗ lực làm việc
Ngay những người Do Thái mất cửa mất nhà, mất cả quê hương để đến sinh sống tại Babilon xa lạ từ mấy trăm năm trước Chúa Giáng Sinh và mấy ngàn năm trước chúng ta, nghĩa là ngay khi còn đang ngụp lặn trong khổ cực và thất vọng, cũng không thể không nuôi hy vọng về ngày hồi hương : ngày ấy không những họ sẽ ngừng khóc để nói nói cười cười, mà còn được no cơm ấm áo (trẻ con được bú no nê và được mẹ bế ẵm nâng niu) ; ngày ấy họ sẽ không còn chứng kiến cảnh túng quẫn vô sản, mà ngược lại, của cải cứ lớp lớp tuồn về ; ngày ấy sẽ không còn những thanh thiếu niên gầy giơ xương mà là những cơ thể tươi tốt mạnh khỏe.
“Hãy cùng Giêrusalem khấp khởi mừng,
Hỡi tất cả những người đã than khóc thành đô,
Để được thành đô cho hưởng trọn nguồn an ủi,
Được thỏa thích nếm mùi sung mãn vinh quang,
Như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ….
Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô
Ơn thái bình tựa dòng sông Cả,
Và Ta khiến của cải chư dân
Chảy về tràn lan như thác vỡ bờ
Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ
Được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối
Như mẹ hiền an ủi con thơ
Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy
Tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về” (Is 66,10-13)
Hỡi tất cả những người đã than khóc thành đô,
Để được thành đô cho hưởng trọn nguồn an ủi,
Được thỏa thích nếm mùi sung mãn vinh quang,
Như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ….
Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô
Ơn thái bình tựa dòng sông Cả,
Và Ta khiến của cải chư dân
Chảy về tràn lan như thác vỡ bờ
Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ
Được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối
Như mẹ hiền an ủi con thơ
Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy
Tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về” (Is 66,10-13)
2)Từ mục tiêu mới đến thái độ sống của chúng ta hôm nay
Tuy nhiên, hy vọng mà thánh Phaolô theo đuổi và chia sẻ với giáo dân Galát không chỉ có thế. Cái làm Phaolô kiên trì chờ đợi và bền bỉ đấu tranh chính là được trở thành một con người mới, một thụ tạo mới. Và để được trở nên như thế, Phaolô sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí sẵn sàng bị đóng đinh cùng với Đức Kitô – nghĩa là chấp nhận một cái chết đau đớn nhất và nhục nhã nhất. “Cắt bì hay không cắt bì chẳng là gì cả, điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới” (Gl 6,15).
Trở thành tạo vật mới là gì mà Phaolô tỏ ra tha thiết đến thế ? Các tông đồ và Bảy Mươi Hai môn đệ thời Đức Giêsu cũng hớn hở sung sướng trước sự kiện này. Nhưng các ngài diễn tả điều ấy một cách khác : đó là được hưởng sự bình an của Chúa, được chia sẻ quyền năng của Thiên Chúa để tiêu diệt ma quỷ và ác thần, đó là được ghi tên trên trời hay được đăng ký sống trong nhà Chúa mãi mãi. Cũng chính vì viễn tượng tuyệt đẹp ấy, các ngài không còn tỏ ra thiết tha điều gì trên đời. Chẳng hạn như không thiết tha với của cải – dù là để phòng thân : “Không mang theo túi tiền, bao bị, giày dép”. Cũng chẳng thiết tha với những quan hệ con người : “Đừng chào hỏi ai dọc đường”. “Người ta dọn ra bàn món gì thì ăn món đó”. “Hãy ở lại nhà người ấy, và người ta cho ăn uống thức gì thì anh em dùng thức đó”. Cũng không tha thiết với thành công : “Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em […] Nhưng vào bất cứ thành nào người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói : “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông”.
Nói cách khác, điều kiện sống đơn sơ và giản dị, thái độ làm việc hết sức vô cầu và siêu thoát của các môn đệ ngày xưa và của các kitô hữu hôm nay không phải chỉ xuất phát từ tình hình khẩn cấp của việc truyền giáo : “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít”, hành trang càng nhẹ và ưu tư càng ít thì càng dễ dấn thân trọn vẹn vào việc “gặt hái các linh hồn”, mà sâu hơn đó là do các môn đệ Chúa Ki tô đã cảm nghiệm thế nào là được Thiên Chúa đổi mới, thế nào là làm tạo vật mới, thế nào là được ghi tên trên trời… Những sự thật này đẹp đẽ tới mức không còn gì trên thế gian này có thể sánh bằng, và vì thế, tương tự như người đã ăn ngon thì không muốn kham khổ nữa, người ta sẵn sàng bỏ tất cả, từ tư trang vốn liếng đến tất cả các mối quan hệ vừa thắt chặt.
Nếu vậy, sở dĩ hôm nay người ta khó siêu thoát với tiền bạc, danh vọng và tình cảm, ngay cả trong khi làm việc tông đồ hay truyền giáo, trong lúc cầu nguyện hay giảng đạo, là bởi người ta chưa ít là một lần nếm được cái hay cái đẹp của thân phận một thụ tạo mới đã được Chúa tái sinh trong bí tích Rửa Tôi, thanh luyện và cải thiện trong các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể, trong lời Chúa và trong ân sủng. Phải cảm nếm được như Phaolô đã tâm sự với giáo hữu Galát, chúng ta mới hiểu được tại sao ngài hào hiệp và quảng đại như thế, dứt khoát và dũng cảm như thế, không chỉ trong các chuyến truyền giáo to tát mà cả trong các quyết định hằng ngày của mình.
Đến đây, chúng ta hãy cầu xin Chúa không phải ban cho chúng ta của cải đầy nhà, công trạng đầy tay, mà quan trọng hơn, xin Ngài ban cho chúng ta được một lần biết thế nào là được trở thành tạo vật mới của Chúa, thế nào là bình an của Chúa, thế nào là được chia sẻ quyền năng của Chúa trên sự dữ, thế nào là được ghi tên trên trời hay được đăng ký trong nhà Chúa. Mà chẳng cần chờ đợi xa xôi gì : lát nữa đây, chúng ta được mời gọi kết hợp với Chúa qua Mình Máu Ngài ; hãy tiến lên lãnh nhận và tin tưởng rằng chúng ta sẽ nhờ đó mà dần dần cảm nhận niềm vui của các thụ tạo mới.
Nguồn tin từ Tổng Giáo phận Hà Nội.
Truyện : Thi sĩ R. Tagore.
R. Tagore là một thi sĩ nổi tiếng của Ấn độ và cả Đông phương nữa. Ông có khiếu làm thơ ngay lúc còn thơ ấu.
Một hôm, cậu bé Tagore làm một bài thơ và đưa lên cho cha xem. Ông thân sinh lắc đầu chê :
- Thơ mày là thơ thẩn !
Tagore mới nghĩ ra một mưu : cậu đem bài thơ của mình mới làm, chép lại thật kỹ và chua xuất xứ là trích sao trong một cuốn thơ cổ. Cậu ta lại không quên đề tên cuốn thơ cổ ấy cẩn thận.
Lần này, ông thân sinh đọc xong, mắt sáng rực lên, vỗ đùi khen :”Tuyệt, tuyệt”. Rồi đem khoe tíu tít với đứa con trai lớn của ông, hiện đang làm chủ nhiệm một tờ báo văn học. Ông nói :
- Ba đã đọc rất nhiều thơ cổ, nhưng chưa thấy bài nào hay như bài này.
Ông con trai chủ nhiệm đọc xong cũng hết mình đồng ý, xoa tay khen là hay đáo để, và muốn trích đăng lên mặt tờ báo văn học của ông.
Bấy giờ ông anh cũng như ông thân sinh đòi Tagore phải đưa cuốn thơ cổ kia ra đối chiếu chứng minh và cũng để dễ bề chua xuất xứ trong khi đăng.
Đến đây câu truyện mới vỡ lở ra. Có ai ngờ trên đây là một cuộc dàn cảnh bịa đặt của thằng bé Tagore ! Ông thân sinh giận sôi máu lên, nhưng rồi cũng phải nhìn con với cặp mắt thán phục và hối hận cho thái độ mâu thuẫn của mình xưa nay.
(Vũ minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 333-335)
Qua kinh nghiệm hằng ngày, chúng ta phải công nhận rằng Thành kiến là một căn bệnh phổ quát chung cho mọi người. Thành kiến là chứng bệnh di truyền kinh niên bất trị của loài nguời, không ai thoát khỏi. Chúng ta hằng to tiếng lên án cái lối sống phô trương bên ngoài. Nhưng trên thực tế, chúng ta lại hằng căn cứ vào những cái bề ngoài mà đánh giá thiên hạ.
Cùng một câu văn, một lời nói, một việc làm, mà do người này thì có giá trị, do người kia thì vô duyên, do người này thì hay đáo để, do người kia thì dở ẹc ra. Người có danh tiếng thì lời nói việc làm nào cũng được coi như vàng ngọc. Người vô danh tiểu tốt thì lời có đẹp như trăng sao, việc có hay như thần thánh, cũng bị thành kiến dìm xuống đến tận bùn đen. Vì thế, Đức Giêsu đã nói:”Không tiên tri nào lại được trọng đãi nơi quê hương mình (Ga 4,44).
Thành kiến làm cho bụt nhà không thiêng, thích những cái lạ; thích gì thì phóng đại tô mầu, ghét thì cũng thế. Nhiều khi lý luận một chiều sai lệch, cái vô lý ngớ ngẩn cũng cho là hay là đẹp, hoặc không hiểu gì cũng cho là hay. Sống hoàn toàn theo dư luận, theo cách của người đời, không dám vượt trên dư luận sai lạc, vượt trên những phán đoán thiên lệch. Ví dụ các bà tin theo thầy bói thì cái gì thầy nói ra cũng đúng, cũng hay, coi như lời sấm, như thánh phán :
Số cô không giầu thì nghèo,
Ba mươi Tết có thịt heo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
No comments:
Post a Comment