Virtual Catholic Library

Friday, June 10, 2011

Chúa Thánh Thần, đấng ban sự sống: 12/06/2011

Trong kho tàng văn chương Ấn giáo có ghi lại câu chuyện như sau: Có một đệ tử đến thưa với vị linh đạo của mình: "Thưa thầy, con muốn gặp Chúa". Vị linh đạo chỉ đáp trả bằng một cái mỉm cười thinh lặng.
Ngày hôm sau, người môn sinh trở lại và bày tỏ cũng một ước muốn. Vị linh đạo vẫn mỉm cười tiếp tục giữ sự im lặng cố hữu của ông. Một ngày đẹp trời nọ, ông đưa người thanh niên đến một dòng sông. Thầy trò cùng trầm mình xuống nước. Chờ cho người đệ tử cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong dòng nước mát, bất thần vị linh đạo túm lấy anh và dìm xuống nước hồi lâu. Người thanh niên cố gắng vùng vẫy đế trồi lên mặt nước. Lúc bấy giờ vị linh đạo mới hỏi anh: "Khi bị dìm xuống nước như thế, con cảm thấy cần điều gì nhất?". Không một chút suy nghĩ, người đệ tử đáp: "Thưa thầy, con cần có không khí để thở".
Lúc bấy giờ vị linh đạo mới dẫn giải: "Con cảm thấy cần gặp Chúa như con cần khí thở không? Nếu con cảm thấy cần như thế, con sẽ gặp được Ngài tức khắc. Ngược lại, nếu con không hề cảm thấy cần như thế thì cho dù con có vận dụng tất cả tài trí và cố gắng, con cũng sẽ không bao giờ gặp được Ngài".
Anh chị em thân mến,
Sự sống của chúng ta là do Thiên Chúa ban tặng. Chính nhờ tham dự vào sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa mà chúng ta  có được sự sống. Hơi thở là sự sống. Tắc thở có nghĩa là chết. Ngay từ buổi sơ khai trong công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã sáng tạo và hà hởi vào con người đầu tiên là Adam để truyền sinh sự sống cho ông. Sách sáng tường thuật: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.”(St.1:8) sang thời Tân Ước: chính Chúa Giêsu, sau khi sống lại, rồi sau đó đã hiện ra với các tông đồ Ngài cũng đã lập lại những hành động ấy với các ông: “anh em hãy nhận lấy ThánhThần.” (Ga. 20:22)  Nhận lấy Chúa Thánh Thần có nghĩa là nhận lấy sức mạnh, sự khôn ngoan, và can đảm… để làm chứng cho Thiên Chúa xuyên suốt mọi thời đại cho đến ngày cuối cùng.
Adam một sinh vật đầu tiên đã nhận được Thần khí của sự sống và đã chu toàn bổn phận sống của mình như một nguyên tổ.  cũng vây, các Tông đồ khi nhận được Chúa Thánh Thần các ông đã hăng say, can đảm để rao giảng và làm chứng cho sự thật về một Đức Kitô chịu đóng đinh, bởi vì đối với người Do thái cây thánh giá là một ô nhục và đày xấu hổ. Trong thư gửi tín hữu Côrintô Thánh Phao Lô viết: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.” (1Cor 1:22-25)
Còn với chúng ta thì sao? mỗi người trong chúng ta khi chịu phép rửa tội là chúng ta được dìm vào trong nước để thanh tẩy và được sức dầu trong bí tích thêm sức. Chúng ta đã nhận được hơi thở và nguồn mạch thần khí của Chúa Thánh Thần ban xuống trên chúng ta. Cái chính là chúng ta đã lãnh nhận và đáp trả ra sao. Thánh Phaolô khi miêu tả về những đặc ân, ân sủng dành cho mỗi tri thể trong giáo hội  được đề cao trong “Đức mến” như một hồng ân tuôn đổ từ Chúa Thánh Thần: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”.  (1Cor 13.4-7)
Sống đức bác ái yêu thương trong Thiên Chúa là sống cho đi, sống quên mình vì Chúa và vì tha nhân. Một ngừơi sống yêu thương là một người đã thực sự chu toàn lề luật và là người kitô hữu đích thực. Chỉ có yêu thương, con người mới tìm thấy chân lý trọn vẹn nơi Thiên Chúa. Chỉ có yêu thương, con người mới có thể đem hòa bình đến cho thế giới.  Và chỉ có yêu thương, con người mới xác định rõ ý nghĩa và giá trị của đời sống. “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga13. 34- 35) Chính vì khí cụ của tình yêu thương tuyệt đối mới làm cho con người trở nên giống Chúa. Bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu. “1Ga 4.16)
Lậy Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi sự thiện hảo, “là đường , là sự thật và là sự sống.” Xin hãy ban Chúa Thánh Thần xuống để đổi mới và canh tân bộ mặt trái đất. Trong Ngài mỗi chúng con được thực sự nhận lấy ánh sáng và sự thật . Để nhờ sự thật và ánh sáng chúng con sẽ có thể đang bình an và tình yêu chiếu tỏa trên trần gian. Lậy Chúa Thánh Thần xin hãy đến. Amen
 + Pentecost's refections by Dong Tran





Monday, June 6, 2011

Một vĩ nhân sống qua mọi thời đại

Hôm nay ngày mùng 6 tháng 6 năm 2011. Chỉ sau 3 ngài thế giới tưởng nhớ lại một con người vĩ đại đã qua đời. Trong khi ngồi để chuẩn bị cho kỳ thi về Thần học nhưng có một câu đề cập đến “Công đồng Vaticanô II.” Do Đức Giáo Hoàng XXIII tôi mới có cơ hội để tìm hiểu hơn tiểu sử của Ngài và cũng về công việc  của Ngài trong thời gian đang đương chức. Quả thực, triều đại Giáo Hoàng của ngài là không lâu nhưng những gì ngài đã để lại cho Giáo Hội Chúa thì không sao diễn tả hết được bằng ngôn từ. Kho tang lớn nhất mà ngài để lại cho đời là: “ 16 văn kiện vĩ đại của công đồng vaticanô II, (1962-65).”
1. Trước khi là Giáo Hoàng:
 Angelo Giuseppe Roncalli sinh ngày 25 tháng 11 năm 1881 và qua đời ngày 3 tháng 6 năm 1963 , hưởng thị 82 tuổi. Angelo có ơn gọi làm Linh Mục từ rất sớm. Sau khi chịu lễ lần đầu ông đã trình bày với cha mẹ về ước nguyện muốn trở thành linh mục của mình. Một thời gian sau đó ông đã được một cha xứ cho vào ở và học tiếng Latin ở đó. Rồi sau đó ông chịu chức Linh Mục rồi một năm sau cha có bằng tiến sĩ thần học và sau đó và làm thư ký cho giám mục địa phận Bergamo đến năm 1914 (trong gần 10 năm)
Năm 1925, ông được tấn phong làm tổng giám mục hiệu tòa Roncalli và 29 năm đầy khó khăn trong công việc ngoại giao của Tòa Thánh. Ông làm đại diện Tòa Thánh tại Bulgaria (1% Công giáo), Hy Lạp (0,8%) và Thổ Nhĩ Kỳ (0,66%). Khi được đức Giáo Hoàng Piô XII bổ nhiệm ngài làm khâm xứ ở Paris. Đức Cha Angelo đã phat biểu như sau:
"Tôi xuất thân từ giới bình dân. Cha mẹ tôi là người nghèo. Chúa đã đưa tôi ra khỏi xóm làng quê hương, cho tôi chung đường và kề vai sát cánh với những người có tín ngưỡng khác nhau. Bây giờ cũng vậy, tôi không quan tâm đến những gì gây chia rẽ mà chỉ quan tâm đến những gì gây tình đoàn kết. Xin anh chị em hãy coi tôi như một tôi tớ Chúa. Bất luận tôi đi đâu, nếu ban đêm có người nào lỡ đường trước cửa nhà tôi, sẽ thấy cửa sỗ tôi luôn có ngọn đèn sáng. Xin đừng ngại, hãy gõ cửa đi. Tôi sẽ không hỏi anh em là Công Giáo hay không ? Chỉ xin người anh em cứ vào, sẽ có đôi tay thân ái đón tiếp và tấm lòng bạn hữu nồng hậu chào mời".
2. Sau khi là Giáo Hoàng:
Trong triều đại Giáo Hoàng của Ngài đã xảy ra một sự kiện, một biến cố rất lớn và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử Giáo hội đã xảy ra, đó là Ngài đã triệu tập Cộng đồng Vatican II đưa Giáo hội nhập cuộc vào thế giới tân tiến của thời đại ngày nay.
Chuẩn bị công đồngNgày 25 tháng 1 năm 1959, ông loan báo ý hướng của ông về việc triệu tập một công đồng đại kết để “cập nhật hóa” (aggiornamento) Giáo hội. Ông đã mời các quan sát viên ngoài Công giáo đến dự Công đồng và thành lập một ban thư ký cho việc hiệp nhất. “Chúng ta hãy hiệp nhất với nhau và hãy chấm dứt mọi bất hòa”.
Sau một thời gian làm việc chuẩn bị khẩn trương, Công đồng đã mở năm 1962. Dù tin tức được phổ biến nhưng ít người nghĩ đây là một biến cố quan trọng. Nhưng Giáo hoàng muốn đây là lúc mở toang “các cửa sổ” của Giáo Hội để nhận một luồng gió mát mới mẽ thổi vào. Giáo Hội đang cần sự tiến bộ để theo kịp những trào lưu tân tiến. Nhà báo Francis Mayor viết : (tóm ý) Khi hỏi giáo chủ Gioan XXIII về cộng đồng Vatican II rằng: Chương trình ra sao? Khi nào khai mạc? Thì được trả lời “Để xem Chúa bảo sao đã...”
Ngày 2 tháng 2 năm 1962, ông ra Tự sắc Concilium, ấn định ngày khai mạc cộng đồng là ngày lễ Đức Mẹ Thiên Chúa (11 tháng 10). Ngày 22 tháng 2, tông hiến Veterum Sapientia được ban hành nhằm chấn hưng việc học và dùng tiếng La Tinh trong các chủng viện.
Ngày 19 tháng 3, Giáo hoàng tấn phong thêm 10 hồng y nâng con số hồng y lên 87 vị. Ngày 1 tháng 7 ông ban bố một thông điệp dạy làm việc sám hối cầu nguyện cho Cộng đồng và ngày 6 tháng 8 ông ký tự sắc Appropiquante Concilio ấn định bản quy luật cộng đồng thành lập đoàn chủ tịch gồm 10 hồng y.
Trong thông điệp 11 tháng 9 năm 1962, trước cộng đồng một tháng, ông nói tới việc: "quét sạch bụi bặm trên khuôn mặt Giáo hội" và khẳng định "Giáo hội phải là Giáo hội của người nghèo". Tháng 10 năm 1962 Giáo hoàng Gioan ngỏ lời trước một Hội đồng gồm 2500 Giám mục đến từ mọi nơi trên thế giới về họp Cộng đồng sắp tới.
“Người kế vị khiêm hạ của thủ lĩnh các tông đồ đang nói với chư huynh, người cuối cùng theo thời gian bằng cách triệu tập hội nghị quan trọng này muốn đưa ra một khẳng định mới về huấn quyền giáo hội luôn luôn sống động và sẽ tiếp tục cho đến tận cùng thời gian. Nhờ cộng đồng, kể cả những sai lầm, những nhu cầu và những khả năng của thời đại chúng ta, huấn quyền này sẽ được trình bày hôm nay một cách ngoại thường cho tất cả mọi người sống trên trái đất (...).Điều rất quan trọng đối với công đồng đại kết chính là kho tàng thánh của giáo lý Kitô giáo được gìn giữ và được trình bày một cách hữu hiệu hơn.Trong những công việc thường ngày của văn phòng mục vụ, nhiều khi chúng ta phải lắng nghe những lời của những người đầy nhiệt huyết mà một số người cho là quá buông lỏng và hư hỏng. Chúng ta tin là chúng ta sẽ có những bất đồng ý kiến về những điều được đem ra bàn cãi.. Trong hiện tại, Thiên Chúa quan phòng đang hướng dẫn chúng ta đến một trật tự mới trong niềm cảm thông giữa những con người đang nỗ lực thi hành những kế hoạch của Thiên Chúa, dù có những khác biệt giữa con ngưởi, ý kiến chung vẫn đưa dẫn đến những điều tốt đẹp cho Giáo Hội”.
Các Giám mục bảo thủ hăng hái lên án những sai lầm trong thời đại mới. Nhưng Giáo Hoàng Gioan XXIII có những ý kiến mới mẽ: “Giáo Hội luôn chống lại những sai lầm.”
Giáo hoàng Gioan XXIII nói rất ít trong bài diễn văn khai mạc, nhưng ngài luôn can thiệp khi có những bế tắc.
Đức Giáo Hoàng qua đời ngày 3 tháng 6 năm 1962 trong khi công đồng vẫn đang điễn ra. Ngài được phong chân phước 2000 do đước Giáo Hoàng Gioan Phao lô II.
Lậy đấng Thánh - Giáo Hoàng Gioan XXIII. Người là một con người thánh thiện, khiêm nhường, tin tưởng và đầy lòng khoan dung vào Thiên Chúa. Chính vì lòng khiêm nhường và đầy lòng tin tưởng Thiên Chúa toàn năng đã làm một việc thật vĩ đại để cho mọi thời đại luôn tưởn nhớ tới Ngài. Để đi đến lời kết cho bài viết này, tôi xin mượn lời của Mẹ Thiên Chúa:
 “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa.
Thần trí tôi hớn hở vui mừng,
Vì Thiên Chúa đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tì hèn mọn Ngài đoái thương nhìn tới
Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phuc…”
Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII xin cầu cho chúng con. Amen.
 Author: anonymous writer.

Friday, June 3, 2011

CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI CHỊ

Em khôn, cũng là em chị,
Chị dại, cũng là chị em.
Chị ơi- Khi em ngồi viết bài này, thì chị của em đã đi xa mất rồi (pass away). Nhưng trong tâm trí em vẫn luôn luôn hiện lên hình bóng một người Chị, đầy cảm phục và thân thương. Một người chị với thân hình nhỏ nhắn, tóc dài với cái trán hơi cao... Không biết Chị có hiểu được những nỗi lòng, tình cảm và cảm xúc của em không?
Chúng tôi được sinh ra trong một gia đình công giáo nghèo ở miền quê. Cha tôi là một giáo viên. Nhưng cha lại không phải là con người của những kỷ luật hay khuân phép. Mà ngược lại ông lại là một con người sống rất đạo đức, ôn hoà và đầy lòng khoan dung... Mặc dầu cũng không khỏi chánh được những lúc bực dọc và nóng nảy... Mẹ tôi là 1 nông dân thuần chủng.Tại sao tôi lai dùng cụm từ thuần chủng là bởi vì Mẹ là người rất đáng yêu, thật thà và chân chất quê mùa...nghĩa là có sao thì nói vậy không thêm, không bớt. Hơn nữa, Me tôi không phải là con người hoa mỹ và diêm dúa... Nhưng như theo bố tôi kể lại thì khi Mẹ thời con gái khoảng 19- 20 tuổi. Mẹ không là hoa hậu thì cũng là hoa khôi ở trong xóm làng.  Cha Mẹ tôi lấy nhau khi đó họ cũng còn rất trẻ. Cảm ơn Thượng đế đã se duyên cho tình yêu trong trắng nơi Cha Mẹ con. Và như một kết quả của tình yêu họ đã sinh được 6 người con: 3 trai và 3 gái.
Chị tôi là con gái cả trong gia đình chỉ sau anh trai, nên hầu như mọi chuyện trong gia đình là phải cậy dựa vào Chị. Với thân hình thật gày còm, và nhỏ bé. Nhưng đó không phải là sự giới hạn hay dàng buộc chị trong công việc đồng án hay chợ buá. Nhưng ngược lại, Chị lại luôn tỏ ra là con người của sự rẻo rai, cần cù về đồng áng và chịu đựng rất tốt...
Vì hoàn cảnh gia đình nà tôi nghèo và còn nhiều khó khăn. Nên Chị tôi luôn phải là người gánh chịu nhiều sự thiệt thòi. Ví dụ: Như về vấn đề học hành và sự quan tâm. Chị không được học hành nhiều như chúng tôi và cũng không được sự  quan tâm chăm sóc của Bố Mẹ và người thân nhiều. Hình như Chị chỉ biết đánh vần tên của mình chứ không biết ký hay viết văn gì cả … Nhưng chị lại rất giỏi về tính nhẩm và nhân chia cộng trừ... Khi còn rất nhỏ khoảng 7 hoặc 8 tuổi. Chị đã phải theo mẹ ra đồng, để làm bờ, làm phân, cấy, gặt vvv.. Nói tóm lại là: Chị tôi rất khổ và không có tuổi xuân xanh. Bởi vì thời gian  tuổi trẻ của chị đã cống hiến hết cho gia đình và các em...!
Thời gian cứ vậy trôi như là một giấc mơ cứ trôi và trôi đi mãi tưởng chừng không có mốc hoặc sự chờ đợi nơi chị tôi cho một tương lai. Nhưng hiểu sao được sự khôn ngoan củ đấng tạo hoá và ý định tài tình khéo sắp đặt của Ngài. Chị tôi cũng phải lên xe hoa vì sét cho cùng con người ở một mình thì không tốt. Với sự suy nghĩ như vậy và chi tôi đã quyết định chọn một người chồng cho mình và sau đó chị đã đi lấy chồng. Nhưng quả thực đây hình như không phải là sự xe duyên của thượng đế và đi ngược lại ý muốn của con người. Thời đó có một tràng thanh niên chạc tuổi 35 anh ta đã có vợ và một cô con gái. Chị đã đồng ý lấy anh nhưng chẳng hiểu sao ý thượng đế không cho cuộc hôn nhân này thành công, và chỉ trong thời gian ngắn hai người đã chia tay nhau. Và thời gian lai một lần nữa cứ vậy trôi, vài năm sau một cuộc tình mới xuất hiện. Lần này là 1 tràng thanh niên trẻ hơn Chị tôi khoảng 2 tuổi, hình dáng cũng được và có cái tài ăn nói tốt.  Như một định mệnh không có gì ngăn cản và cuộc hôn nhân đã diễn ra như dự định và được sự đồng ý của mọi người. Anh này thì nghèo. Tưởng lấy nhau về hai người sẽ tu trí làm ăn và sẽ có những đứa con. Đó có thể nói là giấc mơ của giản dị của Chi. Nhưng ngược lại sự thật lại cũng thật chớ trêu và không được như sự mong muốn của chị. Anh này thì có khả năng ăn nói nhưng lười biếng, bạc bẽo và chơi bời… Do vậy mọi trồng chất và khổ đau đều đổ lên đôi vai Chị tôi. Tôi còn nhớ rằng có một hôm Chị đi làm đồng về, lúc đó đã hơn 12 giờ trưa rồi mà chồng ở nhà không nấu cơm cho vợ vì mải đi chơi và không có tình thương đối với vợ…vậy là Chị chẳng còn cách nào khác đã sang nhà Mẹ để xin ăn. Đến nhà, Chị nói với một giọng nói của sự yếu ớt hỏi me: Mẹ ơi? Mẹ còn cơm không cho con ăn với? Mẹ tôi liền âu yếm trả lời còn cơm đấy con à! và Mẹ tôi nói tiếp nhưng hình như không còn gì ăn con ơi. Thật, tôi có thể hiểu và cảm thông được tận đái lòng Mẹ tôi là rất thương Chị. Nhưng thử hỏi Mẹ  phải làm gì đây? Sau đó Chị đi xuống bếp và bốc mấy cục cơm nguội với vừng khô và muối để ăn cho qua bữa trưa… Đây chỉ là một trong những ví dụ mà tôi muốn gợi ra thôi chứ còn biết bao nhiêu lần khác nữa. Những lúc ấy bản thân tôi cũng như mẹ rất là thương Chị.
  Sự thật đầy chớ trêu đã đến cho Chị tôi. Chị đã mắc phải căn bệnh đầy hiểm nghèo đó là bệnh ung thư gan (lung cancer). Trong suốt thời gian lâm bệnh của chị dường như tôi không có nhiều thời gian ở bên Chị được bởi vì, công việc học hành của tôi ở xa nhà. Măc dầu tôi hiểu rằng có ở bên chị cũng chẳng giúp được gì ngoài những lời nói truyện và động viên cho chị vui... và chỉ sau một thời gian ngắn chị tôi đã phải ra đi chỉ sau khoảng 6 tháng từ khi phát hiện ra bệnh ung thư. Sự ra đi của chị đã làm cho bao nhiêu người thương đau và luyến tiếc. Một là Chị còn rất trẻ. Thứ hai là Chi để lại cho chồng 2 người con còn qúa thơ dại...Hơn nữa, sự ra đi của chị cũng thực sự là một cú sét đánh đổ xuống gia đinh tôi.
Chị à! nếu để cho em viết về người Chị thật bất hạnh này, em thiết tưởng em sẽ viết rất dài. Nhưng thôi em xin kết với những dòng chữ như sau: "Chị ơi! em và mọi người trong gia, yêu và thương chị vô bờ và cũng rất biết ơn Chị đã cống hiến và hy sinh cho Gia Đình..." Em cầu xin Chúa là người thầy của lòng thương xót, mong Ngài sẽ không chấp nhặt những lỗi lầm của Chị khi còn sống. Nhưng sẽ thưởng công cho Chị trên thiên đàng là được nhìn thấy sự vui vẻ và hạnh phúc trước thiên nhan đấn tối cao. Em sẽ luôn luôn nhớ và cầu nguyện nhiều cho Chị. Một lần nữa cho em nói lên rằng. Em rất mến yêu Chị!
  Anonymous.