Virtual Catholic Library

Wednesday, June 30, 2010

Các môn đệ Chúa với quyền chức

 
Đối với mọi tín hữu, được làm con Chúa là một hạnh phúc cao quý. Nhưng không thiếu người coi hạnh phúc đó còn có thể thêm lên, nếu được làm con Chúa với chức nọ tước kia. Chức tước trong đạo là một trách nhiệm, nhưng nhiều khi cũng là một cơn cám dỗ. Địa vị là để phục vụ, nhưng nhiều khi cũng là những quyền lợi gợi nên thèm muốn.
Thực tế đó đã xảy ra từ rất lâu. Ngay khi Chúa Giêsu rao giảng về Nước Trời, một số người thân cận Người cũng đã nghĩ tới việc dành chỗ cao trong đó.
1/ Theo Chúa với suy tính về địa vị
Phúc Âm thánh Matthêu viết: “Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Chúa Giêsu, có các con bà đi theo. Bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà. Bà muốn gì? Bà thưa: Xin Thầy truyền cho hai con đây, một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong Nước Thầy. Đức Giêsu bảo: Các ngươi không biết các ngươi xin gì. Các ngươi có uống nổi chén đắng Thầy sắp uống không? Họ đáp: Thưa uống nổi. Đức Giêsu bảo: Chén của Thầy, các ngươi sẽ uống. Còn việc ngồn bên hữu bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho. Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được” (Mt 4,21).
Bà mẹ hai môn đệ này là người tốt. Bà vui lòng dâng con cho Chúa. Nhưng trong tâm tình dâng hiến, bà vẫn tưởng các con bà cũng nên có được những địa vị đặc biệt. Xem ra hai con bà cũng đã không nghĩ khác, nên đã cùng theo mẹ mình đến xin chỗ ngồi đặc biệt. Mà hai môn đệ này là những người đã được Chúa chọn và được Chúa gọi cách riêng (x. Mt 4,21).
Điều này chứng tỏ những người được Chúa gọi vẫn mang theo mình những tính tình, khuynh hướng nhân loại của mình. Ơn gọi không xoá đi con người cũ. Con người cũ được kêu gọi đổi mới. Việc đổi mới là một quá trình đào tạo. Đào tạo phải kiên trì, không lúc nào được coi là hoàn chỉnh.
Phúc Âm thánh Luca cho thấy sự yếu đuối về vấn đề địa vị là một sự kiện không riêng của ai, mà là của chung các môn đệ Chúa. Cả khi nghe Thầy mình sắp bị nạn, các môn đệ vẫn còn nghĩ đến chuyện ngồi trên ngồi dưới. Phúc Âm kể: “Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỹ những lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời...
Các ông chợt suy nghĩ tự hỏi xem ai là người lớn nhất trong các ông. Đức Giêsu biết điều các ông đang suy nghĩ trong lòng. Người liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy là đón tiếp chính Thầy, và ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ bé nhất trong tất cả anh em, thì kẻ đó là người lớn nhất” (Lc 9,44-48).
Đoạn Phúc Âm trên đây cho thấy: Tham vọng về địa vị là chung tập thể. Thời gian xảy ra tham vọng là vừa lúc nghe Thầy báo cuộc tử nạn đang tới. Tình tiết trên đây cho thấy khuynh hướng tìm địa vị nơi các môn đệ là rất mạnh.
Khuynh hướng tìm địa vị không hợp với ơn gọi. Nó lại rất nặng nề. Chúa đã thanh luyện các môn đệ cho khỏi khuynh hướng đó. Bằng cách nào?
2/ Chúa thanh luyện các môn đệ
Trước hết, Chúa từ chối đòi hỏi của khuynh hướng đó một cách dứt khoát. Người nói thẳng, nói rõ. Khi vừa thấy khuynh hướng đó nổi lên, Người liền dẹp ngay lập tức. Người không để mình bị những khuynh hướng xấu đó của các môn đệ gây áp lực với Người. Tính cách triệt để của Người đã giúp cho các môn đệ mau thức tỉnh.
Tiếp đến là những lời khuyên răn của Chúa. Để giúp các môn đệ hiểu bản chất người theo Chúa, Chúa đưa ra một số hình ảnh, như người uống chén đắng (Mt 20,20), như em bé khó nghèo (Lc 9,48), như người tôi tớ phục vụ (Lc 22,26). Những hình ảnh đó gợi lại lời cốt lõi Chúa hay nói với các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
Các môn đệ khó từ bỏ tham vọng địa vị, chức quyền. Biết thế, Chúa Giêsu thanh luyện họ không phải chỉ bằng thái độ và lời nói, mà còn bằng chính đời sống gương sáng của Người. Đời sống của Người được thánh Phaolô mô tả như sau: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết, chết trên thập giá” (Pl 2,6-8).
Sau cùng, để đào tạo và thanh luyện các môn đệ, Chúa Giêsu đã chia sẻ cho họ thân phận đau khổ của Người. Các môn đệ lần lượt được đón nhận vào mình cuộc thương khó của Chúa. Các ngài nhờ đó mới nhận ra rằng: Vinh quang của các ngài là được nên giống Thầy mình ở chỗ dâng mình làm của lễ cứu độ cho nhân loại trên thánh giá, chứ không phải ở chức này, địa vị nọ.
3/ Tình hình hiện nay
Xưa, địa vị chức quyền đã là cơn cám dỗ đối với các tông đồ Chúa. Nay, cơn cám dỗ ấy vẫn không ngừng hoạt động trong Hội Thánh, nơi mạnh nơi yếu.
Cơn cám dỗ ấy được thể hiện dưới nhiều hình thức. Như chức tước trong đạo được tâng bốc lên một thế giới thần thiêng, nắm đặc quyền đặc lợi. Tâng bốc nhiều khi quá mức. Rồi, như vận động, đấu tranh, thủ đoạn, giả hình để được lên chức. Như lợi dụng chức tước để tìm tư lợi. Có nơi ơn gọi trở thành bậc thang thăng tiến xã hội. Công bằng mà nói: chính cộng đoàn và xã hội cũng nhiều khi góp phần vào cơn cám dỗ.
Để bảo vệ Hội Thánh, Chúa không ngừng thanh luyện. Thanh luyện từ cơ chế, đến não trạng, thói quen của từng cá nhân. Thanh luyện nào cũng gây nên đau đớn.
Trong tiến tình Chúa thanh luyện, rất nhiều môn đệ Chúa đã cộng tác vào việc thanh luyện của Chúa. Nhờ vậy, họ trở nên giống hình ảnh Chúa Giêsu hiền lành, khiêm nhường, làm chứng cho Thiên Chúa giàu tình yêu thương xót. Cũng nhờ thanh luyện, Hội Thánh thắng được cơn cám dỗ muốn trở thành một quyền lực, nhưng an tâm với sứ vụ là dấu chỉ và là dụng cụ của tình xót thương Chúa cứu độ.

 
Gm Gioan B. Bùi Tuần

Saturday, June 12, 2010

ĐTC trả lời các câu hỏi của linh mục về đời sống độc thân và ơn thiên triệu

VATICAN,10/6/2010 (CNA/EWTN) - Các linh mục từ khắp thế giới đã tập trung tại một buổi canh thức cầu nguyện tại quảng trường thánh Phê-rô vào hôm thứ năm 10 tháng 6 vừa qua với Đức Giáo Hoàng Benedictô, Ngài đã trả lời các câu hỏi được các linh mục từ khắp mọi châu lục gửi tới.
Đức Giáo Hoàng đã nói về tầm quan trọng của việc cầu nguyện và bí tích thánh thể trong đời sống của các linh mục, ngài đã bảo vệ vai trò của đời sống độc thân và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tin tưởng rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội nhiều ơn thiên triệu.
Đức Thánh Cha nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân mỗi linh mục với Chúa Giê-su Ki-tô trước khi người đó ra đi và thực hiện trọn ơn gọi của mình.
Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện, việc mà Ngài gọi là "chuyên ngành của linh mục", nêu ra mẫu gương của Đức Ki-tô, người được trình bày trong các sách Tin Mừng đã dành toàn bộ cuộc đời của Ngài thi hành tác vụ linh mục. Đức Benedict XVI nói nếu ột linh mục thờ ơ lãnh đạm với sự chăm sóc chính linh hồn của mình, người đó sẽ không bao giờ có thể yêu mến người khác một cách trọn vẹn.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ các linh mục dành thời gian họ cần phải có để nuôi dưỡng chính linh hồn của họ thông qua cầu nguyện, ngài nói: "Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta để chúng ta có những quyết định đúng đắn nếu chúng ta kết hợp với ngài bằng cách năng cầu nguyện"
LINH MỤC VÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Đức Thánh Cha đã hướng sự chú ý về mẹ Teresa như là một gương mẫu của một "tình yêu vứt bỏ cả chính mình" nhằm đạt tới sự từ bỏ. Ngài đã nhắc lại làm thế nào mà sao ngài luôn đặt một nhà tạm tại trung tâm của mỗi cộng đoàn mới, theo cách đó ngài luôn giữ Thánh Thể như là trung tâm điểm của đời sống cộng đoàn.
Đức Thánh Cha nói: các linh mục phải sống Bí Tích Thánh Thể để nhắc nhở những ai hiện diện rằng "Bí tích Thánh Thể không phải là một sự đóng kín với phần còn lại của thế giới" nhưng hơn nữa, bí tích thánh thể mở ra cho những nhu cầu của thế giới.
LINH MỤC TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích các thần học gia "can đảm" hiện diện trong một thế giới mà nơi đang loại trừ Tin Mừng.
Rút ra từ sự phân biệt của thánh Bonaventura, ngài cảnh báo lại một" thần học của sự kiêu căng" cái mà chỉ làm cho Chúa đơn thuần chỉ là một đối tượng hơn là một chủ thể đang nói với chúng ta. Thay thế vào đó, Đức Giáo Hoàng nói, các linh mục phải tham gia vào trong một "thần học kích thích bởi tình yêu" cái mà tìm kiếm đối thoại với tình yêu và dẫn đến sự hiểu biết hơn về người mình yêu.
Ngài đã kêu gọi các linh mục có "can đảm đi xa hơn chủ nghĩa thực dụng" và được "khiêm tốn đủ để không chạy theo những mốt phù phiếm nhất thời" nhưng thay vào đó "sống theo đức tin tuyệt vời của Giáo Hội ở mọi thời điểm."
Ngài nói: "Phần lớn thực sự trong Giáo Hội là các vị thánh, chúng ta phải rút ra được những chất bổ dưỡng từ họ"
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng các tín hữu phải có "đức tin trong đời sống của Giáo Hội" trong khi đồng thời tập rèn những tư tưởng chủ đạo. Nhấn mạnh đến sự trung thành với Giáo Hội, ngài nói thêm rằng "Giáo Lý là tiêu chí mà qua đó chúng ta có thể đánh giá liệu một tư tưởng thần học được đưa ra là có được chấp nhận hay không."
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN CỦA LINH MỤC
Một câu hỏi đặt ra trực tiếp với Đức Giáo Hoàng về "ý nghĩa đích thực và sâu xa của đời sống độc thân của giáo sĩ"

Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu bằng cách nhấn mạnh nền tảng của chức linh mục là việc cử hành bí tích Thánh Thể.Đức Benedict nói "Đức Ki-tô đã lôi kéo chúng ta vào trong Ngài, cho phép chúng ta nói cho Ngài và với Ngài. Ngài là linh mục đích thực muôn đời,Vào lúc này đây Ngài hiện diện trong thế giới ngày hôm nay bởi vì Ngài kéo chúng ta vào trong Ngài."

Đời sống độc thân của linh mục phải được hiểu trong ánh sáng của sự thống nhất với Đức Ki-tô.

Ngài nói tiếp: Đời sống độc thân linh mục phải được hiểu trong ánh sáng của sự hiệp nhất với Đức Kio-tô. Ngài nói "chúng ta đang tiến về phía trước của sự sống lại," một cuộc sống nơi "chúng ta sẽ vượt ra ngoài đời sống hôn nhân"



Ngài giải thích, do đó "đời sống độc thân chỉ đơn giản là một cái nhìn trước, một sự cảm nếm trước, được thực hiện bởi ân sủng của Chúa, cái đã lôi kéo chúng ta lại với thế giới của những người sống lại và giúp chúng ta vượt qua chính bản thân mình." Trong một thế giới nơi người ta chỉ nghĩ về hiện tại và quên lãng tương lai và đời sống vĩnh cửu, Đức Giáo Hoàng lưu ý, đời sống độc thân của linh mục là một nhân chứng và nhắc nhở sống động về thực tại của thế giới này.



Đức Thánh Cha đã đi vào thảo luận cách thức mà đời sống độc thân của linh mục khác với xu hướng "thời thượng" của việc đơn giản là "không kết hôn". Trong khi lẩn tránh hôn nhân là dựa trên một sự từ chối cam kết ích kỉ, đời sống độc thân nghĩa là "nói chấp nhận cuối cùng," Ngài khẳng định. "nó là một hành động tin tưởng và trung thành". Theo cách này, "đời sống độc thân chấp nhận có với đời sống hôn nhân"



Đức Thánh Cha nhận xét: Thế giới không hiểu được điều này bởi vì trong một thế giới nơi không có một chỗ cho Chúa, "đời sống độc thân là một điều nhục nhã". Đức Giáo Hoàng khuyến khích các linh mục hãy để "sự ô nhục của niềm tin chúng ta" rọi chiếu cho cuộc sống của họ.

KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI LINH MỤC

Hãy hỏi các linh mục có thể làm gì để giúp " những thế hệ ơn gọi mới" Đức Giáo Hoàng cảnh báo chống lại cám dỗ biến ơn gọi linh mục chỉ là một công việc nhằm để thu hút một số lượng lớn hơn đến với chức linh mục.


Ngài đã nhắc lại câu chuyện Thánh Kinh về Vua Saul đã phải đợi hy lễ cần thiết trước khi bước vào trận chiến, nhưng khi Samuel không đến, ông đã cố gắng thực hiện hy sinh chính ông. Bởi vì Saul không phải là một tư tế, ông đã thực hiện một vai trò mà không đúng một cách hoàn toàn với ông.

Trong cùng một cách thức, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải nhớ rằng ơn gọi thiên triệu là ơn gọi xuất phát từ Chúa, chứ không phải là từ những việc làm của chúng ta. Ngài nói: "chúng ta phải tránh giành những thứ đó vào tay mình" tốt hơn, chúng ta nên "kiên trì cầu nguyện cho những ơn gọi thiên triệu" và chờ đợi với niềm tin tưởng và khiêm tốn Chúa sẽ đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta.


Đức Giáo Hoàng Benedict đã kêu gọi các linh mục sống chức linh mục của họ "trong một cách có sức thuyết phục" vì thế những người trẻ có thể nhìn thấy một gương mẫu của đời sống ơn gọi cách trọn vẹn. Ngài cũng đã khuyến khích các linh mục nói với các nam thanh niên và giúp họ tìm ra những môi trường nơi họ sẽ được bao bọc bởi đức tin và có thể mở lòng ra để đáp trả ơn gọi của họ.

Paul Minh Nhật

Saturday, June 5, 2010

An aniversary day of Corpus Christi College (6/6/1020)

Dear Dong


Thanks for showing me and my friend Ashley around today.


You are very blessed to be called by our Lord to serve him and to spread his words for the sake of our salvation. I pray that you will inspire and encourage many men to respond to their call for religious vocation.


I know you said that you have difficulties with working with young children and young adults because sometimes they can be tough to handle. Please offer up this difficulty to our Lord, and keep asking him to please help you overcome this. I hope that this difficulty will not discourage you to work with young people because they need you much more to get closer to our Lord. In fact, working with difficult people is an opportunity for us to use and prove how much love God has given us because we can bare such difficult people J

I have had a lot of difficulties in my life and I struggled all on my own. Would you believe my mother never wanted me since I was born, so my grandparents took care of me from day 1. I have only lived with my parents for 3 years in my whole life, between the age of 13 to 16, and then I was all alone afterwards. Despite my feeling of being rejected by my parents, I have been fortunate that my grandparents always reminded me the 10 commandments and most of all to Love both people who loves us and hates us. When I reflect upon my life, I realised that with every difficulty we face, we must always remember that God will always send us a Simon of Cyrene in our life, but only if we allow that Simon of Cyrene to help us carry our cross. I used to be very shy and stubborn at times that I refused help. But you know, Jesus did not refuse Simon’s help because Simon sincerely wanted to help. In my life, because I never had any parents helping me grow and develop, it was always my friends who helped me carry my cross in times of joy and sorrows. I have faced a lot of extremely difficult people in my life, and there were times that I just wanted to end my own life. However, as I got older, I learnt to surrender all my troubles and bad emotions to the Lord and ask Him to help me receive his love so that I can make him and his people happy. I ask the Lord to give me more strength to love him more when I face difficult people because the moment we can face and love those type of people that we really feel that wonderful divine grace given to us. Therefore, whenever you are around those little naughty children, just remember that it is an opportunity for you to really see how much love the Lord has placed in your heart, and then you will feel that true sense of joy no matter how difficult children can be. Maybe you may just develop great passion about guiding young people to know Jesus J

I always see that our sufferings and difficulties is nothing but a journey to help us find our passion. If you see a person who loves alcohol, drugs, and all the things that destroys the body and the soul, he or she will tell you that he or she has suffered so much in life and that is why he/she needs drugs/alcohol to numb the pain. But, if you find a person who has passion for doing good things for the Lord, who loves the church and gladly offers up everything that he or she does to the Lord, he or she will also tell you that she has suffered so much in life. Ask yourself, which passionate person would you admire? The majority would say the second because he or she has visible signs of peace and success in life. Therefore, our suffering is nothing but a journey to help us find our passion, but only do we find the passion of our hearts if we suffer with Christ alone. We need to have compassion before we find our passion just like how we’ve witnessed the passion of our Father through the compassion of his only son.

I have so many saintly role models, although I did love movie stars! I always ask the Lord to help me have the fraction of my saintly models. I don't think I can ever be as strong or as good as the saints. I do many silly things!!! Whenever I feel weak, I ask Jesus to bless me and inspire just like he has inspired my favourite saints. I ask Jesus to bless me with even the fraction of St Anthony of Padua’s talent to articulate, the tenacity of St Paul of Tarsus and St Pio, the humility of St Francis of Assisi, St Clare, the obedience of St Rita of Cascia, the sweetness of St Therese of Liseux and St Philomena, and the love of people that St Jude of Thaddeus, St Josemaria Escriva and Pope John Paul II. These saints and JPII are my role models because everything they did was inspired by Jesus. And of course, we must ask the Lord to give us strength each day to hold on to him and to love him because this is all we need to serve him and fight temptations that comes to us. I understand that living in a seminary can be difficult sometimes, but I hope that when you find yourself in such a situation that you will ask your saintly role models to pray for you, and that you will look up to them and remember that they have suffered greatly much more than what you might ever suffer but their spirit were at ease because they were suffering with our Lord Jesus. Please always remember Jesus when he was carrying the cross, and that our Father will always send you a Simon of Cyrene in your life to help you carry your cross/difficulties. Maybe one or two children in that class you visit can give you great joy, and they are your Simon of Cyrene in the midst of all the naughty little children J

God Bless You Dong, and I hope to see you soon again. I will always keep you and all of your fellow seminarians in my prayer that you may all love Jesus more and more. May you always seek to receive the Holy Spirit. I am sure that Mother Mary and St Joseph are always praying for you.

God Bless,
Mavi

Những câu chuyện về Chúa Ba Ngôi.

NHÌN THẦY THIÊN CHÚA


McCarthy

Suy Niệm 1. NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ THIÊN CHÚA

Có một câu chuyện ở Châu Phi về Thiên Chúa như sau. Một ngày nó lúc Thiên Chúa du hành qua các đại lục mênh mông, khi lên cao khi xuống thấp. Đặc biệt Thiên Chúa nhận thấy một bộ tộc đã đánh mất đức tin vào Người. Vì thế, Người hiện ra trong một cánh đồng nơi có bồn người làm việc, mỗi người một góc. Những người làm ruộng thấy Thiên Chúa đứng đó, giữa một cánh đồng, liền nhìn thật kỹ và rồi họ sấp mình thờ lạy Người.

Kế đó, Thiên Chúa biến mất nhưng vẫn theo dõi việc gì xảy ra sau đó. Bốn người nông dân chạy về ngôi làng của họ, tập họp dân làng và tuyên bố không còn nghi ngờ gì nữa: Thiên Chúa thật sự hiện hữu và chăm sóc họ khi Người ngự xuống viếng thăm họ. Vì vậy, tất cả mọi người phải bắt đầu thờ phụng Người một cách nghiêm chỉnh. Dân làng tiếp nhận tin tức với sự nồng nhiệt. Họ muốn biết những người ấy đã có thị kiến hay không. Thế nên một dân làng hỏi: “Thiên Chúa ăn mặc như thế nào?”.

“Người mặc một cái áo choàng đỏ”, người thứ nhất đáp.

“Không, Người mặc một cái áo choàng xanh lam”, người thứ hai đáp.

“Cả hai anh đều sai”, người thứ ba nói. “Đó là một áo choàng màu xanh lá cây”.

“Các anh điên rồi”, người thứ tư gào to. “Người mặc một cái áo choàng màu vàng”.

Và đến đây, họ bắt đầu cãi nhau. Hết cãi nhau lại đánh nhau. Sau cùng, họ khinh miệt nhau và thù ghét lẫn nhau, và phân chia ra thành bốn bè phái.

Với một chút suy nghĩ, họ có thể dễ dàng đạt đến sự nhất trí. Mỗi người chỉ được nhìn Thiên Chúa thoáng qua. Thay vì nhấn mạnh đến thị kiến toàn diện, họ nên thừa nhận mỗi người chỉ có được một phần thị kiến.

Nếu họ cởi mở đối với quan điểm của người khác thì cuối cùng họ có thể đạt được một hình ảnh rộng rãi hơn và phong phú hơn về Thiên Chúa.

Thiên Chúa cao cả hơn tất cả chúng ta. Chúng ta có thể không bao giờ hiểu đầy đủ về Thiên Chúa. Chúng ta đã phải vất vả để hiểu biết những sự vật trần gian. Vậy làm thế nào chúng ta có thể hiểu hết mọi việc trên trời? Chỉ có ơn khôn ngoan mới có thể giúp chúng ta biết những đường lối của Thiên Chúa. Người ta có thể biết những chân lý đức tin nhưng vẫn chưa biết Thiên Chúa.

Có một hình ảnh chính xác về Thiên Chúa là rất quan trọng. Nếu chúng ta có một hình ảnh sai lầm, mọi sự việc khác sẽ mù mờ. Làm thế nào chúng ta có thể cầu nguyện đúng đắn, hoặc có một quan hệ đúng đắn với Thiên Chúa, nếu chúng ta có một hình ảnh sai lầm hoặc không phù hợp với Người? Người Kitô hữu quan niệm đời sống là một lời đáp lại tình yêu Thiên Chúa.

Để nói Thiên Chúa giống với cái gì, tất cả chúng ta chỉ cần nhìn vào Đức Giêsu. Trong ngôn ngữ của Thánh Phaolô: “Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình”. Vậy Đức Giêsu giống cái gì? Trong tất cả những hình ảnh mà chúng ta có về Đức Giêsu, một hình ảnh đáng yêu nhất là người Mục Tử Nhân Từ. Chính Đức Giêsu đã dùng hình ảnh ấy. Đức Giêsu là Mục Tử Nhân Từ, đã thí mạng sống mình cho đàn chiên. Trong Đức Giêsu, chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta. Còn về Chúa Thánh Thần? Chúa Thánh Thần là dây liên kết yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, và giữa hai ngôi Cha và Con với chúng ta.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không phải để bàn cãi hoặc nghiên cứu mà để cầu nguyện và để sống. Người Kitô hữu sống trong thế giới của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thế giới ấy không phải là một nơi nào đó ở bên ngoài không gian. Nó cũng là thế giới của mỗi ngày. Như trong câu chuyện Châu Phi cho chúng ta thấy Thế giới mỗi ngày là nơi Thiên Chúa biểu lộ chính Ngài cho chúng ta.

Suy Niệm 2. Ý NGHĨA CỦA THIÊN CHÚA

Đức tin không phải là thứ tự kỷ ám thị. Đây là ân sủng của một sự gặp gỡ mầu nhiệm với một Đấng nào đó. Nó ở bên ngoài mọi lý lẽ và cảm xúc, nhưng lý lẽ và cảm xúc cũng có thể hiện diện. Chúng ta có thể hiểu Thiên Chúa bằng trí óc và bằng giác quan. Thật vậy bằng toàn bộ cong chúng ta. Chúng tôi không nói về một xác tín của trí tuệ, mà về một cảm thức về Thiên Chúa – một cảm giác. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời làm sao.

Nhà văn Ngài, Tolstoy kể lại câu chuyện một đêm kia, ông đang cầu nguyện Thiên Chúa trong giường ngủ của ông trước một ảnh Đức Bà Đồng Trinh của Hy Lạp. Ngọn đèn đêm đang cháy. Kế đó ông ra ngoài ban công. Đêm tối đen như mực, và bầu trời đầy sao – sao mờ, sao sáng, một đám sao hỗn độn. Có một vẻ lóng lánh trên bầu trời, và trên địa cầu có những bóng đêm và hình dáng những cây khô. Ông nói:

“Đó là một đêm kỳ diệu. Làm thế nào mà người ta không tin vào linh hồn bất tử khi người ta cảm thấy sự vĩ đại vô biên như thế trong bản thân mình? Tôi có thể chết. Và tôi nghe một tiếng nói trong nội tâm nói với tôi: Người đấy, ông hãy bái quỳ Người và thinh lặng”.

Người nào có cảm giác về Thiên Chúa và về sự hiện diện của Người trong đời sống, người ấy thật hạnh phúc. Đó là tài sản duy nhất đang có. Như một người đã nói: “Tôi không cần tin Ngài. Vấn đề đức tin không còn quan trọng nữa. Tôi biết chính điều ấy”.

Khi người ta biết một điều gì, thật sự biết một cách thâm sâu trong tâm hồn họ, người ta không cần biện luận hoặc chứng minh điều đó. Họ biết đúng điều đó và như thế là đủ. Đức tin thật sự là một ơn của Thiên Chúa. Người ta tin với tâm hồn dù không biết tại sao hoặc cũng không tìm kiếm sự hiểu biết. Một sự chắc chắn thân thiết đổ đầy tâm hồn người ta cũng đủ.

Khi chúng ta có một cảm thức về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới, chúng ta không còn cảm thấy lẻ loi cô độc trong thế giới. Chúng ta có thể nhìn thấy với sự thán phục và yêu thương mọi tạo vật như là công trình của một Đấng Nghệ Nhân là bạn của chúng ta.

Cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới là một phúc lành cao cả, nhưng cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta là một phúc lành còn cao cả hơn. Suốt đời, thánh Âu Tinh đã học theo điều đó. Ngài viết:

“Ôi Đấng Toàn Mỹ từ muôn đời cho đến muôn đời, con đã yêu Chúa chậm trễ, vâng, con đã yêu Chúa chậm trễ. Chúa ở bên trong con, nhưng con ở bên ngoài, và tìm kiếm Chúa ở bên ngoài ấy. Và thật vô duyên, con đắm chìm trong những sự vật khả ái mà Chúa đã tạo dựng. Chúa ở với con mà con không ở với Chúa. Những vật thụ tạo giữ con xa cách Chúa; tuy rằng nếu chúng không ở trong Chúa thì chúng sẽ không còn hiện hữu. Tại sao con lại cầu xin Chúa đến với con khi mà nếu Chúa không ở với con, con sẽ không còn hiện hữu”.

Chúng ta gặp Thiên Chúa không phải chỉ trong thế giới bên ngoài chúng ta nhưng trong thế giới bên trong chúng ta, và thấy rằng Người gần gũi chúng ta hơn là chúng ta vẫn nghi ngờ. Người tham dự vào chúng ta như lời Thánh Phaolô đã nói: “Chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28).

Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi dù không rõ ràng ở nơi nào. Người giống như một nhà viết tiểu sử mà công việc là kể lại câu chuyện trong lúc ông vẫn đứng ở hậu cảnh.

Đối với nhiều người, sự im lặng của Thiên Chúa là một vấn đề lớn. Nhưng “Một Thiên Chúa ồn ào và hiển nhiên sẽ là một bạo chúa áp bức, không an toàn thay vì là một sự động viên không giới hạn đối với bản chất yếu đuối và hay sợ sệt của chúng ta. Câu đáp lại của Người hoà nhập vào cuộc hành trình dài, gồm những sự kiện to lớn của đời sống, sâu thành chuỗi xuyên suốt mọi vật” (John Updike).

Thiên Chúa là Đấng duy nhất mà chúng ta quy phục nhưng không bị mất chính mình.

CÂU CHUYỆN KHÁC

Isaac Newton là một nhà toán học và khoa học vĩ đại của mọi thời. Tuy nhiên về cuối đời ông, ông nói về những thành tựu của mình:

“Tôi không biết tôi xuất hiện với thế giới như thế nào, nhưng đối với tôi, tôi giống như một cậu bé chơi đàn trên bãi biển và thỉnh thoảng thích thú vì tìm thấy một viên sỏi bóng loáng hơn hoặc một vỏ sò xinh đẹp hơn thường gặp, trong khi đại dương bao la của chân lý chưa khám phá vẫn còn trải ra trước mắt tôi”.

Cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa, thì chúng ta chỉ mới bắt đầu. Chúng ta vẫn chỉ là những đứa bé chơi đùa trên bãi biển. Mầu nhiệm tăng lên thay vì giảm bớt với mỗi khám phá mới.

Một số người muốn biết mọi sự, muốn giải thích mọi sự, muốn tháo gỡ mọi sự thành những sự kiện. Nhưng sống với mầu nhiệm là một điều lý thú. Albert Einstein đã nói: “Kinh nghiệm đẹp nhất chúng ta có thể có là kinh nghiệm về điều mầu nhiệm ”. cả khi có đức tin thì mầu nhiệm, bóng tối đều không thế biết vẫn còn. Chúng ta không thể thấy toàn bộ đời sống. Như lới Van Gogh đã nói: “Trên trần gian này, chúng ta chỉ nhìn thấy một nửa bán cầu”

Đức cha Kiệt chia sẻ

Hằng ngày chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần. Sáng vừa thức dậy đã làm dấu Thánh giá đọc kinh dâng mình cho Chúa. Ðến nhà thờ chúng ta làm dấu Thánh giá trước khi đọc kinh. Thánh lễ mở đầu bằng dấu Thánh giá long trọng. Kết lễ là dấu Thánh giá nhận phép lành cuối lễ. Ở nhà trước và sau khi ăn cơm ta đều làm dấu Thánh giá tạ ơn Chúa ban của ăn nuôi sống gia đình. Tối trước khi đi ngủ ta làm dấu thánh giá xin Chúa gìn giữ thân xác và linh hồn ta qua đêm bình an. Mỗi khi gặp nguy hiểm ta đều làm dấu Thánh giá xin Chúa cứu ta khỏi mọi sự dữ. Dấu Thánh giá đúng là dấu chỉ của người có đạo. Tuy làm dấu Thánh giá nhiều lần như thế, nhưng chúng ta có hiểu biết ý nghĩa của dấu Thánh giá không ? Dấu Thánh giá có ý nghĩa gì ?

Thưa, khi làm dấu Thánh giá với lời công thức “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Thiên chúa Ba ngôi. Mầu nhiệm Thiên chúa Ba ngôi không phải là một lý thuyết xa vời, nhưng là một thực tế ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa đến đời sống chúng ta.
Trước hết, khi vẽ dấu Thánh giá trên thân mình, ta nhớ đến công ơn Chúa Cha đã tạo dựng nên ta. Thân xác và nhất là linh hồn chúng ta không phải tự nhiên mà có. Cây có cội, nước có nguồn. Chính Chúa Cha đã tạo dựng nên ta, cho ta có linh hồn và xác, cho ta có mặt ở đời. Kỳ diệu hơn nữa, Chúa đã dựng nên ta giống hình ảnh Người. Việc này nói lên tình Chúa yêu thương ta thật vô biên. Yêu đến độ tạo dựng nên ta giống như Chúa. Việc này cũng làm ta được vô cùng vinh dự hơn muôn ngàn tạo vật. Vì ta được nâng lên hàng con cái Thiên chúa, ngang hàng với các bậc thần thánh. Cứ suy ngẫm điều này, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào vô cùng.

Thứ đến, khi vẽ dấu Thánh giá trên thân mình, ta nhớ đến công ơn Chúa Con đã cứu chuộc chúng ta. Việc Chúa Con cứu chuộc ta một lần nữa nói lên tình yêu thương vô biên của Thiên chúa. “Chúa Cha yêu thương ta đến nỗi đã ban Con Một của mình cho ta”. Thật là một tình yêu lớn lao không còn có thể yêu hơn được nữa. Chúa Cha yêu ta hơn cả Con Một chí ái của Người. Ðể Con Một của Người hi sinh xuống thế làm người chịu nạn chịu chết vì ta. Chúa Con yêu thương ta hơn cả bản thân Người. Vì yêu thương ta nên đã bằng lòng hiến mình chịu chết nhục nhã trên cây thập giá. Không còn tình yêu nào lớn lao hơn thế nữa. Ðúng như lời Người đã nói : “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh tính mạng cho bạn hữu”. Nhờ Thánh giá Chúa mà ta được cứu chuộc khỏi tội lỗi. Nhờ Thánh giá Chúa mà ta được khỏi chết để được vào nơi hằng sống với Chúa. Ðể ta được hạnh phúc, Chúa đã phải chịu khổ đau. Ðể ta được sống, Chúa đã phải chịu chết. Cứ suy ngẫm điều này ta sẽ thấy tình yêu Chúa lớn lao cao cả là dường nào.

Sau cùng, khi vẽ hình Thánh giá trên thân mình, ta nhớ đến thân xác ta là đền thờ Chúa Thánh Thần. Ðền thờ này rất cao trọng vì đã được chính tay Chúa Cha xây dựng nên. Ðền thờ này rất giá trị vì đã được tẩy rửa bằng Máu Chúa Con. Ðền thờ này rất đáng trân trọng vì đang được Chúa Thánh Thần tô điểm bằng tình yêu. Chúa Thánh Thần là tình yêu sẽ uốn nắn lòng ta cho biết yêu mến Chúa. Chúa Thánh Thần là tình yêu sẽ xua đuổi mọi thứ ghen ghét oán thù ra khỏi trái tim của ta. Chúa Thánh Thần là tình yêu sẽ hoán cải trái tim ta, cất đi trái tim chai đá, ban cho ta trái tim bằng thịt mềm mại biêt yêu thương.



Như thế, mỗi khi làm dấu Thánh giá, ta tuyên xưng mầu nhiệm Thiên chúa Ba ngôi. Như thế mỗi khi làm dấu Thánh giá, ta tuyên xưng tình yêu thương của Thiên chúa Ba ngôi. Như thế, mỗi khi làm dấu Thánh giá, ta quyết tâm sống xứng đáng với tình yêu của Thiên chúa Ba ngôi. Như thế, mỗi khi làm dấu Thánh giá, ta hiểu rằng tình yêu được minh chứng qua những đớn đau của Thánh giá.

Hiểu được như thế, ta sẽ thực sự biến dấu Thánh giá trở thành dấu chỉ của người tín hữu, người sống yêu thương. Hiểu như thế, ta sống mầu nhiệm Thiên chúa Ba ngôi trong cuộc đời.

Lạy Ba ngôi cực thánh, xin chúc lành cho con ‘Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Amen.

Wednesday, June 2, 2010

Cuộc Sống và những cách thức để sống.

10 ĐIỀU BẠN CẦN QUAN TÂM


LOI HAY-Y DEP

Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.

Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.

Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!

Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.

Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ. Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!

Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!

Lời hay ý đẹp
LOI HAY-Y DEP

-Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
-Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
-Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
-Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ
-Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
-Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
-Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty
-Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
-Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
-Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ
-Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
-Lễ vật lớn nhất của khoan dung
-Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
-An ủi lớn nhất của đời người là bố thí

KINH PHẬT

Danh ngôn về tình yêu

LOI HAY-Y DEP
* Hạnh phúc cũng như sức khoẻ : khi người ta không để ý đến nó, tức là đang có nó đó.

I .Tuoc ghe nhep
* Ít nói là nữ trang đẹp nhất của người con gái.

Ngạn ngữ Hà Lan
* Con người càng cao quý thì tình yêu của họ càng chung thuỷ.

R.Rô lang
* Xa cách đối với tình yêu như gió đối với lửa : nó thổi tắt ngọn lửa nhỏ nhưng thổi bùng ngọn lửa lớn.

R.Ra bu tin
* Tính cách của con người càng mạnh thì người đó càng thuỷ chung trong tình yêu.
* Hy vọng là chiếc đũa thần của tình yêu giúp vượt qua mọi trắc trở.

W.Shakespeare
* Người giàu tình cảm nhất là người chỉ có một tình yêu, nhưng đó là tình yêu không thay lòng. đổi dạ

Ô. Ban Zac
* Ðức tính quý nhất của người phụ nữ là sự dịu dàng.

Các Mác
* Vẻ đẹp đánh vào ánh mắt nhưng phẩm giá chinh phục tâm hồn.

Alexander Pope

* Ðẹp và được yêu, đó chỉ mới là đàn bà
Xấu mà biết cách làm cho mình đáng yêu, đó mới là công chúa.

J. Barbey Daurevily
* Nếu sợ mất lòng nhau thì không bao giờ yêu nhau.

Gustave Flaubert
* Ở đâu không có sự đối xử chân thật thì ở đó có một nửa không muốn nghe sự thật và một nửa sẵn sàng nói dối.
* Người ta có thể quyến rũ một trái tim bằng sự gian dối, nhưng người ta chỉ có thể chinh phục một trái tim bằng tấm lòng chân thật.

Krassovsky
* Tình yêu có thể an ủi đuợc tất cả, có thể an ủi ngay chính những ưu phiền mà nó gây ra.

P. Rochipedre
* Tình yêu và hạnh phúc như hình với bóng. Nếu biết bảo vệ tình yêu thì hạnh phúc sẽ thành sự thật, ngược lại nếu không biết bảo vệ tình yêu thì hạnh phúc sẽ là một ảo tuởng.

Pascal
* Muốn đạt được hạnh phúc trong gia đình, muốn có một người bạn đời lý tưởng, trước hết phải tự hỏi xem mình đã là mẫu người lý tưởng hay chưa ?

Lelend Fosterwood
* Người ta hay nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, nhưng mối tình cuối mới là mối tình bất diệt.

Jean Paul Sartine
* Tình yêu chân thật không phân biệt tuổi tác, điạ vị,danh vọng...Nó san bằng tất cả.

Lope De Vegas
* Trong gia đình, người nhiều quyền hạn nhất là người chồng, nhưng người vợ thật sự là người có nhiều uy quyền nhất.

Labruyère
* Mê say một người thì dễ . Yêu người đó mới khó.

Marcel Ayme
* Có vợ dù dữ dù hiền , bạn đều có lợi

_ Nếu vợ hiền, bạn sẽ là người đàn ông sung sướng
_ Nếu vợ dữ, bạn sẽ thành ... triết gia !

Bergson
* Lập gia đình tức là dịch bài thơ ra văn xuôi.

Bourgeat
* Trước khi hôn nhân hãy cố mà mở to mắt ra

Sau khi hôn nhân nếu có thể thì nên khép mắt lại.

Benjamin De Franklin
* Khi tìm bạn trăm năm, người đàn ông có 3 cái khó tìm
_ Một là người đẹp

_ Hai là người đoan trang
_ Ba là người chung tình

Honore De Balzac

* Cái khổ của người vợ là có một người chồng làm biếng

Cái khổ của người chồng là có vợ đua đòi.

George Brassen
* Khi còn là người yêu, đa số đàn ông thích người con gái khêu gợi và dễ dãi.Vì có khêu gợi thì người đàn ông mới thích nhìn, và có dễ dãi thì người đàn ông mới dễ chinh phục . Nhưng khi lấy vợ, người đàn ông thích người con gái đoan trang và đứng đắn. Vì đoan trang thì người đàn ông mới kính trọng và đứng đắn thì mới không lo sự dòm ngó của kẻ khác

André Chenier
* Tình yêu chân thật đòi hỏi chịu đựng nhiều gian lao và thử thách.

Thomas Campton
* Trong chuyện yêu đương không bao giờ đủ cũng như không lúc nào thừa .Dù có viết cho nhau hàng nghìn hàng vạn lá thư cũng không vơi đi được nỗi niềm thương nhớ đang chất chứa trong lòng hai người đang yêu nhau . Những lá thư tình chỉ giúp vơi đi phần nào nỗi thương nhớ mà không bao giờ trút cạn được niềm yêu thương

Napoléon. 1er

* Bên dưới cách ăn mặc chưng diện thường là một tâm hồn hời hợt, nông cạn.

MADAME DE SALM
* Trong trận tuyến ái tình, kẻ hay chạy trốn thường là kẻ chiến thắng nhiều nhất.

VOLTAIRE
* Yêu nhau tức là tôn trọng nhường nhịn nhau.

STAHL
* Muốn biết thế nào là yêu thì phải biết sống cho người mình yêu .Sống cho người mình yêu tức là yêu.

GODWIN

* Chết cho người mình yêu đã khó, sống cho người mình yêu còn khó hơn nhiều.
* Tình yêu thể hiện qua việc làm hơn là lời nói.
* Người trưởng thành "Anh yêu em nên anh muốn tất cả những gì thuộc về em". Người chưa trưởng thành "Anh cần 1 cái gì đó ở em nên anh yêu em".

Erich Promm
* Một phép lạ xảy ra cho những người đang yêu : càng cho đi nhiều thì càng có thêm nhiều.

Rainer Maria Rilke

* Tình yêu chân thật không có kết thúc có hậu vì tình yêu chân thật không có đoạn kết.
* Ðừng sống trọn đời với người có thể sống với.

Hãy sống với người mà không thể sống thiếu.
* Bạn có thể ngưỡng mộ sắc đẹp một cô gái, nhưng bạn chỉ có thể tôn trọng và yêu một cô gái vì tấm lòng.
* Trong toán học tình yêu, một cộng một là tất cả và hai trừ một là vô nghĩa.

Mignon Mclaughlin
* Tình yêu thật sự là tình yêu không điều kiện.

John Powell
* Tình yêu có thể làm được những điều không thể làm được nếu làm theo trái tim.
* Tình yêu không bao giờ có quá nhiều, vì tình yêu thì không bao giờ đủ cả.
* Chỉ có việc làm mới biến mơ ước thành sự thật.

* Ðối với thế gian, anh chỉ là 1 hạt cát. Nhưng đối với em, anh là biển rộng.
* Tình yêu giống như đồng hồ cát : khi lý trí trống rỗng thì trái tim tràn đầy.
* Không yêu vì đẹp. Chính vì yêu nên mới cảm thấy đẹp

John Donne

* Tình yêu đến từ con tim chứ không phải từ lý trí.
* Tình yêu là tình bạn và ước hẹn.

* Yêu ai đó sẽ làm bạn luôn mỉm cười dù không có điều gì buồn cười được nói ra.
* Không thua cuộc chỉ vì tỏ ra thương yêu .Thua chỉ vì giấu kín thương yêu.

* Yêu ai thật sự là không mong chờ điều gì. Nghĩa là chấp nhận trọn vẹn người đó.

Karen Casey

* Ðừng đi trước, anh không thể theo kịp. Ðừng đi sau, anh không thể thấy em. Hãy sóng đôi bên anh trọn đường đời .

George Fox
* Trái tim thấy được những gì cặp mắt không thể thấy và hiểu được những gì lý trí không thể hiểu.
* Ðừng trở thành mọt sách. Một chút tình yêu vẫn quý giá hơn 1 thư viện.

John Wesley
* Tình yêu dựa trên sắc đẹp sẽ mau chóng như sắc đẹp, lụi tàn.

John Donne
* Tình yêu vô vọng chỉ vô vọng trong cặp mắt những người không tin .

Jean Zheng
* Khoảng cách không là trở ngại mà là 1 chứng cứ đẹp nhất về sức mạnh tình yêu .

* Khi nào người ta còn yêu, người ta còn tha thứ lỗi lầm nhau.

LA.ROCHEFOUCAULD
* Cái khổ của người chồng là có vợ hay ghen. Cái khổ của người vợ là có chồng vui tính

J.JACQUE ROUSSEAU

* Người con gái đứng đắn và không chưng diện thường được để ý nhiều nhất

ALFONSE KARR

* Muốn giữ người yêu một cách hay tuyệt là làm sao cho chàng ghen một chút chút

Muốn mất người yêu một cách hay tuyệt là làm sao cho chàng ghen một chút chút thêm một chút chút nữa

MENCKEN

* Tình yêu chân chính luôn luôn trong sạch, nó nằm trong tim chứ không phải ở giác quan.

LACORDAIRE

* Người ta chưa thật sự yêu đương nếu như người ta không yêu luôn cả những cái xấu của người mình yêu

Danh Ngôn Tây Ban Nha

* Nếu là đá, hãy là đá nam châm, nếu là cây, hày là cây trinh nữ, nếu là người, xin hãy là người dâng hiến cho tình yêu .

VICTOR HUGO
* Trong tình yêu người ta khởi đầu bằng thuật hùng biện và kết thúc bằng triết học.

JACQUES DYSSORD

* Trong tình yêu có hai lòng chung thủy: thư nhất là do người ta không ngừng khám phá ra những điều thú vị mới mẽ nơi người mình yêu, thứ hai là do người ta tự thấy mình cao thượng khi sống với lòng chung thủỵ

LA ROCHEFOURCAULE
* Lý trí tìm kiếm nhưng chính con tim mới tìm thấy.

* Người phụ nữ đức hạnh đánh ghen bằng nước mắt.

John Gay

* Khi đối mặt, người phụ nữ nói to với người đàn ông mà nàng dửng dưng, nói khẽ khàng với người mà nàng bắt đầu yêu và giữ im lặng với người mà nàng yêu

Rochebrume
* Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim

G. Piet - Pháp
* Nguời ta thích lý sự với nhau về hạnh phúc, nhưng ít ai hiểu đuợc rằng hạnh phúc lớn nhất là hiểu đuợc nhau

K.Paustopki - Nga

* Không gì cao qúy hơn, không gì đáng kính hơn lòng chung thủy

Cicero
* Tình yêu cần sự mơ mộng cho cũng như lá phổi cần duỡng khí.
* Với đàn ông, sống và yêu riêng biệt

Với phụ nữ,yêu là cả cuộc đời.
* Thuợng đế tạo dựng nguời nam, thấy nó chưa đủ cô đơn, bèn cho nó một nguời nữ làm bạn đuờng để nó cảm thấy thấm thía nỗi cô đơn của mình hơn.
* Chúng ta hãy nhường phụ nữ đẹp cho những gã đàn ông nghèo trí tuởng tượng.

* Tình yêu, tin tửơng đem lại hạnh phúc, cách tốt nhất để giữ hạnh phúc là chấp nhận những gì mình có.

* Không yêu là không ghen. Ghen cũng chưa chắc là đã yêu .

* Nếu tình bạn cũng có lửa như tình yêu; có thể nói tình bạn phát sáng mà không phát nhiệt, trong khi đó tình yêu đốt cháy và tỏa sáng cùng một lúc.

Madeleine de Scudery
* Chỉ cần 3 giây để nói " Anh yêu Em ", 3 phút để trả lời " tại sao anh yêu em ? ", 3 giờ để mời em đi chơi riêng , 3 tuần để được nắm tay em, 3 tháng để được hôn em , 3 năm để xin cưới em và ...30 năm để chứng tỏ " Anh yêu Em mãi mãi "...

Đông Cảm Nghiệm Ơn Gọi.

Cảm nghiệm đời Tu.




“Tu là cõi phuc tình là dây oan,” Vậy đâu là ý nghĩa đích thực của đời tu?

Hạnh phúc thật trong đời tu trì, khi thánh Phêrô mạnh rạn đặt câu hỏi rất con người tới Thày của mình: “Chúng con bỏ mọi sự mà theo thầy, vậy chúng con sẽ được gì đây..” và sau đó là lời của Thiên Chúa toàn năng: “Thấy bảo thật anh em, bất cứ ai từ bỏ cha mẹ, anh chị em, người thân và cả mạng sống mình vì nước trời người đó sẽ được gấp trăm nagn lần ở đời này và đời sau…”

Quả vậy, chúng ta những người theo Chúa phải luôn thấy hạnh phúc đời tu khi chúng ta nhận ra mình không đơn lẻ, cô đơn, nhưng có Chúa luôn đồng hành, nhờ đó đời sống độc thân vì Nước Trời sẽ bớt cô đơn.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi thấy sự hiện diện của mình thật có ý nghĩa với cộng đoàn giáo xứ, nơi mình được sai đến phục vụ.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi chúng ta nhân danh Đức Giê-su để chúc lành, tha tội và thảo gỡ biết bao người bị tội lỗi ràng buộc.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi tìm về cho Chúa một con chiên lạc, khi củng cố đức tin một người đang chao đảo mất hy vọng trong cuộc sống.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi góp phần gắn kết những mâu thuẫn chia lìa giữa những cá nhân hoặc những dòng họ trong Giáo xứ.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi thấy một cộng đoàn đông đảo được hồi sinh và nuôi dưỡng nhờ những hy sinh phục vụ của mình.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi chúng ta thấy mọi người cảm nhận được tình yêu và sự hy sinh của chúng ta đã và đang giành cho họ.

Chúng ta cảm thấy hạnh phúc đời tu, khi chúng ta được phục vụ mọi người không phân biệt tôn giáo. Bởi vì Chúa Giêsu nói “tôi đến để phục vụ , chứ không phải để được phục vụ.” do vây chúng ta nhưng người theo Chua hơn ai hết phải cố gắng triệt để để thực hiện lời dậy đó của Chúa.Chúng ta cảm thấy hạnh phúc, khi chúng ta đang được Chúa giao phó cho mình để công bố tình yêu thương và lời hằng sống của Ngài : “ai tin vao thầy sẽ không phải chết, nhưng có sự sống đời đời.” lời Chúa nói với Martha và Maria.



Trần Châu Đông.



SỐNG HẠNH PHÚC ƠN GỌI LINH MỤC


Nếu tôi có thể quả quyết một điều gì đó thì tôi xin quả quyết rằng:

- Tôi đang đi trên con đường Chúa muốn tôi đi!

Ơn gọi Linh Mục của tôi xuất phát từ một cuộc tĩnh tâm, qua đó tôi được gặp gỡ THIÊN CHÚA. Và cuộc gặp gỡ để lại nơi tôi một niềm hạnh phúc bao la. Thế nhưng, từ cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ấy đến quyết định chọn cuộc sống Linh Mục, là con đường dài. Bởi lẽ thời gian trôi qua tính đến 10 năm trời. Sau đó tôi chính thức xin Đức Giám Mục cho tôi gia nhập Đại Chủng Viện.
Trong thời gian 10 năm này, tôi cứ do dự đợi chờ một dấu hiệu tỏ tường THIÊN CHÚA gởi đến để minh chứng Ngài gọi tôi. Thế nhưng dấu hiệu lại không đến. Đúng ra THIÊN CHÚA muốn tôi làm một chọn lựa hoàn toàn tự do. Sau cùng tôi cũng nhận ra tiếng gọi thâm trầm nhất của THIÊN CHÚA.

Lúc ấy tôi là phi công khu-trục thuộc về ngành Không Quân của quân lực Pháp. Đúng là nghề khác thường đáng mơ ước! Thế nhưng tôi không có cảm tưởng mình đã bỏ lỡ một giấc mộng đẹp, bởi vì tôi đã chọn lựa một cái gì cao cả hơn. Tôi đã chọn Tình Yêu THIÊN CHÚA trao ban cho tôi hạnh phúc.



Niềm xác tín tôi đang đi đúng con đường THIÊN CHÚA muốn tôi đi thật ra đến từ nhận xét của các con chiên bổn đạo của tôi. Họ ngạc nhiên nói với tôi:

- Chúng con thấy rõ Cha hạnh phúc trong thiên chức Linh Mục!
Tính tôi hơi thiếu tự tin nên tôi cần sự khích lệ của những người sống chung quanh. Chỉ có một điều khiến tôi an tâm tiến bước, đó là:

- Trên con đường tôi chọn, THIÊN CHÚA luôn luôn ở cùng tôi.

Bên trên niềm hạnh phúc chính yếu ấy, còn có cái thực tại của cuộc sống thường ngày. Thế là có khi hạnh phúc tràn đầy nhưng cũng có lúc không thiếu khó khăn! Khi ấy hạnh phúc trở thành một điều chờ mong hay như là một điều chắc chắn bị che mờ.

Một trong những khó khăn tôi gặp phải trong cuộc sống của một Cha Sở là: việc phân chia đúng đắn và quân bình thời khóa biểu. Đôi lúc tôi cảm thấy lúng túng khi phải phân định cái gì phải làm trước, cái gì phải làm sau. Và đôi lúc tôi cũng không biết phải ”từ chối” như thế nào. Bởi vì, tôi cũng phải dành riêng thời giờ cho cuộc sống thiêng liêng của tôi.



Thỉnh thoảng tôi cảm thấy có quá nhiều công việc phải làm và không thể nào đáp ứng mọi đòi hỏi đối với một Cha Sở. Nhưng tôi cũng cảm thấy an ủi, bởi vì không phải chỉ riêng tôi, mà có nhiều Cha Sở khác cũng gặp khó khăn như tôi. Đặc biệt tôi cảm thấy bất lực khi đứng trước các nỗi thống khổ đau thương của người khác. Trong những trường hợp ấy, tôi chỉ biết tỏ ra thông cảm và im lặng chia sẻ nỗi buồn.



Tôi là một Cha Sở miền quê. Chính tôi lựa chọn khung cảnh đồng nội. Bởi lẽ tôi sinh ra và lớn lên nơi thành phố. Giờ đây tôi tận hưởng bầu khí trong lành của miền thôn dã. Thêm vào đó, xứ đạo miền quê mang dáng dấp thân mật của một bầu khí gia đình, dẫu rằng, con số tín hữu thực hành đạo rất thấp. Đây là một âu lo rất lớn cho Giáo Hội Công Giáo tại Pháp. Giáo Hội cần phải tái truyền giáo cho chính con chiên bổn đạo của mình và rộng mở tiếp đón mọi người. Điều này tạo cho tôi cơ hội tiếp xúc với những người sống chung quanh.



Chính cộng đoàn xứ đạo cống hiến ý nghĩa đích thực cho cuộc đời Linh Mục. Cho dầu tôi có trốn ẩn nơi đâu đi nữa, hoặc chỉ là Cha Sở trong một thời gian ngắn, thì vẫn không sao hết, bởi vì, cộng đoàn xứ đạo thân yêu luôn luôn là điểm tựa cho chính ”chủ thể” Linh Mục của tôi!



Chứng từ của Cha Philippe Demoures Cha Sở giáo xứ Saint-Jacques-du-Causse thuộc giáo phận Bergerac bên nước Pháp.



... ”Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen. Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm, kính mừng Ngài, gảy muôn cung đàn sắt. Nào dâng Chúa một khúc tân ca, rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng. Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hòa mặt đất. Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú .. Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Ngài chọn làm gia nghiệp. Từ Trời cao nhìn xuống, Chúa thấy hết mọi người. Từ thiên cung Chúa ngự, Chúa dõi theo người thế. Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên, việc họ làm, Chúa thông suốt cả” (Thánh Vịnh 33(32),1-6/12-15).





Tự Do, Chọn Lựa & Cuộc Sống



Đời người là một hành trình mà trên đó gắn liền với những chuỗi chọn lựa và kinh nghiệm. Nếu đã có những chọn lựa thì ắt đã có những cơ hội và sự tự do để những chọn lựa trở thành cái gì đó của riêng từng người.

Bước đi trên hành trình cuộc đời là bước đi trên những biến cố mà bạn đã trải nghiệm và sẽ trải nghiệm. Có những trải nghiệm xuất phát từ những chọn lựa cá nhân; tuy nhiên, cũng có những trải nghiệm mang màu sắc ngoại cảnh hay sự biến đổi tất yếu của thế giới và vũ trụ trong đó con người hiện hữu. Vậy, sống là chịu tác động và tạo nên những tác động, và vì thế, chọn lựa là một yếu tố quan trọng để có thể bước đi một cách đúng đắn và tốt đẹp trên hành trình cuộc đời. Nói tóm lại, chọn lựa ảnh hưởng đến toàn bộ việc tôi là gì, cả trong hiện tại lẫn tương lai.



Trong đời sống đức tin, chọn lựa đóng một vai trò hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương quan giữa cá nhân với Thiên Chúa và tương quan giữa con người với nhau. Chọn lựa hình thành nên chính cái ta là và ta sẽ là. Do đó, chọn lựa không hoàn toàn mang tính một chiều, nhưng hơn thế nữa, nó còn mang tính hỗ tương và “lệ thuộc”. Ví dụ, khi tôi chọn đời sống thánh hiến làm linh mục là tôi tự đặt mình trong tương quan với Thiên Chúa, và chính quyết định này của tôi tác động lên tương quan giữa tôi với người khác. Và Thiên Chúa, với tư cách là đối tượng của sự lựa chọn của tôi, quyết định đến động lực và chất lượng của công việc tôi làm với tư cách là một linh mục, và từ đó nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Như thế, điều tôi chọn lựa luôn luôn chịu tác động bởi hai yếu tố: chủ quan và khách quan, nội tại lẫn ngoại tại.

Ở một khía cạnh khác của đức tin, sự chọn lựa ban đầu lại khởi đi từ Thiên Chúa; Người luôn đi bước trước: Chính Thiên Chúa đưa ra lời mời gọi để rồi tôi chọn lựa và đáp lại lời mời gọi của Người. Như vậy, đời người là một chuỗi liên tiếp các chọn lựa để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa; hay nói cách khác, đó là một sự lựa chọn triền miên ngõ hầu thánh ý Thiên Chúa được thực hiện trên từng quyết định của mỗi người. Thiên Chúa gọi tôi vì Người yêu thương tôi, vì muốn tôi trở nên người bạn của Người. Nhưng trên hết Người muốn tôi chia sẻ sự sống mà chính Người là: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga14:6).

Như thế sự chọn lựa của tôi mang tính lệ thuộc nhưng lại không trở thành nô lệ, và hơn thế nữa, nó làm cho sự tự do của tôi trở nên tròn đầy và hoàn hảo hơn. Khi tôi chọn Chúa là cùng đích và là gia tài của đời tôi, tôi trở nên người hơn và tôi cũng trở nên giống Chúa hơn, vì Thiên Chúa đã tạo dựng tôi theo hình ảnh và họa ảnh của Người. Trở nên giống Chúa chính là trở nên một thụ tạo biết yêu thương và cảm nhận được sự yêu thương của Thiên Chúa, như chính Thiên Chúa là tình yêu (cf. 1 Ga 4:8).

Cuối cùng, trong chọn lựa luôn luôn hàm chứa sự từ bỏ. Nếu không phải từ bỏ thì tôi đâu phải chọn lựa và giá trị của những quyết định của tôi đâu có ý nghĩa, đơn giản chỉ vì khi đó tôi chưa nhận ra được đâu là những giá trị đích thật. Như thế chọn lựa là biết đánh đổi cái này để nhận lãnh được cái khác, bỏ đi cái ít giá trị hơn để đổi lấy cái lớn lao và có giá trị hơn. Tuy nhiên, rất thường tình, chính cái có giá trị lại là cái tiềm ẩn, khó có thể nhận ra bằng những cảm nghiệm thông thường, hoặc khó có thể đo lường được bằng những khả năng giác quan hay phương pháp khoa học. Do đó người ta thường hay đánh mất nó hoặc chỉ đi tìm những cái thực tế, cái kém giá trị hơn….



Tóm lại, sống là chọn lựa và chọn lựa là để sống. Sự chọn lựa hàm chứa sự tự do và chỉ khi có tự do thực sự con người mới đích thực là người, mới là thụ tạo độc đáo và siêu việt. Tuy nhiên, sự tự do có thể dẫn con người đến những chọn lựa lệch lạc để rồi gây nguy hại cho sự sống; hay ở mức độ trầm trọng hơn, nó có thể giết chết sự sống. Nhưng trái lại, chính nhờ sự tự do mà con người mới là thụ tạo được yêu và có khả năng yêu thương, và chỉ trong tình yêu con người mới thực sự hiện hữu.

Thiên An, ngày 18/5/2010

Phêrô Trần Văn Thanh