Virtual Catholic Library

Tuesday, April 26, 2011

Vocation Homily,

Vocation Homily for the 4th Sunday of Easter
 (St. Damian’s Parish – Bundoora)
Seminarian: Dong Chau Tran
Ø  Dear Fr. Vincent, brothers and sisters in Christ, especially all the young people attending this Mass.
First of all, I would like to thanks Fr. Vincent, for allowing me to share with you about vocations, especially the vocation to the priesthood and religious life.
What do we mean by the word “vocation”? The word vocation comes from the Latin “vocare”, which means to call.
It is the divine call by God to follow a certain path of action in life, especially with regard to the choice of a state in life.
In the today’s Gospel, Jesus declares that he is the “gate of the sheepfold”; the one who leads his sheep through the gate to safety. If we are his, we will listen, for Jesus says, “I know my own and my own know me”. (John. 10:14)
The today’s Gospel also makes it very clear that, Jesus is the necessary gateway through which we gain entry. He is the Good Shepherd that leads us to an everlasting life.
We also know the voice of our Good Shepherd, Jesus Christ, who calls us and leads us through the Church. It is the universal call of God to all to a life of grace and union with God, especially through the ministrations of His priests who seek to imitate Him. Every priest is called to be a man of God who serves others by leading. “I come to serve but not to be served.” Said Jesus.
Ø  Now, I want to share with you a little bit about my own vocation.
 My name is Dong Tran, I was born in 1982. There are six children in my family, two boys and three girls and I am a youngest person. My father used to work as a high school principle and my mother works on the farm. They are both retired.
 I fully believe that my vocation comes from God, because He said to his disciples that: “You did not choose me, but I chose you and appointed you.” (Jn. 15:16) Furthermore, I think, I am a lucky man because I have grown up in a family of traditional catholic and I am very grateful to my parents who helped me to develop my early vocation. By the way, my parents taught me how to love God and neighbor “Love your God and love your neighbor as yourself.” and they often brought me to the Church especially was on the Sunday mass. Step by step I have been growing up in God’s grace and understanding more about religious vacation.
 When I finished the university in Vietnam, 2005. I have made a decision to enter the Hanoi Archdiocese Seminary.
When I told my friends, they were shocked with my decision to join the seminary.
I later learnt that most of my friends who didn’t know much about Jesus struggled very hard with my idea of becoming a priest. They just wanted to know ‘why I want to give up everything and follow Christ’.
I smiled and told them: “I give up everything to follow Christ because I love the life of Jesus. He didn’t promise the disciple the life of glory but he wanted to share his life with them.”
The good shepherd Sunday it is important time to remind ourselves that the source of all vocations comes from the family. Parents play very important role in nurturing their own children to be examples of “generous fidelity to Christ”.
With this in mind, I would like to ask all of you to pray for all the young men and women, who are attending this Mass, will hear and answer the call of the Good Shepherd.
Please remember that the Church needs you; the world needs you; and we all need you. You are the light of the world and the life of the Church. Let’s to be silent and taken a question: Can the Church survive without priests?  The completely answer that: no, because there are no priests, no Eucharist and the Church will die.
As Jesus said to his disciples: “The harvest is plentiful, but the laborers are few therefore ask the Lord of the harvest to send out laborers into his harvest.” (Lk. 10:2)
And lastly, if anyone who has any questions about the vocation to the priesthood and religious life, you can either see Fr Vincent or myself after Mass.
I have also left some pamphlets and prayer cards at the back of the church for anyone who is interested in this vocation.(if have)
Let’s conclude my talk for tonight (or this morning). I would like to use the message of the Holy Father when he addresses to the people of Melbourne during his visit in 1986, he says: “If the Church is lacking in priests, Jesus is lacking… A community poor in vocations impoverishes the Church. A community rich in vocations enriches the whole Church”.
Thank you for listening and God bless you all.

Sunday, April 17, 2011

The great sacrifice of a Japanese boy.

Japanese boy teaches a lesson in sacrifice” 

EDITOR’S note: 

THIS letter, written by Vietnamese immigrant Ha Minh Thanh working in  Fukushima as a policeman to a friend in Vietnam , was posted on New America Media on March 19. It is a testimonial to the strength of the Japanese spirit, and an interesting slice of life near the epicenter of  Japan ‘s crisis at the Fukushima nuclear power plant. It was translated by NAM editor Andrew Lam, author of “East Eats West: Writing in Two Hemispheres.” Shanghai Daily condensed it.

Brother,

How are you and your family? These last few days, everything was in chaos. When I close my eyes, I see dead bodies. When I open my eyes, I also see dead bodies. 

Each one of us must work 20 hours a day, yet I wish there were 48 hours in the day, so that we could continue helping and rescuing folks.

We are without water and electricity, and food rations are near zero. We barely manage to move refugees before there are new orders to move them elsewhere.

I am currently in Fukushima , about 25 kilometers away from the nuclear power plant. I have so much to tell you that if I could write it all down, it would surely turn into a novel about h uma n relationships and behaviors during times of crisis.

People here remain calm – their sense of dignity and proper behavior are very good – so things aren’t as bad as they could be. But given another week, I can’t guarantee that things won’t get to a point where we can no longer provide proper protection and order. 

They are humans after all, and when hunger and thirst override dignity, well, they will do whatever they have to do. The government is trying to provide supplies by air, bringing in food and medicine, but it’s like dropping a little salt into the ocean.

Brother, there was a really moving incident. It involves a little Japanese boy who taught an adult like me a lesson on how to behave like a h uma n being.

Last night, I was sent to a little grammar school to help a charity organization distribute food to the refugees. It was a long line that snaked this way and that and I saw a little boy around 9 years old. He was wearing a T-shirt and a pair of shorts.

It was getting very cold and the boy was at the very end of the line. I was worried that by the time his turn came there wouldn’t be any food left. So I spoke to him. He said he was at school when the earthquake happened. His father worked nearby and was driving to the school. The boy was on the third floor balcony when he saw the tsunami sweep his father’s car away. 

I asked him about his mother. He said his house is right by the beach and that his mother and little sister probably didn’t make it. He turned his head and wiped his tears when I asked about his relatives.

The boy was shivering so I took off my police jacket and put it on him. That’s when my bag of food ration fell out. I picked it up and gave it to him. “When it comes to your turn, they might run out of food. So here’s my portion. I already ate. Why don’t you eat it?”

The boy took my food and bowed. I thought he would eat it right away, but he didn’t. He took the bag of food, went up to where the line ended and put it where all the food was waiting to be distributed. 

I was shocked. I asked him why he didn’t eat it and instead added it to the food pile.

He answered: “Because I see a lot more people hungrier than I am. If I put it there, then they will distribute the food equally.”

When I heard that I turned away so that people wouldn’t see me cry. 

A society that can produce a 9-year-old who understands the concept of sacrifice for the greater good must be a great society, a great people. 

Well, a few lines to send you and your family my warm wishes. The hours of my shift have begun again.

Ha Minh Thanh

One more thought -

“We are still hoarding black money” – We require not one Gandhi or Hazare but thousands of them!

Bảy di ngôn trên Thánh Giá

Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên Thánh Giá.

Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.

1. (33) Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm". Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)

2. (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23,42-43).

3. (33) Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. (34) Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!" Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?"(Mc 15, 33-34).

4. (44) Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. (45) Mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bị xé ngay chính giữa. (46) Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.” (Lc 22, 44-46).

5. (25) Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. (26) Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà". (27) Rồi Người nói với môn đệ: "Ðây là mẹ của anh". Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 25-27).

6. (28) Sau đó, Ðức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!"(Ga 19,28).

7. (29) Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (30) Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tất!" Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” (Ga 19, 29-30)

1. Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34) Lẽ thường, vào giờ hấp hối, tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận. Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại, kết án, lăng nhục, đóng đinh Ngài. Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng, người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá.

Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng, đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng. Bởi thế, dân chúng bồn chồn. Đám lý hình,luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối. Nhưng,cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương tự đáy lòng đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”. Tha thứ,vì họ không biết. Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống;giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ,giả mà họ biết như thế thì đời nào họ lại được tha ? Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội;giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi Nhập Thể Làm Người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu; giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong Bí Tích Giải Tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội; giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh. Giả mà ta biết rõ những điều ấy,ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa,đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta. Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ,thì ta cũng phải tha thứ cho nhau.( x Mt 6,12 ;6,15;18,23-35).

2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng(Lc 23,43)

Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu ngoảnh đầu nhìn sang đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth,Vua dân Do thái.Trong tâm hồn người đạo chích này dậy lên những tâm tình nồng nàn. Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra làm rực sáng đức tin của anh nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc. Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh,chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc. Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta. Trước đó đã chẳng có ai được hứa ban như vậy, cho dù là Môisen hay Gioan, Mađalêna hay cả Đức Maria. Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần, anh đã dám làm tất cả nên đã được tất cả. Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích, vì đến lúc chết, còn ăn trộm được thiên đường ? Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều, cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết, có thẫm như vải đỏ, cũng sẽ mịn mướt như lông chiên. Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán:” Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”. Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua. Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung và từ ái.

3 . Thưa Bà,đây là con Bà (Ga 19,26)

Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth :”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê. Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin, Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ; dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể, Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, con Mẹ. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai : “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26). Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến, lần truyền tin thứ hai lại do chính Chúa phán ra. Lời truyền tin thứ hai long trọng, Đức Giêsu, Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình, công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội. Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã mất chức làm mẹ loài người.

Ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người. Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh.

4 .Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con ( Mt 27,46)

Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự : kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh. Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá. Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ. Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ. Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng! Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu. Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện : Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy :”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng : Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.

5 . Ta Khát ( Ga 19,28)

Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức:Ta Khát . Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người. Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng. Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”. Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu. Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói : Ta Khát. Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói : Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37). Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.

6 . Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,30)

Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha. Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế, Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý. Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá, hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết : mọi sự Chúa Cha đã hoạch định, Ngài đã chu toàn, mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết. Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện. Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia. Nhưng qua cái chết này, ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối, tội lỗi, satan. Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).

7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46) Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian. Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc. Chúa Kitô, Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ, hoàn thành cuộc hành trình, nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian: “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha” Ba mươi năm trước, Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian. Ở đó, Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả. Quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể. Ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại. Đến giờ sau hết, Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi. Và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha, từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ”Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”. Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Phó thác linh hồn cho Chúa Cha, thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá. Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn của nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền, đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.

Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ, Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương. Những lời này vang dội qua mọi thời đại, xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa. Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.

( Viết theo cuốn:Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)

Tuesday, April 12, 2011

NẮNG ẤM NẺO CAO

HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
SINH VIÊN CÔNG GIÁO NAM ĐỊNH
CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN
NẮNG ẤM NẺO CAO
      Tiếp nối thành công từ chương trình “ Nắng Ấm Nẻo Cao”  lần thứ  nhất tại Nghĩa Lộ,  xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu vào năm 2010, năm 2011 này, sau sự thành công của chiến dịch tình nguyện giúp đỡ những người bị chất độc màu da cam , những người già neo đơn không nơi nương tựa tại quê hương Nam Định, nhóm Sinh Viên Công Gíao Nam Định chúng tôi mạnh dạn tổ chức chương trình tình nguyện tại bản Mường – Riệc, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình- nhân chuyến lên tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của bà con dân tộc Mường nơi rừng núi xa xôi.
      I.  THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
1.    Thời gian : trong 3 ngày( 30/4- 2/5/2011)
2.    Địa điểm: bản Mường Riệc, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn , tỉnh Hòa Bình
Một số nét về bản Mường Riệc:
Bản Mường Riệc thuộc xã Mỹ Thành- là một trong 3 xã vùng sâu của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình với 90,37% dân số là người dân tộc Mường. Đây là vùng xa trung tâm, có địa hình núi non hiểm trở, khó giao lưu nên có rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Người dân sống chủ yếu bằng ngành nghề chăn nuôi và trồng trọt nhưng chỉ trong quy mô nhỏ, thêm vào đó, do chưa có phương pháp canh tác phù hợp và bị phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên nên chăn nuôi trồng trọt chỉ đủ để tự  cung tự cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu buôn bán. Dân trí của người dân còn rất thấp, tính đến thời điểm này thì ở đây mới phổ cập được bậc tiểu học, tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều người không đọc được tiếng Việt. Một khó khăn nữa là các trạm xá còn thiếu thốn các trang thiết bị và thuốc men trầm trọng, người dân thì chưa có kiến thức về phòng chữa các căn bệnh phổ biến nên các bệnh dich vẫn tiếp tục hoành hành  như dịch tả, bệnh đau đầu, sốt theo mùa, hen xuyễn và đặc biệt là bệnh dạ dày ( cứ 10 người  có 2 người bị đau dạ dày).

   II.  ĐỐI TƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH:
150 hộ dân nghèo bản Mường Riệc, xã Mỹ Thành, Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

III.  MỤC ĐÍCH VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA
1.    Mục đích:
Ø Giúp đỡ và chia sẻ một phần khó khăn về vật chất cũng như về tinh thần cho 150 hộ dân thuộc bản Mường Riệc, nhằm khích lệ tinh thần cho người dân nghèo khó ở vùng sâu vùng xa.
Ø Trang bị và hướng dẫn cách thức sử các loại thuốc cơ bản, thêm vào đó, cung cấp các loại giống cây trồng và cùng với người dân tận tay trồng những giống cây đó, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả canh tác, khuyến nông, cải thiện đời sống, hướng họ đến một lối sống khoa học và lành mạnh.
Ø Phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, kêu gọi tinh thần “Tương thân tương ái” của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân quan tâm, giúp đỡ những người dân nghèo vùng sâu vùng xa.
Ø  Thăm quan, tìm hiểu về đời sống tinh thần – vật chất của bà con dân tộc  nhằm bổ sung kinh nghiệm sống và nâng cao tinh thần tương trợ lẫn nhau của các thành viên.
2.    Thành phần tham gia:
Ø Chủ tịch xã Mỹ Thành
Ø Cha xứ Mỹ Thành
Ø Trưởng bản Mường Riệc
Ø Các hộ gia đình
Ø 30 bạn sinh viên nhóm Sinh Viên Công Giáo Nam Định

IV.  DỰ TOÁN
                                                                                                            Đơn vị: đồng

STT
NỘI DUNG
ĐƠN VỊ
ĐƠN GIÁ
SỐ LƯỢNG
THÀNH TIỀN
1
Cây keo giống
Cây
1.500
6000
9.000.000
2
Hạt giống rau( cải, xà lách,bí ngô, bí đao)
Túi
10.000
300
3.000.000
3
Muối hạt
kg
4.000
300
1.200.000
4
Chậu to 30lit
Chiếc
30.000
150
4.500.000
5
Khăn mặt
Chiếc
6.000
300
1.800.000
6
Thuốc (dạ dày, ho xuyễn, cảm…) và các loại  dịch truyền( muối, đạm, hoa quả…)
Viên, gói


15.000.000
7
Chi phí vận chuyển( Hà Nội-Hòa Bình)



4.500.000

Cộng
34.000.000

Phát sinh
1.000.000

Tổng cộng
40.000.000

(bằng chữ: ba mươi lăm triệu đồng chẵn)

Chương trình rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân góp phần giúp đỡ những người dân nghèo khó nơi vùng sâu vùng xa.

Hà Nội, ngày 11tháng 04năm 2011
T/M BAN TỔ CHỨC
Nhóm trưởng:
 Bùi Khương Duy
Mọi đóng góp về chương trình, xin liên hệ:
Trưởng nhóm: Bùi Khương Duy
Số điện thoại: 0168 9971 698
Phó nhóm: Ngô Thị Gấm
số điện thoại: 0906142330
email:ngogam2312.jp@gmail.com
 Hình thức quyên góp: Tài Chính và hiện vật
Đóng góp xin gửi về: Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Số tài khoản: 48010000206375
Chủ tài khoản: Ngô Thị Gấm
Địa điểm nhận quyên góp tại Hà Nội:
Trần Thị Kiều- 091 600 1759- số 38B ngách 180/84 Nguyễn Lương Bằng, P. Quang Trung, Q.
Đống Đa, Hà Nội ( hoặc chúng tôi sẽ trực tiếp tiếp nhận tại trợ từ quý các ân nhân).        
(nhận quyên góp và ủng hộ đến hết ngày 29/4/2011).
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!